Hội chứng DRESS được chẩn đoán và điều trị như thế nào?

Hội chứng DRESS được chẩn đoán và điều trị như thế nào?

Hội chứng DRESS được chẩn đoán và điều trị như thế nào?

Hội chứng DRESS là một phản ứng quá mẫn hiếm gặp xảy ra khi dùng thuốc, có thể đe dọa tính mạng. Hội chứng này liên quan đến các triệu chứng như phát ban trên da, thay đổi trong huyết học (như tăng bạch cầu ái toan, tăng tế bào lympho không điển hình), nổi hạch và vấn đề ở cơ quan nội tạng (như gan, thận, phổi).

Bạn đang đọc: Hội chứng DRESS được chẩn đoán và điều trị như thế nào?

Trong bài viết này, Kenshin.vn mời bạn cùng tìm hiểu các thông tin xoay quanh hội chứng hiếm gặp này như: triệu chứng, phương pháp chẩn đoán và điều trị.

Tìm hiểu chung

Hội chứng DRESS là gì?

Hội chứng DRESS (tên tiếng Anh đầy đủ là The Drug Reaction with Eosinophilia and Systemic Symptoms) hay còn có tên gọi đầy đủ là hội chứng phát ban do thuốc với tăng bạch cầu ái toan và nhiều triệu chứng toàn thân. Đây là một dạng dị ứng thuốc nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến da và các cơ quan nội tạng.

Các dấu hiệu nhận biết của hội chứng này bao gồm một khoảng thời gian diễn tiến thầm lặng kéo dài từ khi bắt đầu dùng thuốc đến lúc có phản ứng (hơn 2–3 tuần), sốt, phát ban và gây ảnh hưởng đến ít nhất một hệ thống cơ quan nội tạng.

Ước tính có khoảng 1/1.000 – 1/10.000 ca bệnh gặp phải hội chứng quá mẫn do thuốc này và thường xảy ra sau lần đầu tiên sử dụng một loại thuốc nào đó. Nam giới thường mắc phải hội chứng này nhiều hơn nữ và tỷ lệ tử vong khoảng 8–10%. Yếu tố di truyền và yếu tố mắc phải đều góp phần làm tăng nguy cơ gặp hội chứng DRESS.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng DRESS

Hội chứng DRESS thường bộc lộ những biểu hiện trong khoảng từ 2–8 tuần sau khi thuốc bắt đầu gây ra những phản ứng. Thời gian khởi phát trung bình là 3 tuần. Tuy nhiên, các triệu chứng đôi lúc cũng bùng phát từ 3–4 tuần sau khi ngừng thuốc, ngay cả khi có những cải thiện ban đầu.

Hội chứng DRESS được chẩn đoán và điều trị như thế nào?

Bởi vì đây là một hội chứng phức tạp nên các biểu hiện lâm sàng rất đa dạng. Người bệnh thường sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng như:

  • Sốt cao và rất cao (38–40ºC), kéo dài và khó hạ sốt bằng các loại thuốc thông thường
  • Phát ban da, có thể phát ban nhẹ cho đến phồng rộp và mất da trên diện rộng nhưng thường là nốt ban đỏ, ngứa, có khi nổi sần, chứa mủ hay mụn nước, thường kèm theo phù mặt
  • Các biểu hiện liên quan đến ảnh hưởng toàn thân/nội tạng như nổi hạch, viêm gan, viêm màng ngoài tim, viêm thận kẽ hoặc viêm phổi

Các ảnh hưởng ở nội tạng là nguyên do chính dẫn đến gánh nặng bệnh tật và tử vong do hội chứng này ở các ca bệnh. Nhiều trường hợp còn liên quan đến tình trạng tăng bạch cầu gồm tăng bạch cầu ái toan (90%) và tăng bạch cầu đơn nhân (40%).

Đặc điểm đáng chú ý của hội chứng này là có thời gian khởi phát chậm, sau hơn 2-3 tuần từ khi dùng thuốc nghi ngờ gây dị ứng và có thể kéo dài dai dẳng, tái phát nhiều lần ngay cả khi dừng sử dụng. Điều này có thể giúp bác sĩ phân biệt với các phản ứng với thuốc đơn giản khác.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây hội chứng DRESS là gì?

Quá trình phát sinh hội chứng DRESS được cho là có sự tham gia của rất nhiều yếu tố (đa yếu tố), bao gồm cả yếu tố miễn dịch và không liên quan đến miễn dịch. Các giả thuyết được đưa ra thường xoay quanh sự tương tác phức tạp giữa hai hoặc nhiều yếu tố:

  • Thiếu hụt các enzyme giải độc do di truyền dẫn đến tích tụ các chất chuyển hóa thuốc, từ đó gây chết tế bào hoặc các hiện tượng miễn dịch thứ cấp.
  • Các mối liên quan di truyền giữa những kháng nguyên bạch cầu ở người (HLA) và phản ứng quá mẫn với thuốc có thể xảy ra.
  • Tương tác tiềm tàng giữa virus và thuốc dẫn đến sự tái hoạt động của các virus (thường là virus Herpes HHV6, HHV7 và EBV) trong cơ thể.

Yếu tố nguy cơ của hội chứng DRESS

Nguy cơ gặp phải hội chứng này thường được ghi nhận ở người dùng một số loại thuốc sau:

  • Thuốc chống co giật, động kinh (phenytoin, phenobarbital, carbamazepine…)
  • Thuốc kháng sinh, đặc biệt là kháng sinh nhóm beta-lactam
  • Allopurinol
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)
  • Captopril
  • Thuốc kháng retrovirus

Yếu tố di truyền cũng rất quan trọng. Nguy cơ bị hội chứng DRESS cao hơn đến 25% ở những người có người thân cùng huyết thống gần nhất từng trải qua hội chứng này.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Tìm hiểu thêm: Tăng nội tiết tố nữ là gì? Các dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Hội chứng DRESS được chẩn đoán và điều trị như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Chế độ ăn lành mạnh để bạn vẫn sống vui khỏe cùng đái tháo đường

Chẩn đoán hội chứng DRESS

Việc chẩn đoán đúng người bệnh đang mắc phải hội chứng DRESS thường gặp nhiều khó khăn vì các phản ứng dị ứng nặng trên da và các ảnh hưởng lên cơ quan nội tạng thay đổi rất đa dạng ở mỗi bệnh nhân. Một số tiêu chuẩn dùng trong chẩn đoán đã được đề xuất ở nhiều nơi. Ví dụ, tiêu chuẩn chẩn đoán regiSCAR bao gồm 3 yêu cầu:

  • Nhập viện
  • Phát ban cấp tính
  • Nghi ngờ phản ứng có liên quan đến thuốc

Đồng thời, người bệnh có xuất hiện ít nhất 3 trong 4 triệu chứng toàn thân sau:

  • Sốt trên 38ºC
  • Nổi hạch ở ít nhất 2 vị trí trên cơ thể
  • Có sự ảnh hưởng trên ít nhất một cơ quan nội tạng (gan, thận, tim…)
  • Có bất thường về huyết học, bao gồm tăng hoặc giảm số lượng tế bào lympho, tăng bạch cầu ái toan hoặc giảm tiểu cầu.
  • Thực tế, bác sĩ sẽ cần làm rất nhiều xét nghiệm để loại trừ những vấn đề khác có các triệu chứng tương tự. Quan trọng là phải chẩn đoán phân biệt với các hội chứng dị ứng thuốc khác như hội chứng Stevens-Johnson, Lyell, hoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN) để có các biện pháp điều trị đúng và kịp thời.

    Các cách điều trị hội chứng DRESS

    Ngay khi nhận thấy các triệu chứng bất thường xảy ra sau khi dùng thuốc, người bệnh cần ngừng thuốc ngay lập tức và đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị kịp thời. Việc ngừng thuốc kịp thời là yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu mức độ nghiêm trọng và nguy cơ tử vong do hội chứng này. Do đó, người bệnh luôn luôn phải theo dõi các thay đổi bất thường trên da khi dùng các thuốc có nguy cơ gây dị ứng cao.

    Khi gặp phải hội chứng này, hệ thống miễn dịch bị rối loạn và có thể kéo dài đến vài tuần sau khi dừng sử dụng thuốc nghi ngờ gây dị ứng. Do đó, bác sĩ thường chỉ định dùng corticosteroid toàn thân như một liệu pháp điều trị đầu tiên và giảm dần liều theo thời gian. Một số trường hợp nặng, các thuốc ức chế miễn dịch khác như cyclosporine từng được sử dụng có hiệu quả.

    Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn còn tranh cãi xem có nên sử dụng corticosteroid toàn thân thời gian dài hay không do chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khác như suy giảm miễn dịch, rối loạn điện giải, tăng huyết áp… Thậm chí, các thuốc này còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và thúc đẩy kích hoạt virus hay gây ra hiện tượng phụ thuộc thuốc ở người bệnh.

    Nói chung, việc lựa chọn thuốc và thời gian điều trị sẽ tùy vào từng trường hợp và kinh nghiệm của bác sĩ. Trong quá trình điều trị hội chứng DRESS, Các biện pháp chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng và điều trị những ảnh hưởng liên quan đến nội tạng cũng liên tục được thực hiện.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *