Cảm giác vô cớ bị bỏng rát giống như có ai “đốt lửa” ở trong miệng không phải là quá hiếm gặp, đây được gọi là hội chứng miệng bỏng rát. Tình trạng lưỡi rát như bị bỏng này như thể “từ trên trời rơi xuống” làm người bệnh hoang mang và đôi khi chính bác sĩ cũng “bó tay”.
Bạn đang đọc: Hội chứng miệng bỏng rát: Nguyên nhân do đâu, khắc phục thế nào?
Cảm giác bỏng rát hay lưỡi rát như bị bỏng này mang tính chủ quan và hoàn toàn không có một tổn thương thực thể nào hiện hữu ở trong miệng. Tuy hội chứng này không nguy hiểm nhưng lại rất khó chịu, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống. Vậy, “vì đâu mà nên nỗi?” và làm thế nào để khắc phục cảm giác khó chịu này? Mời bạn cùng tìm kiếm câu trả lời qua những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Kenshin.vn.
Nội Dung
- 1 Hội chứng miệng bỏng rát là gì?
- 2 Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng miệng bỏng rát?
- 3 Nguyên nhân nào gây ra hội chứng miệng bỏng rát?
- 4 Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng miệng bỏng rát?
- 5 Hội chứng miệng bỏng rát được điều trị như thế nào?
- 6 Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của hội chứng miệng bỏng rát?
Hội chứng miệng bỏng rát là gì?
Cảm giác bị bỏng, rát lưỡi hay rát trong miệng không phải là một bệnh mà chỉ là một hội chứng, tức là một tập hợp của các triệu chứng. Tình trạng này có thể kéo dài liên tục hoặc hết rồi lại tái lại. Sự xuất hiện của nó mang tính “tùy hứng” và đột ngột, tiến triển ngày càng nặng. Những nơi “có củi” cho nó “đốt” thường là:
Đôi khi, cảm giác bỏng rát này lan tỏa toàn bộ miệng giống như “cháy rừng”. Theo thống kê, chỉ khoảng 2% dân số mắc phải hội chứng trên. Trong đó, bệnh phổ biến ở nữ nhiều hơn nam. Ngoài cảm giác khó chịu tại chỗ ra, hội chứng này còn làm cho người bệnh khó ăn, khó ngủ, phiền muộn và lo âu.
Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng miệng bỏng rát?
Hầu hết trường hợp, người mắc hội chứng này sẽ có những cảm nhận sau:
Những triệu chứng khó chịu trên thường bắt đầu ngay sau khi thức dậy và kéo dài cả ngày với cường độ tăng dần theo thời gian. Chúng có thể luôn luôn “thường trực” trong một thời gian dài từ vài tháng đến vài năm và chỉ tạm thời dịu bớt trong lúc người bệnh đang ăn hoặc đang uống. Trong một số trường hợp “may mắn” hiếm hoi, chúng có thể đột ngột biến mất giống như cách chúng xuất hiện hoặc “lúc ẩn lúc hiện” như một “trò đùa”. Tuy nhiên, chẳng ai “nhìn thấy” và “cân đo đong đếm” được nó và nó cũng không gây ra bất kỳ một biến đổi hình thái nào ở trong vùng miệng.
Nguyên nhân nào gây ra hội chứng miệng bỏng rát?
Người ta phân hội chứng miệng bỏng rát này thành 2 loại dựa trên khả năng lý giải về sự xuất hiện của nó.
Hội chứng miệng bỏng rát nguyên phát
Nếu không thể tìm thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào qua thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng thì nó được xếp vào nhóm hội chứng miệng bỏng rát nguyên phát, tức “tự nó thế” hoặc vô căn, tức không rõ căn nguyên. Theo phỏng đoán, những trường hợp này có thể liên quan đến các vấn đề của thần kinh vị giác và thần kinh cảm giác, xảy ra ở chặng ngoại biên, tức các dây thần kinh ở phía ngoài hoặc ở chặng trung ương, tức các tế bào thần kinh trong não bộ.
Hội chứng miệng bỏng rát thứ phát
Khô miệng rát lưỡi là bệnh gì là thắc mắc thường gặp khi bạn gặp phải triệu chứng này. Theo các chuyên gia sức khỏe hội chứng miệng bỏng rát là hậu quả của một bệnh lý hoặc một tình trạng đã có từ trước mà người ta có thể xác định được như:
- Chứng khô miệng do tác dụng phụ của thuốc hoặc do vấn đề ở chức năng tuyến nước bọt
- Nhiễm nấm miệng
- Thiếu hụt các vitamin nhóm B như vitamin B1, B2, B6, B9, B12. Thiếu hụt các yếu tố vi lượng như sắt, kẽm…
- Dị ứng thực phẩm hoặc dị ứng với hương liệu, chất phụ gia có trong thực phẩm
- Dị ứng với mỹ phẩm hoặc các chất dùng trong thủ thuật nha khoa
- Trào ngược dạ dày – thực quản (GERD)
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc kháng virus
- Thói quen cắn đầu lưỡi, tật nghiến răng khi ngủ, lạm dụng chải chà lưỡi, lạm dụng nước súc miệng có hóa chất, dùng kem đánh răng không phù hợp, uống nước có tính axit…
- Rối loạn nội tiết tố, ví dụ như suy giáp, tiểu đường
- Sau xạ trị vùng đầu cổ
- Trạng thái tâm lý như lo âu, căng thẳng hoặc trầm cảm
- Răng giả, hàm giả có thể kích ứng, làm nặng thêm triệu chứng
Chính vì hiện tượng miệng bỏng rát xuất hiện sau và có liên quan với các tình trạng kể trên nên được gọi là hội chứng miệng bỏng rát thứ phát.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng miệng bỏng rát?
Tìm hiểu thêm: 10 loại thực phẩm gây ung thư mà bạn cần tránh sử dụng
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gặp phải hội chứng này, bao gồm :
- Nữ giới, nhất là đang trong giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh
- Trên 50 tuổi
- Mới bị ốm dậy
- Bị một số bệnh mạn tính như đau cơ xơ hóa, bệnh Parkinson, rối loạn tự miễn hoặc bệnh về hệ thần kinh
- Có thực hiện các thủ thuật nha khoa trước đó
- Gặp các chấn thương tâm lý trầm trọng, căng thẳng, lo âu, trầm cảm.
Hội chứng miệng bỏng rát được điều trị như thế nào?
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Việc chẩn đoán về hội chứng này rất khó khăn, đòi hỏi sự kết hợp của nhiều chuyên khoa. Để xác định nguyên nhân gây ra hội chứng này, các bác sĩ sẽ tiến hành:
- Kiểm tra tổng quan vùng miệng, hỏi kỹ bệnh sử và các loại thuốc đã dùng trước đó
- Hỏi về các triệu chứng gặp phải và thói quen chăm sóc răng miệng
- Kiểm tra sức khỏe tổng quát
Bên cạnh đó, họ cũng cho làm một số xét nghiệm cận lâm sàng chuyên sâu để tìm kiếm nguyên nhân, ví dụ như:
- Xét nghiệm máu
- Sinh thiết mô hoặc nuôi cấy bệnh phẩm lấy từ khoang miệng
- Xét nghiệm dị ứng
- Định lượng nước bọt
- Chụp CT hoặc MRI
- Kiểm tra tâm lý…
Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng miệng bỏng rát?
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ
Vậy cách chữa bỏng rát miệng là gì? Việc điều trị hội chứng miệng bỏng rát sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Cụ thể như sau:
Hội chứng miệng bỏng rát thứ phát
Đối với hội chứng miệng bỏng rát thứ phát, việc điều trị phụ thuộc vào bệnh lý cũng như các tình trạng tiềm ẩn đã gây ra cảm giác bỏng rát ở miệng. Ví dụ như điều trị bệnh nền, thay đổi thuốc, thay đổi thói quen, tránh hút thuốc lá, tránh thức uống có cồn và tính axit, tránh ăn đồ gia vị kích thích, thay răng giả, hàm giả cho phù hợp, uống bổ sung các vitamin, các yếu tố vi lượng, giảm stress… Việc điều trị tích cực có thể giúp giảm các khó chịu do hội chứng này gây ra.
Do đó, xác định được nguyên nhân là rất quan trọng. Khi nguyên nhân chính được khắc phục thì cảm giác bỏng rát và rối loạn vị giác sẽ thuyên giảm hoặc biến mất một cách nhanh chóng.
Hội chứng miệng bỏng rát nguyên phát
Hội chứng miệng bỏng rát nguyên phát không có cách điều trị và cũng không có biện pháp nào có thể làm mất hẳn triệu chứng. Hiện nay vẫn còn thiếu các nghiên cứu chuyên sâu về hội chứng này. Một số phương pháp đã được áp dụng thử, hòng làm giảm nhẹ các triệu chứng nhưng cho kết quả không chắc chắn và không giống nhau giữa các người bệnh. Bạn có thể phải thử vài phương pháp để tìm ra một phương pháp phù hợp nhất với mình.
Lựa chọn có thể bao gồm:
- Các sản phẩm thay thế nước bọt hoặc kích thích bài tiết nước bọt như nhai kẹo cao su không đường có sorbitol
- Dùng một loại nước súc miệng đặc biệt hoặc có chứa lidocain
- Capsaicin, một loại “thuốc giảm đau” theo nguyên tắc ưu thế, chiết xuất từ ớt
- Thuốc chống co giật clonazepam
- Một số thuốc chống trầm cảm
- Một số loại thuốc chặn cơn đau dây thần kinh
- Liệu pháp tâm lý, thay đổi hành vi nhận thức.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của hội chứng miệng bỏng rát?
Việc thực hiện lối sống tích cực và các biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp bạn đối phó với tình trạng này như sau:
- Uống nhiều nước để giảm bớt cảm giác khô miệng hoặc có thể ngậm thêm nước đá lạnh
- Tránh các loại thực phẩm và thức uống có tính axit như cà chua, nước cam, chanh, nước giải khát có gas và cà phê
- Tránh uống rượu bia và các thức uống có cồn vì chúng có thể gây kích ứng niêm mạc miệng
- Không hút thuốc lá
- Tránh thức ăn cay nóng
- Tránh các sản phẩm có quế hoặc bạc hà
- Hãy thử kem đánh răng không chứa chất phụ gia như loại kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm hoặc kem đánh răng không có bạc hà và quế
- Giảm stress.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.