Hiệu ứng cánh bướm là phép ẩn dụ mang rất nhiều ý nghĩa và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như tâm lý học, kinh tế, chính trị, hiệu ứng cánh bướm trong marketing,…Vậy hiệu ứng cánh bướm là gì? Và hiệu ứng cánh bướm có ý nghĩa gì trong tâm lý học? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Bạn đang đọc: Hiệu ứng cánh bướm trong tâm lý ứng dụng thế nào?
Nội Dung
Hiệu ứng cánh bướm là gì?
Hiệu ứng cánh bướm hay hiệu ứng bươm bướm là thuật ngữ ẩn dụ cho triết lý: “Một hành động nhỏ, sự kiện nhỏ có thể dẫn tới kết quả/hậu quả bất ngờ lớn sau đó. Thậm chí là thay đổi cả một cuộc đời ai đó hoặc cả lịch sử.”
Như vậy, hiệu ứng cánh bướm là những tập hợp sự kiện nhỏ sẽ là sợi dây vô hình thay đổi cả kết quả lớn sau đó.
Nguồn gốc của hiệu ứng cánh bướm
Về nguồn gốc, hiệu ứng cánh bướm là một khái niệm trong lý thuyết hỗn loạn; do Giáo sư Khí tượng học Edward Lorenz của Viện Công nghệ Massachusetts giới thiệu.
Trong quá trình tính toán, những thay đổi của biến số trong lúc nhập dữ liệu giúp dự báo thời tiết đã khiến Edward Lorenz bất ngờ. Bởi từ những thay đổi nhỏ của nhiệt độ không khí, tốc độ gió đã ảnh hưởng đến kết quả dự báo thời tiết cuối cùng.
Từ đó, ông đưa ra câu nói nổi tiếng: “Chỉ cần một con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra một cơn lốc xoáy ở Texas.“
Tìm hiểu thêm: Hiệu ứng hào quang là gì mà khiến bạn quyết định sai lầm?
Hiệu ứng cánh bướm trong thực tế cuộc sống
Sophie gây ra Thế chiến Thứ nhất
Sophie Chotek là vợ của người thừa kế Đế chế Áo-Hung Archdule Franz Ferdinand. Archduke rất yêu vợ nhưng do phong tục, vợ ông không được tháp tùng ông trong các nghi lễ chính thức của hoàng gia.
Do đó, Sophie thường thấy buồn chán và cô đơn. Hiểu tâm trạng của vợ, Archdule quyết định thực hiện một chuyến thị sát thực lực quan đội Áo-Hung ở Bosnia; thực chất là cái cớ để đưa vợ đi chơi. Sophie đồng ý và hiệu ứng cánh bướm bắt đầu chuyển động.
Cặp vợ chồng đi trong chiếc ô tô mui trần đến Bosnia; khi họ đến Sarajevo, một người theo chủ nghĩa dân tộc Serbia lao ra đường và bắn cả Ferdinand và Sophie ở cự ly gần, giết chết họ ngay lập tức.
Vụ giết người đã gây ra sự phẫn nộ, với việc Áo yêu cầu Serbia xin lỗi vô điều kiện. Mặc dù Serbia lên án vụ giết người nhưng họ từ chối xin lỗi vì họ không liên quan gì đến hành động đó.
Hiệu ứng cánh bướm bắt đầu với việc Áo tuyên chiến với Serbia vì từ chối xin lỗi. Nga ngay lập tức lao vào bảo vệ đồng minh của mình bằng cách tuyên chiến với Áo. Đức, đồng minh của Áo, tuyên chiến với Nga; Pháp và Anh, cả hai đều là đồng minh của Nga, tuyên chiến với Đức.
Thế chiến thứ nhất đã bắt đầu. Một người phụ nữ hoàn toàn ngây thơ, buồn chán đã châm ngòi cho một trong những sự kiện khủng khiếp trong lịch sử.
Người thanh niên bị từ chối giấc mơ nghệ sĩ, trở thành nhà độc tài quân sự
Năm 1905, một chàng trai trẻ nộp đơn vào Học viện Mỹ thuật ở Vienna, thật không may, anh ấy đã bị từ chối hai lần.
Sinh viên nghệ thuật đầy tham vọng đó là Adolf Hitler; người sau khi bị từ chối, buộc phải sống trong khu ổ chuột của thành phố và chủ nghĩa bài Do Thái của ông lớn mạnh dần.
Hitler gia nhập Quân đội Đức thay vì thực hiện ước mơ của mình với tư cách là một nghệ sĩ. Phần còn lại của câu chuyện này là lịch sử về một kẻ độc tài gây thiệt mạng cho không biết bao nhiêu người.
Tìm hiểu thêm: Vitamin D và lợi ích giúp ngừa loãng xương ở người lớn tuổi
Người lính tốt bụng tha mạng cho kẻ địch, dẫn đến Thế chiến Thứ hai
Một hiệu ứng cánh bướm khác khởi động Thế chiến thứ 2. Câu chuyện là một người lính Anh Henry Tandey đang chiến đấu ở Pháp vào năm 1918; anh quyết định tha mạng cho một thanh niên Đức đã lọt vào tầm ngắm.
Nếu không nhờ cử chỉ ân cần của Henry, chàng thanh niên người Đức đó chắc chắn đã chết. Quyết định không bóp cò súng của Henry đã dẫn đến cuộc tàn sát từ 70 đến 85 triệu người; chiếm khoảng 3% dân số thế giới vào thời điểm đó. 17 triệu linh hồn đã chết vì bị tra tấn, bỏ đói và giết người hàng loạt trong các trại tập trung trong thời kỳ Holocaust.
Thanh niên người Đức đó chính là Adolf Hitler, người đã bắt đầu cuộc chiến tàn khốc và quan trọng nhất mà thế giới chúng ta từng chứng kiến, Thế chiến 2.
Một cuốn sách hư cấu làm mất 900 triệu đô la của nền kinh thế Mỹ
Năm 1907 Thomas W. Lawson, một nhà môi giới chứng khoán đã viết cuốn sách “Thứ 6 ngày 13”. Sự mê tín lan rộng do cuốn sách tác động sâu rộng đến mức trở thành nỗi ám ảnh nền kinh tế Hoa Kỳ cho đến ngày nay.
Vào thứ 6 ngày 13, nền kinh tế Mỹ thiệt hại khoảng 900 triệu USD vì sự mê tín này kéo dài; khiến mọi người làm bất cứ việc gì cũng sợ hãi. Trong lịch sử, thị trường chứng khoán cho thấy mức tăng trung bình chỉ 0,2% hoặc ít hơn vào ngày đó.
Tác phẩm của Lawson có nghĩa là “chỉ là một cuốn tiểu thuyết”. Nhưng hiệu ứng cánh bướm của nó vẫn tiếp tục được cảm nhận một cách chân thực hơn một thế kỷ sau.
>>>>>Xem thêm: 6 dấu hiệu dưới cánh tay cảnh báo sức khỏe của bạn
Hiệu ứng cánh bướm dạy chúng ta điều gì?
Mỗi hành động nhỏ đều có ảnh hưởng quan trọng
Một viên đá ném vào mặt nước hồ có thể phá vỡ sự tĩnh lặng của cả một vùng mặt hồ và tạo ra những gợn sóng. Mọi sinh vật đều tác động lẫn nhau trong hệ sinh thái. Vì vậy, mỗi hành động của chúng ta và mọi chuyện xảy ra trong vũ trụ này đều có tác động đến các sự vật khác.
Trong tâm lý, hiệu ứng cánh bướm nhắc chúng ta rằng mỗi suy nghĩ nhỏ, hành động nhỏ sẽ dẫn đến chất lượng cuộc sống theo sau đó. Chúng ta có thể thay đổi từ cái nhỏ nhất như từ suy nghĩ tích cực, hành động theo suy nghĩ, từ đó cũng thu hút lại kết quả tốt hơn, chất lượng cuộc sống tinh thần cũng được cải thiện.
Tương tự như câu nói của Samuel Smiles “Gieo suy nghĩ, gặt hành động. Gieo hành động, gặt thói quen. Gieo thói quen, gặt tính cách. Gieo tính cách, gặt số phận.” Hiệu ứng này giúp chúng ta nhận biết cách thức vận hành của mọi sự vật, sự việc, tầm quan trọng của những điều nhỏ bé xung quanh và những quyết định nhỏ trong cuộc sống.
Ví dụ nếu như bạn không nghĩ hoạt động kia sẽ rất vui và không quyết định tham gia, bạn đã không gặp được bạn thân nhất của mình, hoặc là đối tác làm ăn sau này trong buổi lễ đó.
Tham khảo thêm: Hiệu ứng FOMO là gì mà khiến bạn chạy theo đám đông?
Đừng đánh giá thấp những điều nhỏ bé trong hiện tại
Hiệu ứng tâm lý có thể dẫn tới cả cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Nhìn chung, hiệu ứng bướm dạy chúng ta rằng những điều nhỏ nhặt, đơn giản lại rất quan trọng và tất cả mọi sự vật đều kết nối và có mối liên hệ với nhau trong một hệ thống lớn hơn.
Hành động của hôm nay là kết quả của một hành động trước đó và điều này có thể dẫn đến một hành động khác trong tương lai, điều này dẫn đến hiệu ứng gợn sóng.
Với một cử chỉ nhỏ thôi, bạn có thể thay đổi cuộc sống của ai đó. Một điếu thuốc bạn hút bây giờ có thể thay đổi toàn bộ cuộc sống của bạn trong 10 năm, 20 năm tới. Vài đồng tiền bạn quyên góp gây quỹ cũng có thể thay đổi cuộc sống tạm thời của ai đó đang gặp khó khăn.
Xem thêm: Hiệu ứng Zeigarnik: Động lực giúp bạn làm việc hiệu quả hơn?
Tóm lại về hiệu ứng cánh bướm
Hiệu ứng cánh bướm dạy chúng ta rằng đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của những hành động nhỏ. Làm những việc nhỏ mỗi ngày có thể dẫn tới kết quả lớn về sau. Như Satya Nani từng có câu “Những nỗ lực nhỏ mỗi ngày sẽ giúp bạn đạt được thành tựu lớn sau này.”
Vì vậy, bạn có thể áp dụng hiệu ứng cánh bướm vào trong tâm lý và cuộc sống để giúp bạn đạt được cuộc sống cân bằng hoặc gặt hái được những thành công mà bạn mong muốn.
Hiệu ứng cánh bướm là một trong những phương pháp được ứng dụng nhiều trong tâm lý và nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống. Hy vọng bạn đọc đã có một góc nhìn về hiệu ứng cánh bướm; hiểu quy luật hoạt động của nó. Để từ đó áp dụng hiệu ứng cánh bướm một cách khéo léo, giúp bản thân phát triển và đạt những điều mong muốn trong cuộc sống!