Hội chứng đầu phẳng ở trẻ là hiện tượng mà đầu của các bé có hình dáng thon, dẹt hay méo mó so với hình dạng đầu bình thường.
Bạn đang đọc: Hội chứng đầu phẳng ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị
Cơ thể của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh vô cùng mềm mại và dễ bị tổn thương vì các con vẫn còn phải trải qua nhiều giai đoạn để phát triển toàn diện. Hộp sọ của trẻ là một trong những bộ phận quan trọng cần được bảo vệ và chăm sóc kỹ lưỡng.
Nguyên nhân khiến đầu của trẻ bị biến dạng khi sinh cũng có thể đến từ việc trẻ chưa phát triển đầy đủ. Nếu chẳng may điều đó xảy ra với bé cưng thì bạn cũng đừng vội trách mình. Vì đây được xem là hội chứng đầu phẳng khá phổ biến. Mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về hội chứng này nhé!
Nội Dung
- 1 Hội chứng đầu phẳng ở trẻ là gì?
- 2 Các dạng của hội chứng đầu phẳng
- 3 Nguyên nhân gây ra hội chứng đầu phẳng
- 4 Những dấu hiệu của hội chứng đầu phẳng
- 5 Làm sao để biết được hộp sọ của trẻ đang gặp vấn đề?
- 6 Làm thế nào để điều trị hội chứng đầu phẳng ở trẻ sơ sinh?
- 7 Một số biện pháp để ngăn chặn hội chứng đầu phẳng
- 8 Liệu hội chứng đầu phẳng có ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của con?
Hội chứng đầu phẳng ở trẻ là gì?
Trẻ mắc hội chứng đầu phẳng khi phía sau hoặc bên cạnh đầu của trẻ có dạng mặt phẳng. Hội chứng này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự sắp xếp của tai, hàm và mắt trong trường hợp nghiêm trọng.
Tin vui là hội chứng này thường biến mất khi trẻ 4 tháng tuổi, thời điểm mà con đã biết lật. Bạn có thể thở phào nhẹ nhõm vì không có dấu hiệu nào cho thấy hội chứng đầu phẳng gây ra bất kỳ loại vấn đề nào đối với sự tăng trưởng và phát triển của con trẻ.
Các dạng của hội chứng đầu phẳng
Plagiocephaly là thuật ngữ chung để nói về nhiều loại hội chứng đầu phẳng khác nhau. Tuy nhiên, thuật ngữ này chỉ thực sự chỉ đề cập đến tình trạng mà một bên của đầu bị bẹt ra. Dưới đây là một số loại Plagiocephaly phổ biến:
1. Tật đầu ngắn và rộng (Brachycephaly)
Ở tình trạng này, trông đầu của bé dường như có xuất hiện mặt phẳng bao phủ đồng đều toàn bộ mặt sau đầu. Do đó, trông đầu của bé có vẻ rộng hơn bình thường. Đôi lúc, trán của trẻ dường như cũng phình ra.
2. Tật đầu ngắn và rộng biến dạng bất đối xứng (Asymmetrical Deformational Brachycephaly)
Tật này giống như sự giao thoa của tật Plagiocephaly và Brachycephly. Phần phía sau đầu của trẻ bị bẹt ra và dẫn đến trán cũng rộng theo, cũng như diện mạo của đứa trẻ không được đối xứng.
3. Tật đầu hình thuyền (Scaphocephaly)
Đầu trẻ sẽ dài và hẹp nhưng phần trán lại rộng, phần ngoài của hai bên đầu thì phẳng nhìn trông giống hình dáng của con thuyền. Tật này thường là do bẩm sinh và hay gặp ở các bé sinh non.
Nguyên nhân gây ra hội chứng đầu phẳng
Khi sinh con bị hội chứng đầu phẳng, nhiều cha mẹ có xu hướng đổ lỗi và tự trách mình nhưng sự thực lại không phải vậy. Có rất nhiều nguyên do để lý giải cho việc tại sao đầu của trẻ phát triển một cách méo mó, bao gồm:
1. Trẻ sinh non
Hộp sọ của trẻ sơ sinh bình thường rất mềm và trẻ sinh non lại có hộp sọ mềm hơn nữa bởi con vẫn chưa phát triển hoàn toàn đầy đủ như trẻ sinh đủ tháng. Một lý do khác để lý giải vì sao bé sinh non lại thường gặp tình trạng này là bởi các trẻ sơ sinh nằm nghiêng trong suốt thời gian khi con phải nằm tại đơn vị chăm sóc tích cực cho cho trẻ sơ sinh (NICU).
2. Mẹ sinh nhiều con một lúc
Việc có nhiều thai cùng phát triển trong một bào thai làm cho không gian sinh trưởng của các con bị hạn chế dễ dẫn đến hội chứng đầu phẳng. Các chuyên gia sức khỏe đã quan sát và nhận thấy tình trạng này thường xảy ra ở những cặp sinh đôi và sinh ba.
3. Tình trạng tử cung của mẹ
Tình trạng người mẹ có tử cung nhỏ nên thai nhi không có nhiều không gian để phát triển và di chuyển cũng có thể dẫn đến hội chứng này.
4. Trẻ nằm ngửa khi ngủ
Nhiều bà mẹ cho bé nằm ngửa khi ngủ để ngăn ngừa hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, việc cho trẻ sơ sinh nằm ngửa lại có mối quan hệ “khăng khít” với hội chứng đầu phẳng.
5. Những loại đồ dùng tiện lợi cho trẻ
Đai địu trẻ, ghế an toàn dành cho trẻ sơ sinh, ghế ngồi ở xe hơi cho bé… là những vật dụng đều yêu cầu đầu của trẻ phải tựa hoặc ép lên một bề mặt nào đó. Điều này làm cho trẻ có nguy cơ mắc hội chứng đầu phẳng.
Việc sử dụng những vật dụng này vô cùng tiện lợi cho mẹ và an toàn cho bé. Nhưng bạn cần lưu ý là nếu để trẻ ngủ một thời gian dài trong những vật dụng này, con bạn có nguy cơ bị hội chứng đầu phẳng cao hơn.
6. Chứng vẹo cổ (Torticollis)
Torticollis là một tình trạng ảnh hưởng đến cơ cổ khiến đầu nghiêng sang một bên hoặc gục xuống. Đối với tình trạng này, một trong các cơ cổ ngắn hơn cũng bị co chặt hơn khiến trẻ giữ cổ ở một vị trí nhất định.
Cũng giống như việc cho trẻ nằm ngửa, chứng vẹo cổ cũng đi đôi với hội chứng đầu phẳng. Theo quan sát, có đến 85% trẻ sơ sinh mắc hội chứng đầu phẳng kèm thêm chứng vẹo cổ.
Những dấu hiệu của hội chứng đầu phẳng
Các dấu hiệu của hội chứng đầu phẳng sẽ thay đổi tùy theo mức độ nghiêm trọng. Dưới đây là các dấu hiệu của tình trạng này:
- Xuất hiện các bề mặt phẳng ở mặt trước, mặt bên hoặc mặt sau của đầu em bé.
- Một điểm hói sẽ xuất hiện trong khu vực bị ảnh hưởng trên đầu trẻ.
- Hình dáng của đầu có thể không cân xứng hoặc bị nghiêng về một phía.
- Tai sẽ không đều nhau nếu quan sát kỹ, một bên tai sẽ cao hơn hoặc có thể nhô ra phía trước nhiều hơn tai còn lại.
Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, đầu của trẻ có thể không phát triển theo đúng như tự nhiên. Có thể có những nếp cứng hoặc vân dọc theo hộp sọ, hay thậm chí là không có những điểm mềm trên đầu trẻ sơ sinh. Các đặc điểm trên khuôn mặt có thể không đồng đều hay có thể có những khuyết điểm khác.
Làm sao để biết được hộp sọ của trẻ đang gặp vấn đề?
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng sốt ở trẻ: Bạn đừng xem thường!
Chúng ta cũng biết một điều rằng hộp sọ của trẻ sơ sinh rất mềm mại, đang trải qua các giai đoạn phát triển và đồng thời tiếp tục phát triển, thay đổi hình dạng theo thời gian.
Cha mẹ cũng có thể dễ dàng xác định xem đầu của trẻ có phát triển hay không bằng việc nhờ bác sĩ đo vòng đầu của bé trong những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ. Điều này giúp phát hiện ra những bất thường ở trẻ.
Thực tế là không cần phải thực hiện nhiều thử nghiệm trong việc xác định xem trẻ có mắc hội chứng đầu phẳng hay không. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào, bác sĩ sẽ chỉ định bé chụp X-quang hoặc quét CT để có thể xác định chính xác.
Dị tật dính khớp sọ sớm ở trẻ em (hay còn gọi là tật hẹp sọ – Craniosynostosis) là một dị tật bẩm sinh xảy ra khi các đường khớp sọ dính với nhau sớm (đóng sớm) cũng có thể được xác định lúc này, mặc dù trong hầu hết các trường hợp nó được loại trừ vì hiếm khi xảy ra.
Làm thế nào để điều trị hội chứng đầu phẳng ở trẻ sơ sinh?
Các bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị tùy theo lứa tuổi của con bạn và mức độ nghiêm trọng của ca bệnh. Phương pháp phục hồi được khuyến cáo cho trẻ nhỏ và những người mắc bệnh thể nhẹ. Đối với một vài trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định điều trị chỉnh hình sọ, trong đó trẻ sẽ được đeo mũ bảo hiểm hoặc mũ trùm đầu.
1. Phương pháp phục hồi
Trong trường hợp này, bạn phải tiếp tục thay đổi vị trí của con để tránh gây quá nhiều áp lực lên phần bị dẹt. Một số cách mà bạn có thể làm là:
- Khi bé phải ngồi, tránh để bé ngồi trên ghế ô tô hoặc đai địu trẻ quá lâu vì đầu bé sẽ ở yên một chỗ.
- Vào giờ ngủ trưa hoặc lúc đi ngủ, hãy thường xuyên thay đổi tư thế nằm của con.
- Trong khi cho con bú, hãy luân phiên cho bú ở hai bên bầu vú để đầu bé không phải chịu áp lực ở cùng bên nhiều lần. Nếu bé bú bình, bạn nên thường xuyên thay đổi vị trí của con.
- Lúc trẻ đang thức, bạn có thể để con nằm sấp dưới sự giám sát cẩn thận của bạn.
- Một số liệu pháp vật lý trị liệu có thể được bác sĩ chỉ định để đảm bảo rằng cơ cổ con của bạn khỏe mạnh. Chúng phải được thực hiện thường xuyên và nhẹ nhàng nhất có thể.
2. Trị liệu chỉnh hình sọ
Nếu tất cả các biện pháp trên không thành công thì bạn sẽ cần phải suy nghĩ về liệu pháp chỉnh hình sọ. Trẻ chỉnh hình sọ sẽ cần đội mũ bảo hiểm hoặc đeo băng buộc đầu trong khoảng 23 giờ mỗi ngày. Đây là những tùy chỉnh được thực hiện cho mỗi đứa trẻ để điều chỉnh về hình dáng đúng của đầu.
Việc điều trị bằng phương pháp này thường kéo dài từ hai đến sáu tháng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp hoặc thời điểm điều trị.
Một số biện pháp để ngăn chặn hội chứng đầu phẳng
>>>>>Xem thêm: Mất kinh nguyệt: Nếu không phải có thai thì nguyên nhân là gì?
Một số cách thức đơn giản dưới đây mà mẹ có thể làm để ngăn hội chứng đầu phẳng cho con mình:
- Thay đổi hướng nằm của con: Theo Viện Y tế Quốc tế, các bà mẹ nên thay đổi hướng nằm của trẻ mỗi tuần để khuyến khích trẻ quay đầu nhìn theo mọi hướng, giúp trẻ linh hoạt hơn.
- Thực hành liệu pháp “tummy time”: Mỗi ngày, mẹ cho trẻ nằm sấp kết hợp với nằm ngửa. Bạn nên cho trẻ nằm sấp khoảng 30 – 40 phút/ngày, nhằm giúp phần vai, cổ và các cơ bắp của bé phát triển. Đối với trẻ sơ sinh, mẹ cũng có thể áp dụng phương pháp này cho bé ngay.
- Cho trẻ dùng gối mềm: Ngoài việc dùng các loại gối mềm cho trẻ khi ngủ, mẹ cũng nên đổi tư thế cho con 1 – 2 lần trong mỗi giấc ngủ.
- Lưu ý khi cho con bú: Bạn nên bế bé ở trên tay và đổi bên cho mỗi cữ bú để ngăn ngừa hội chứng đầu phẳng đồng thời giúp trẻ không bị sặc.
- Cho trẻ đội mũ: Cho trẻ đội những chiếc mũ vừa khít đầu nhằm tránh hiện tượng biến dạng hộp sọ khi ngủ. Nhưng phương pháp này cũng khá bất tiện ở điểm thời gian đội mũ phải kéo dài ít nhất 23 giờ mỗi ngày và trong nhiều tháng liên tục. Điều đó sẽ khiến trẻ khó chịu và bức bối nên đây chỉ là biện pháp tạm thời.
Liệu hội chứng đầu phẳng có ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của con?
Cho đến nay, hầu hết các bác sĩ đều cho rằng không có bất kỳ mối liên hệ nào giữa hội chứng đầu phẳng và tổn thương não. Hội chứng này chỉ ảnh hưởng đến hình dạng của hộp sọ. Nếu có thêm chứng vẹo cổ, con có thể có một số suy giảm trong chuyển động, nhưng những điều này có thể được khắc phục thông qua việc trị liệu.
Hội chứng đầu phẳng ở trẻ không quá đáng sợ nếu như cha mẹ có hiểu biết về việc chăm sóc con đúng đắn.
Phú Đoàn / Kenshin.vn