Hiện nay, có 3 phương pháp chính được sử dụng để điều trị ung thư, một trong số đó là hóa trị. Hóa trị ung thư có thể được dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với các phương pháp khác trong quá trình điều trị.
Bạn đang đọc: Hóa trị ung thư và tất cả những gì bạn cần biết
Vậy, hóa trị ung thư là gì và mỗi đợt hóa trị kéo dài bao lâu? Mời bạn cùng Kenshin.vn đi tìm câu trả lời về phương pháp điều trị ung thư này trong bài viết này nhé!
Nội Dung
Hóa trị là gì?
- Hóa trị ung thư là phương pháp dùng thuốc gây độc tế bào để tiêu diệt hoặc kìm hãm các tế bào có khả năng phát triển nhanh và mạnh trong cơ thể.
- Nhiều loại thuốc hóa trị khác nhau có thể được sử dụng trong quá trình điều trị bệnh.
- Hóa trị sẽ được chỉ định đơn lẻ hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác (phẫu thuật, xạ trị, nhắm trúng đích,…).
Cơ chế của phương pháp hóa trị ung thư là gì?
Các loại thuốc hóa trị ung thư có nhiệm vụ nhắm vào những tế bào bệnh đang tăng trưởng và phân chia nhanh. Nếu như phương pháp xạ trị và phẫu thuật chỉ nhắm vào các vùng bị tổn thương thì hóa trị lại có ảnh hưởng lên toàn thân. Tức là, hóa trị sẽ đồng thời tác động đến cả tế bào mang bệnh và tế bào khỏe mạnh trên khắp cơ thể, đặc biệt là các tế bào tăng trưởng nhanh như tế bào ở da, tóc, ruột và tủy xương. Đây cũng là lý do khiến phương pháp này có nhiều tác dụng phụ trên toàn thân.
Thuốc hóa trị sẽ được đưa vào cơ thể người bệnh qua nhiều con đường, bao gồm:
- Thuốc tiêm: Thuốc sẽ được đưa vào cơ thể bằng một mũi tiêm trực tiếp vào cơ vùng hông, đùi, cánh tay hoặc lớp mỡ dưới da ở cánh tay, chân, bụng.
- Kỹ thuật can thiệp động mạch xâm lấn: Truyền hóa chất điều trị ung thư qua một ống nhỏ, mềm, đến những động mạch đang nuôi khối u để phá hủy chúng.
- Truyền tĩnh mạch: thuốc được truyền trực tiếp vào tĩnh mạch, giống truyền dịch.
- Kem bôi: Bạn bôi thuốc trực tiếp vào da.
- Uống: Bạn uống thuốc viên.
Hóa trị ung thư có tác dụng gì?
Tùy thuộc vào loại ung thư và giai đoạn của bệnh mà phương pháp hóa trị có thể mang lại những tác dụng khác nhau:
- Giúp bạn chữa khỏi ung thư: Trong một số trường hợp, hóa trị có thể tiêu diệt tận gốc các tế bào ung thư và ngăn chặn khả năng ung thư tái phát. Tuy nhiên, tác dụng này thường hiếm khi xảy ra, nếu có thì cũng phải ở giai đoạn sớm.
- Kiểm soát: Trong một vài trường hợp, phương pháp hóa trị sẽ giúp ngăn tế bào ung thư xâm lấn sang các cơ quan khác hoặc làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư. Đặc biệt là trong những trường hợp giai đoạn muộn hoặc tái phát/tiến triển.
- Giảm nhẹ triệu chứng: Với trường hợp nặng, giai đoạn cuối, kháng trị, không còn khả năng điều trị đặc hiệu, phương pháp hóa trị sẽ giúp làm teo các khối u đang làm bạn đau đớn hoặc chèn ép lên các cơ quan khác. Các khối u này thường phát triển lại sau khi ngừng hóa trị.
Bạn có thể quan tâm: Chi phí hóa trị ung thư
Bác sĩ áp dụng hóa trị ung thư như thế nào?
Đôi khi, bác sĩ sẽ dùng quy trình hóa trị ung thư như một phương pháp riêng lẻ để điều trị ung thư. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, hóa trị thường được dùng phối hợp với các phương pháp khác:
- Phẫu thuật: Bác sĩ cắt bỏ các khối u, mô hoặc cơ quan có chứa tế bào ung thư.
- Xạ trị: Bác sĩ sẽ chiếu các tia bức xạ năng lượng cao để giết tế bào ung thư. Tia xạ sẽ được phóng ra bởi một loại máy đặc biệt để tấn công vào các phần cơ thể từ bên ngoài hoặc bằng cách đặt các nguồn xạ lên trên, gần hay thậm chí bên trong cơ thể bạn.
- Liệu pháp sinh học: Các chất liệu sinh học như vi khuẩn, vaccine hoặc kháng thể được dùng cẩn thận để giết tế bào ung thư.
Khi dùng kết hợp, hóa trị ung thư được dùng để làm nhỏ khối u trước khi xạ trị hoặc phẫu thuật, tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật hoặc xạ trị, tăng tác dụng của các phương pháp khác và tiêu diệt tế bào ung thư tái phát hoặc đã di căn đến các phần khác của cơ thể.
Mỗi đợt hóa trị kéo dài bao lâu?
Trước khi tiến hành điều trị, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định mỗi đợt hóa trị kéo dài bao lâu, hóa trị ung thư bao nhiêu lần và thời gian hóa trị ung thư dựa trên:
- Loại ung thư
- Giai đoạn bệnh
- Mục tiêu điều trị: Chữa, kiểm soát sự phát triển hay giảm đau
- Loại thuốc hóa trị ung thư
- Cách cơ thể bạn đáp ứng với điều trị
Vậy, 1 đợt hóa trị kéo dài bao lâu?
- Bạn thường được hóa trị ung thư theo từng chu kỳ, kèm giai đoạn vô thuốc và giai đoạn nghỉ. Ví dụ một chu kì điều trị 4 tuần gồm: 1 tuần vô thuốc + 3 tuần nghỉ. Nghỉ ngơi cho phép cơ thể bạn tái tạo các tế bào khỏe mạnh. Khi một chu kỳ đã được lên lịch, bạn không được tự ý bỏ ngang việc điều trị.
- Trong trường hợp bạn gặp phải phản ứng phụ nghiêm trọng khiến bác sĩ phải dừng ngang điều trị, một chu kì khác với loại thuốc khác sẽ được cân nhắc.
Sức khỏe sau hóa trị
Hóa trị có đau không? Vì hóa trị là phương pháp tác động toàn thân nên sau khi vô thuốc, bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi. Để chuẩn bị cho việc này, bạn nên tìm một ai đó hỗ trợ và nghỉ ngơi vài ngày sau khi vô thuốc. Bác sĩ luôn cố gắng tìm mọi cách có thể để giúp bạn giảm nhẹ các tác dụng phụ sau hóa trị ung thư.
Tác dụng phụ của hóa trị ung thư và các mẹo giảm nhẹ
Hóa trị ung thư sống được bao lâu còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân, khả năng đáp ứng với điều trị và những tác dụng phụ xuất hiện nhiều hay ít, nhẹ hay nghiêm trọng. Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm:
Buồn nôn, nôn
Buồn nôn là một trong các tác dụng phụ thường gặp của hóa trị. Bạn hãy thay đổi thói quen ăn uống để giảm nhẹ triệu chứng nôn, buồn nôn.
- Ăn 5 hay 6 bữa nhỏ một ngày thay vì 3 bữa lớn.
- Ăn chậm nhai kỹ.
- Uống nước 1 tiếng trước và sau ăn thay vì uống trong bữa ăn. Nước ép táo, trà và nước gừng sẽ tốt hơn cho bạn.
- Tránh thức ăn nặng mùi.
- Tránh các thức ăn ngọt, đồ chiên xào hoặc đồ béo vì chúng có thể làm bạn buồn nôn.
- Thuốc chống nôn: Bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc chống nôn.
- Các phương pháp cổ truyền: Một số người giảm được tình trạng buồn nôn và nôn bằng cách châm cứu, bạn có thể thử cách làm này. Ngoài ra, các kỹ thuật thư giãn như hít thở sâu và thiền định thường rất hiệu quả.
Thay đổi vị giác
Một tình trạng khác bạn có thể gặp phải sau khi vô thuốc là thay đổi vị giác gây chán ăn. Lúc này, bạn có thể:
- kích thích vị giác bằng các món ăn có chứa thịt gia cầm, cá hoặc sản phẩm từ sữa thay vì dùng thịt heo hoặc bò.
- Nếu thức ăn khoái khẩu của bạn bị đổi vị, hãy tránh ăn chúng.
- Nếu thức ăn có vị kim loại, bạn hãy sử dụng muỗng, nĩa bằng nhựa, gỗ hay gốm sứ.
- Các loại nước sốt, nước chấm có vị ngọt cũng có thể giúp bạn ngon miệng hơn.
Kiệt sức
Bạn có thể cảm thấy rất mệt mỏi và có nhiều cách giúp bạn thấy dễ chịu hơn:
- Nghỉ ngơi hay ngủ nhiều giấc ngắn
- Đi bộ khoảng ngắn và chậm tùy sức mình
- Nhờ bạn bè hoặc gia đình giúp đỡ khi cần
- Cân nhắc chỉ làm những việc tối cần thiết
Nếu bạn vẫn cảm thấy kiệt sức kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra. Một số bệnh nhân bị suy giảm hồng cầu trong máu (còn gọi là thiếu máu), giảm tiểu cầu (gây xuất huyết) hoặc giảm bạch cầu (gây nhiễm trùng). Trường hợp nặng có thể giảm 2-3 dòng tế bào máu. Bác sĩ sẽ giúp bạn điều trị trong trường hợp cần thiết.
Thay đổi tính nết
Tìm hiểu thêm: Cúm B có nguy hiểm không? Cúm B ủ bệnh trong bao lâu?
Một số người cảm thấy tinh thần u ám sau hóa trị ung thư. Để loại trừ cảm giác này, hãy thử:
- Viết ra giấy những việc cần làm, cần nhớ.
- Bạn có thể đến các lớp học như yoga, thiền, khiêu vũ, nhạc, họa.
- Bạn cố gắng ăn và ngủ đủ giấc.
- Cố chú tâm làm một việc mỗi lần.
Rụng tóc
Sau hóa trị liệu, bạn nên:
- Dùng lược thưa để chải tóc
- Tránh các sản phẩm chăm sóc tóc có chứa hóa chất mạnh như gel vuốt tóc, gel tạo hình.
- Cắt tóc ngắn sẽ khiến tóc bạn trông dày hơn.
- Nếu bạn muốn dùng tóc giả, hãy mua trước khi bước vào liệu trình hóa trị. Bằng cách này, bạn có thể chọn mẫu tóc giả giống với bộ tóc của mình hiện tại, giúp bạn không bị lạ lẫm.
- Thử đội nón hoặc quấn khăn.
>>>>>Xem thêm: Kinh nguyệt kéo dài do đâu?
Nhạy cảm với ánh sáng
Có thể bạn sẽ nhạy cảm hơn với ánh nắng trong nhiều tháng sau khi hóa trị ung thư. Để hạn chế, bạn hãy:
- Tránh ánh nắng chiếu trực tiếp, đặc biệt là từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
- Dùng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên.
- Bạn mặc quần dài, áo tay dài, đội nón rộng vành khi ra ngoài.
Tác dụng phụ của hóa trị kéo dài bao lâu? Tùy vào cơ địa và sức khỏe của bệnh nhân mà tác dụng phụ có thể biến mất ngay sau khi hóa trị xong hoặc cũng có thể kéo dài sau nhiều tháng, nhiều năm.
Hóa trị liệu là một quá trình khó khăn và có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Hiểu về phương pháp này cũng như các tác dụng phụ của nó sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt nhất về tinh thần và thể chất trước khi bước vào một đợt trị liệu.