Hồ bơi thường là nơi yêu thích của trẻ nhỏ vì ở đây trẻ có thể vẫy vùng, đùa nghịch với nước, đặc biệt là vào những ngày nóng. Thế nhưng, vệ sinh ở hồ bơi chưa hẳn tốt. Do đó, hiểm họa từ hồ bơi có thể gây hại cho con của bạn.
Bạn đang đọc: Hiểm họa từ hồ bơi có thể khiến trẻ mắc bệnh nguy hiểm
Bạn thường nghi ngại về vệ sinh ở những nơi công cộng, nhất là nhà vệ sinh. Tuy nhiên, bạn có quan tâm đến vấn đề vệ sinh ở bể bơi không? Nếu bạn vẫn vô tư cho trẻ đi bơi mà không quan tâm đến chất lượng nước hồ bơi thì câu chuyện dưới đây sẽ khiến bạn phải suy nghĩ lại.
Nội Dung
Mối nguy hiểm tiềm ẩn từ hồ bơi mà bạn cần cảnh giác
Gần đây, Ira Tarina Ochan, một người mẹ ở Indonesia đã thật sự hoảng loạn khi phát hiện con trai mình bị tiêu chảy ra máu sau khi đi bơi về. Cô đã lên tiếng cảnh báo với nhiều ba mẹ khác về những nguy hiểm tiềm tàng của hồ bơi, bao gồm những ký sinh trùng gây hại cho cơ thể.
Ira đã cho con đi bơi tại một hồ gần nhà trong suốt kỳ nghỉ lễ của họ. Tuy nhiên, tai họa đã ập đến bất ngờ với con của họ. Sau khi bơi về vài giờ, bé bắt đầu đi tiêu lỏng thường xuyên hơn kèm theo máu trong phân. Cô đã đưa bé đi khám ngay lập tức.
3 ngày trôi qua, tình trạng của cậu bé chưa cải thiện. Vì thế, Ira đưa con đến bệnh viện nhi gần nhà, bác sĩ nghi ngờ cậu bé bị nhiễm giun ở hậu môn, nhưng hậu môn lại chỉ đỏ nhẹ, có thể do đi cầu nhiều lần chứ không có bất kỳ tổn thương nào được ghi nhận.
Một tuần sau, tình trạng bé vẫn không cải thiện, phân bé có nhiều máu đỏ tươi hơn làm Ira càng rơi vào tuyệt vọng. Nước mắt người mẹ cứ chảy dài và đau đớn khi chứng kiến cảnh con mình đi cầu ra máu mà không cải thiện.
Nguyên nhân gây bệnh của bé khiến bà mẹ sợ hãi
Nhiều suy nghĩ tiêu cực xuất hiện, bà mẹ lo lắng liệu điều gì sẽ diễn ra tiếp theo và nguyên nhân gì khiến con mình bị bệnh như thế? Gia đình cô quyết định đưa bé đến khám tại bệnh viện khác. Cô đã giải thích tình trạng bệnh của con cho bác sĩ. Bé được bác sĩ cho làm xét nghiệm phân để có chẩn đoán chính xác nhất.
Ngày hôm sau, lúc bác sĩ giải thích kết quả xét nghiệm cho gia đình, cả cô và chồng đều bị sốc khi nghe kết quả. Bác sĩ cho biết con của cô đã bị nhiễm một loại trùng amip. Loại amip này tấn công ruột của bé, gây thương tổn và khiến bé đi cầu ra máu.
Cô đã hỏi bác sĩ loại amip mà bé bị nhiễm là gì và bị nhiễm từ đâu. Cô cảm thấy lạnh cả người khi biết rằng loại amip này có thể từ nước hồ bơi khi con cô vô tình uống vào. Một điều đáng mừng là con của Ira đã hồi phục hoàn toàn sau khi được chữa trị và đã trở lại bình thường.
Amip có thật sự gây đi cầu ra máu?
Tìm hiểu thêm: Đến tháng đau đầu phải làm sao? 10 cách trị đau đầu khi hành kinh
>>>>>Xem thêm: Trẻ 3 tháng tuổi bị rụng tóc có đáng lo không?
Sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi và đưa ra nhận xét, con của Ira đã bị nhiễm một loại amip, có tên khoa học là Entamoeba histolytica, loại ký sinh trùng có thể gây tổn thương ruột cũng như các cơ quan khác ngoài hệ tiêu hóa của trẻ.
Khi bị nhiễm amip này, trẻ có thể biểu hiện các triệu chứng như đau bụng, đi cầu ra máu hay tiêu chảy, buồn nôn, nôn ói và nhiều triệu chứng của hệ tiêu hóa khác.
Trẻ bị nhiễm amip như thế nào?
Hầu hết trẻ đều bị nhiễm amip qua đường ăn uống từ những nguồn thức ăn nhiễm ký sinh trùng này. Nước hồ cũng có thể chứa ký sinh trùng này. Nếu nuốt phải nước hồ, trẻ sẽ nhiễm amip.
Ký sinh trùng Entamoeba histolitica khá phổ biến, thường sống trong ruột của cơ thể người nhưng không gây triệu chứng gì. Tuy nhiên, thỉnh thoảng, amip này có thể ăn xuyên qua thành ruột, gây tổn thương và khiến trẻ đi tiêu ra máu.
Nhiễm amip là một bệnh lây lan. Sống trong môi trường ô nhiễm là một nguy cơ lây nhiễm của căn bệnh này. Một phương thức lây truyền khác là qua tiếp xúc thân thể, như bắt tay với người bị nhiễm bệnh chẳng hạn.
Bạn nên đảm bảo con sẽ rửa tay sạch sẽ trước khi ăn cơm, sau khi chơi hay nắm tay với người khác. Không may chính là hiện nay không có vắc xin hay biện pháp nào để phòng ngừa nhiễm amip cả. Tuy nhiên, bạn có thể hạn chế sự tiến triển của bệnh bằng cách đưa trẻ đến bệnh viện sớm và điều trị kịp thời. Đồng thời, bạn cũng nên biết cách ngăn ngừa và bảo vệ con khỏi bị nhiễm amip khi đi bơi nữa.
Bí quyết để ba mẹ có thể bảo vệ con từ mối nguy hiểm của hồ bơi
Bạn có thể sẽ lo lắng sau khi nghe câu chuyện trên và ngăn con không đi bơi nữa. Điều này là không nên vì bơi lội là một hoạt động tốt cho sức khỏe và sự phát triển thể chất của bé. Vì vậy, bạn hãy nắm giữ những bí quyết sau để giúp con ngăn ngừa những nguy hiểm tiềm ẩn hay các loại vi sinh vật từ hồ bơi nhé.
- Kiểm tra chất lượng vệ sinh của hồ bơi. Bạn nên đảm bảo rằng hồ bơi mà bạn muốn dẫn con đến bơi thường xuyên được dọn sạch. Nếu biết lịch tẩy rửa và thay nước hồ, bạn nên cho bé bơi sau khi hồ được vệ sinh.
- Dạy cho con biết cách không nuốt nước hồ khi bơi. Giải thích cho con về các mối nguy hại và căn bệnh có thể mắc phải khi bé uống nước hồ bơi.
- Đảm bảo khi cho con đi bơi, con phải khỏe mạnh vì cơ thể yếu ớt sẽ khiến bé dễ bị nhiễm bệnh hơn.
- Cho con tắm lại với nước và lau khô bằng khăn sạch ngay sau khi cho bé rời hồ bơi.
Hy vọng rằng với những kinh nghiệm và lời khuyên trên, bạn và con vẫn có thể dành thời gian vui đùa bên nhau tại các bể bơi, đồng thời bạn có thể bảo vệ con mình khỏi những vi sinh vật gây nguy hiểm đến sức khỏe nhé.