Bên cạnh sự mệt mỏi do ốm nghén, tăng cân nhanh và nhiều vấn đề khác của thai kỳ, nhiều bà bầu còn bị “quấy nhiễu” bởi hiện tượng ngứa đầu nhũ hoa khi mang thai. Tình trạng này thường là vô hại nhưng lại gây ra nhiều khó chịu và đôi khi là cả sự lúng túng cho mẹ bầu.
Bạn đang đọc: Hiện tượng ngứa đầu nhũ hoa khi mang thai: Vì sao và mẹ nên làm gì?
Theo chia sẻ của nhiều mẹ bầu, vào khoảng giữa thai kỳ, thường là khoảng tháng thứ 6 thì núm ti và quầng vú xung quanh bị ngứa rất khó chịu. Không những vậy, đầu ti còn bị khô, đóng vảy nên lúc nào cũng muốn gãi, nhiều lúc còn dẫn đến lúng túng do cơn ngứa xuất hiện khi bạn đang làm việc hoặc khi đang ở nơi đông người.
Hiện tượng ngứa đầu nhũ hoa khi mang thai kể trên liệu có nguy hiểm? Nếu bị ngứa đầu nhũ hoa phải làm sao, liệu gãi có tốt? Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn phần nào có lời giải cho những thắc mắc trên.
Nội Dung
Nguyên nhân gây ra hiện tượng ngứa đầu nhũ hoa khi mang thai
Hiện tượng ngứa đầu nhũ hoa khi mang thai có thể do nhiều nguyên nhân. Mang thai khiến mẹ bầu dễ bị chàm do nồng độ hormone thay đổi. Tình trạng này có thể khiến mẹ bầu bị ngứa râm ran ở đầu ti, vùng da xung quanh núm vú cũng trở nên sậm màu và xuất hiện các vết nứt nhỏ. Ngoài ra, đầu nhũ hoa cũng có thể bị khô, quanh đầu nhũ hoa có thể đóng vảy.
Không những vậy, trong thời gian mang thai, cơ thể còn sản xuất nhiều hormone progesterone nhằm làm tăng lưu thông máu đến ngực giúp các ống dẫn sữa mở rộng và phát triển để chuẩn bị cho việc sản xuất sữa mẹ sau sinh. Khi lưu lượng máu đến ngực tăng, đầu nhũ hoa có thể bị sưng tấy, ngứa hoặc bị khô. Chính vì vậy, dù gây nhiều khó chịu nhưng đôi lúc hiện tượng ngứa đầu nhũ hoa khi mang thai có thể dấu hiệu cho thấy các ống dẫn sữa đang phát triển tốt.
Một nguyên nhân khác khiến bà bầu bị ngứa nhũ hoa là do kích thước bầu ngực tăng nhanh trong thai kỳ khiến vùng da ở vú, đầu ti bị rạn, gây ngứa ngáy và đau.
Ngoài ra, bà bầu bị ngứa đầu nhũ hoa cũng có thể là do nổi sẩn ngứa, mề đay khi mang thai (PUPPP), một tình trạng rất thường gặp ở tam cá nguyệt thứ 3 và có thể kéo dài đến sau sinh. Nếu là do nguyên nhân này, bà bầu thường sẽ bị phát ban ở vùng da xung quanh ngực, bụng. Các nốt phát ban này có thể khiến bạn ngứa ran và lan rộng sang đùi, mông, lưng, tay và chân.
Bên cạnh các nguyên nhân trên thì hiện tượng ngứa nhũ hoa khi mang thai còn có thể là do các nguyên nhân như mặc áo ngực quá chật ngực và đầu ti bị ma sát nhiều, thời tiết nắng nóng gây đổ mồ hôi nhiều khiến da bị kích ứng, mẹ bầu sử dụng sữa tắm không phù hợp…
Bị ngứa đầu nhũ hoa khi mang thai phải làm sao?
Đầu nhũ hoa bị ngứa khi mang thai khiến mẹ bầu có thể bối rối, không biết phải làm sao, trong khi càng ngứa thì chỉ càng muốn gãi. Khi bị ngứa, bạn nên tránh gãi bởi gãi chỉ khiến cơn ngứa càng trở nên dữ dội.
Không những vậy, nếu gãi mạnh còn khiến đầu nhũ hoa dễ bị tổn thương, trầy xước, khiến vi khuẩn, virus có cơ hội xâm nhập, gây nhiễm trùng. Do đó, nếu mẹ bầu bị ngứa đầu ti, thay vì gãi thì bạn có thể thử các biện pháp giảm ngứa sau:
- Mặc áo ngực rộng rãi hoặc bạn có thể chọn mua các loại áo ngực dành cho bà bầu. Tránh các loại áo quá chật bởi điều này sẽ khiến đầu ti dễ bị cọ xát, kích ứng và làm tăng thêm cảm giác ngứa, khô.
- Chườm mát có thể giúp giảm ngứa núm khi mang thai hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là không để miếng gạc quá lạnh vì điều này có thể khiến mẹ bị tê cóng hoặc ớn lạnh.
- Tắm nước ấm, tránh tắm nước nóng, mỗi lần chỉ nên tắm từ 5 – 10 phút. Tắm nước nóng sẽ càng khiến da bị khô, gây ngứa ngáy. Ngoài ra, mẹ cần chọn xà phòng dịu nhẹ, không chứa chất tạo mùi hoặc các hóa chất mạnh.
- Vệ sinh núm vú bằng cách dùng khăn mềm, sạch. Tuy nhiên, cần thực hiện nhẹ nhàng, tránh kích thích mạnh bởi điều này có thể làm tử cung co bóp nhiều, dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh sớm.
- Bôi một lớp kem dưỡng hoặc các loại dầu dưỡng da có thành phần dịu nhẹ, có thể chứa các thành phần từ thiên nhiên như vitamin E, bơ ca cao, lô hội, lanolin. Không sử dụng kem dưỡng có chứa cồn hoặc mùi thơm bởi những hóa chất này không tốt cho cơ thể và có thể làm khô da nhiều hơn.
Mẹ bầu bị ngứa đầu nhũ hoa khi mang thai nên tránh tự ý uống thuốc bởi có một số loại thuốc không kê đơn không phù hợp dùng cho phụ nữ mang thai. Nếu có ý định dùng thuốc thì tốt nhất nên đi khám để được bác sĩ kê toa các loại thuốc phù hợp.
Có thể bạn quan tâm: Nứt đầu nhũ hoa khi mang thai: Nguyên nhân là gì và nên làm thế nào?
Ngứa đầu nhũ hoa khi mang thai có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám?
Tìm hiểu thêm: Cảnh báo 7 hậu quả kinh hoàng của việc nạo phá thai
>>>>>Xem thêm: Làm sáng tỏ 5 quan niệm sai lầm khi uống vitamin C
Nhìn chung, hiện tượng ngứa đầu nhũ hoa khi mang thai rất thường gặp và đa phần không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn vẫn nên chú ý chăm sóc nhũ hoa, nếu thấy có sự thay đổi về độ dày, màu sắc hoặc cảm giác đau nhức trở nên dữ dội hoặc ngứa núm vú đi cùng với các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, đau bụng, ra máu âm đạo bất thường… thì nên đi khám.
Tình trạng ứ mật thai kỳ là một trong những “thủ phạm” nguy hiểm có thể gây ngứa đầu ti khi mang thai mà bạn cần lưu ý. Đây là tình trạng gan không thể bài tiết mật đúng cách, khiến mẹ bầu ngứa dữ dội nhất là ở lòng bàn tay, bàn chân cùng với các triệu chứng như nước tiểu sậm màu, phân bạc màu, da, mắt, lưỡi có màu vàng. Mẹ bầu bị ứ mật thai kỳ có thể gây nguy hiểm cho bé, có thể dẫn đến sinh non, hội chứng hít nước ối phân su và rối loạn chuyển hóa ở thai nhi… do đó, nếu nếu có các triệu chứng kể trên, mẹ cần đi khám càng sớm càng tốt.
Núm vú bị ngứa cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nấm men. Dấu hiệu dễ nhận biết là đầu vú có cảm giác đau châm chích, ngứa, sưng đỏ hoặc có các vết nứt. Đối với tình trạng này, bạn sẽ cần đi khám để được kê toa thuốc phù hợp.