Hiến máu có tốt không? 5 lợi ích, 5 rủi ro và lời khuyên khi hiến máu

Hiến máu có tốt không? 5 lợi ích, 5 rủi ro và lời khuyên khi hiến máu

Hiến máu có tốt không? 5 lợi ích, 5 rủi ro và lời khuyên khi hiến máu

Bạn băn khoăn liệu đi hiến máu có tốt không, có nên hiến máu không? Thực tế, đây không chỉ là một nghĩa cử cao đẹp đối với người nhận mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người hiến nữa đấy!

Bạn đang đọc: Hiến máu có tốt không? 5 lợi ích, 5 rủi ro và lời khuyên khi hiến máu

Bên cạnh niềm vui được giúp đỡ mọi người, bạn còn có thể nhận được nhiều lợi ích từ việc hiến máu. Hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu rõ hơn nhé.

Hiến máu có tốt không? Lợi ích của việc hiến máu

1. Máu lưu thông tốt hơn

Hiến máu thường xuyên có thể giảm độ nhớt của máu, cải thiện dòng máu lưu thông, giảm tổn thương thành mạch máu và tắc nghẽn động mạch. Vì thế mà theo số liệu về dịch tễ học ở Mỹ, những người hiến máu ít có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hơn 88%.

Dù nghiên cứu không chứng minh được mối quan hệ giữa lưu thông máu tốt và sức khỏe lâu dài, song những người hiến máu lại có tỷ lệ nhập viện thấp hơn và thời gian nằm viện ngắn hơn.

2. Bạn được khám sức khỏe miễn phí

Trước khi hiến máu, bạn sẽ được thăm khám toàn diện như đo nhiệt độ, huyết áp, mạch đập và nồng độ hemoglobin trong máu. Bên cạnh đó, máu sau khi bạn hiến sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm và kiểm tra xem bạn có mắc 13 bệnh nhiễm trùng như HIV, viêm gan siêu vi B, C…

Hiến máu có tốt không thì chắc chắn là có. Nếu phát hiện bất thường trong máu, bạn sẽ được thông báo ngay lập tức. Việc kiểm tra định kỳ giúp bạn kịp thời phát hiện các nguy cơ mắc bệnh để điều trị sớm hơn. Đây là lợi ích hiến máu vô cùng giá trị đối với sức khỏe của bạn.

3. Bạn có thể sống lâu hơn

Làm việc thiện là một trong những cách tốt để bạn sống lâu hơn. Một nghiên cứu về sức khỏe tâm thần đã ghi nhận được những người tình nguyện làm việc thiện và giàu lòng vị tha giảm nguy cơ tử vong và sống lâu hơn 4 năm so với những người chỉ biết lo cho bản thân.

4. Giảm cân

Ngoài ra, có câu hỏi được đặt ra là hiến máu có tăng cân không? Câu trả lời là có thể, vì sau khi hiến máu, cơ thể huy động năng lượng, nguyên liệu để tái tạo lượng máu mới nên dễ khiến bạn ăn ngon miệng và ngủ ngon giấc hơn. Thế nhưng, bạn biết không, với mỗi 450ml máu trao tặng, bạn đã tiêu thụ đi 650 calo. Vì vậy, nếu kiểm soát tốt việc ăn uống sau hiến máu, bạn có thể giảm được cân mà vẫn bồi bổ tốt cho cơ thể.

5. Giảm nguy cơ ung thư

Giảm tải một lượng máu có nghĩa là giảm lượng sắt dự trữ trong cơ thể. Sắt có liên quan đến ung thư gây ra các gốc tự do. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ đã theo dõi hai nhóm nam giới trong 4 năm rưỡi. Nhóm hiến máu một vài lần trong năm đã giảm mức độ sắt và do đó giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư so với nhóm không hiến tặng.

Dấu hiệu thường gặp sau khi hiến máu

Rõ ràng hiến máu có tốt không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, việc hiến máu cũng có những phản ứng phụ có thể xảy ra mà bạn nên lưu ý.

Hiến máu có tốt không? 5 lợi ích, 5 rủi ro và lời khuyên khi hiến máu

1. Có vết bầm

Khi hiến máu, bạn sẽ ngồi hoặc nằm trên ghế dựa, tay bạn sẽ được đặt trên bàn hay tay vịn ghế bên cạnh. Kỹ thuật viên lấy máu sẽ buộc garô quanh tay bạn để giữ nhiều máu hơn trong tĩnh mạch.

Sau khi sát trùng vùng da dưới khuỷu tay, kỹ thuật viên sẽ đưa một cây kim đã tiệt trùng vào tĩnh mạch của bạn. Kim sẽ lấy và dẫn máu bạn qua ống plastic rồi đến túi trữ máu. Kim sẽ được cố định vào tay bạn trong khoảng 10 phút hay đến khi lượng máu cần lấy đã đủ.

Khi kim đâm vào tĩnh mạch thường sẽ khiến bạn có vết bầm xung quanh chỗ kim đâm. Nhưng bạn đừng lo lắng vì đây là hiện tượng bình thường và xảy ra hầu hết với mọi người hiến máu. Vết bầm ban đầu sẽ là màu tím hay đỏ rồi từ từ sẽ chuyển thành vàng xanh rồi tự biến mất.

2. Hiến máu có tốt không khi tiềm ẩn nguy cơ chảy máu?

Sau khi bạn đã hiến máu, kỹ thuật viên sẽ lấy kim ra khỏi tĩnh mạch và dán băng cá nhân tại nơi tiêm. Họ có thể băng cả cánh tay của bạn để ngăn dòng máu chảy. Bạn nên giữ nguyên như thế ít nhất là 4 hay 5 tiếng để máu có thể ngưng chảy.

Thỉnh thoảng máu vẫn tiếp tục chảy sau khi đã băng sau vài giờ, trường hợp này bạn nên ép mạch máu tại nơi kim đâm và nâng cánh tay lên cao trong 3 đến 5 phút. Nếu máu vẫn không ngừng chảy, bạn nên đến khám bác sĩ ngay.

3. Buồn nôn

Sau khi hiến máu, bạn sẽ được quan sát trong 15 phút trước khi ra về. Tại đó, bạn sẽ được nghỉ ngơi, uống nước hay nước trái cây và ăn nhẹ.

Ăn uống và nghỉ ngơi sẽ giúp bạn giảm đi sự choáng váng, đau đầu nhẹ hay buồn nôn gây ra do hiến máu. Đa số mọi người đều trải qua những tác dụng phụ này.

4. Đau tại chỗ tiêm

Bạn có thể bị đau khi kim đâm vào tĩnh mạch cánh tay nhưng bạn có thể không cảm thấy đau khi máu đã được dẫn vào ống plastic.

Tuy nhiên, bạn có thể cảm thấy đau tại nơi kim đâm vào sau khi hiến máu xong, nhất là khi tay bạn có vết bầm. Bạn có thể uống thuốc giảm đau như acetaminophen nếu cần thiết.

5. Cảm thấy mệt mỏi

Sau khi hiến máu, bạn có thể cảm thấy cơ thể yếu ớt và mệt mỏi hơn bình thường, đặc biệt là ở cánh tay nơi bạn được lấy máu.

Bạn nên tránh các hoạt động mạnh sau khi hiến máu 5 giờ.

Lời khuyên khi bạn đi hiến máu

Để đáp án cho câu hỏi “hiến máu có tốt không” hoàn hảo hơn, bạn nên biết cách phòng tránh các tác dụng phụ ngoài ý muốn và đảm bảo sức khỏe khi đi hiến máu, bạn cũng nên có sự chuẩn bị về tâm lý và thể chất.

Tìm hiểu thêm: Rối loạn chức năng sàn chậu

Hiến máu có tốt không? 5 lợi ích, 5 rủi ro và lời khuyên khi hiến máu

>>>>>Xem thêm: Cách điều trị bệnh rosacea tại nhà

Toàn bộ quá trình hiến máu có thể khiến bạn mất nhiều thời gian, khoảng 1 giờ 15 phút. Quá trình sẽ gồm thời gian thăm khám, hoàn thành giấy tờ, kiểm tra máu và 15 phút nghỉ ngơi sau khi hiến máu. Tuy nhiên, việc lấy máu chỉ mất khoảng 10 phút. Do đó, trước khi hiến máu, bạn cần sắp xếp lịch trình phù hợp và lưu ý những điều sau đây nhé:

1. Chỉ hiến máu khi tình trạng sức khỏe tốt: Bất cứ ai cũng có thể hiến máu trừ những người không nên hiến máu như người đang không khỏe, người bị nhiễm virus nào đó như HIV hay viêm gan B.

2. Phụ nữ có thể uống sắt trước khi hiến máu: Đặc biệt là phụ nữ lại rất dễ thiếu máu và thiếu sắt, vì thế nếu bạn biết mình bị thiếu máu thì không nên đi hiến máu cho đến khi khối lượng hồng cầu của bạn trở về bình thường. Nếu bạn thật sự muốn hiến máu thì bạn có thể uống một viên sắt trước khi đi hiến máu.

3. Chườm đá để giảm vết bầm do hiến máu: Một số phản ứng phụ thường hay gặp như vết bầm, bạn có thể chườm lạnh tại vùng bị bầm vài phút sau mỗi vài giờ trong 24 giờ đầu sau hiến máu.

4. Nghỉ ngơi sau khi hiến máu: Nếu bạn thấy choáng váng, đau đầu nhẹ hay buồn nôn sau khi đã nghỉ ngơi, bạn có thể nằm xuống và nâng chân lên cho đến khi thấy khỏe hơn. Bạn nên khám bác sĩ tại trung tâm hiến máu nếu tình trạng trên còn diễn ra sau vài giờ hiến máu.

Qua bài viết này, h vọng bạn không còn băn khoăn vấn đề hiến máu có tốt không. Bởi vì, điều đáng trân trọng là bạn sẽ cứu được 3 người với mỗi lần hiến máu. Do đó, đừng ngần ngại tham gia vào hoạt động cao đẹp này và cũng nên lưu ý kỹ những điều cần ghi nhớ để đảm bảo sức khỏe cho chính bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *