Hội chứng nhược cơ Lambert-Eaton

Hội chứng nhược cơ Lambert-Eaton

Hội chứng nhược cơ Lambert-Eaton

Tìm hiểu chung

Hội chứng nhược cơ Lambert-Eaton là gì?

Hội chứng nhược cơ Lambert-Eaton (LEMS) là một dạng bệnh tự miễn hiếm gặp. Tình trạng sức khỏe này phát sinh khi các tế bào bạch cầu xem mô cơ là mục tiêu cần loại trừ và tấn công, từ đó kéo theo một loạt vấn đề về cơ bắp, bao gồm cả khả năng đi lại.

Bạn đang đọc: Hội chứng nhược cơ Lambert-Eaton

Theo thống kê, đối tượng mắc hội chứng nhược cơ Lambert-Eaton là người trung niên hoặc người cao tuổi bị ung thư phổi chiếm đến 50% trường hợp. Số còn lại có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi.

Mặc dù không thể điều trị hoàn toàn hội chứng nhược cơ Lambert-Eaton, nhưng bạn có thể tạm thời kiểm soát tốt vấn đề này bằng thuốc kê đơn.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng hội chứng nhược cơ Lambert-Eaton

Suy yếu cơ chi dưới dẫn đến việc đi lại khó khăn là dấu hiệu phổ biến nhất của hội chứng này. Bên cạnh đó, khi bệnh trở nặng theo thời gian, bạn còn có nguy cơ đối mặt với những triệu chứng như:

  • Cơ mặt suy yếu, thậm chí là tê liệt
  • Mất khả năng điều khiển cơ
  • Táo bón
  • Khô miệng
  • Mất sức
  • Gặp vấn đề với bàng quang

Đối với biểu hiện suy yếu cơ chi dưới, một số chuyên gia cho rằng bạn có thể tạm thời cải thiện bằng cách rèn luyện thể chất. Việc tập thể dục có khả năng kích thích cơ thể giải phóng một lượng acetylcholine vừa đủ để nâng cao sức mạnh cơ trong thời gian ngắn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân hội chứng nhược cơ Lambert-Eaton là gì?

Sự nhầm lẫn trong việc xác định “vật thể lạ” của các tế bào bạch cầu khiến một lượng lớn kháng thể được sinh ra để tấn công cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân chính gây nên các bệnh tự miễn nói chung cũng như hội chứng nhược cơ Lambert-Eaton nói riêng.

Trong trường hợp nhược cơ Lambert-Eaton, các đầu mút dây thần kinh kiểm soát lượng acetylcholine sản sinh trong cơ thể chịu thương tổn nặng nề bởi hệ miễn dịch. Acetylcholine là một hoạt chất dẫn truyền thần kinh chịu trách nhiệm kích hoạt những cơn co thắt cơ bắp, từ đó cho phép cơ thể thực hiện các động tác như đi lại, nhún vai, vẫn tay… Tình trạng tổn thương đầu mút dây thần kinh sẽ dẫn đến thiếu hụt acetylcholine và gây nhược cơ.

Mặt khác, một số nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa ung thư phổi và nhược cơ Lambert-Eaton là do các tế bào đột biến có khả năng tạo ra protein VGCC (voltage gated calcium channel), đóng vai trò thiết yếu trong quá trình sản xuất acetylcholine. Sự gia tăng bất thường về số lượng VGCC kích thích hệ miễn dịch sản sinh kháng thể để chống lại.

Thực tế, những kháng thể trên không chỉ tấn công tế bào ung thư mà còn tiêu diệt cả tế bào khỏe mạnh, góp phần suy giảm hàm lượng acetylcholine cần thiết. Do đó, bên cạnh tiền sử mắc bệnh tự miễn trong gia đình, ung thư phổi cũng được đánh giá là yếu tố rủi ro hàng đầu phát triển hội chứng nhược cơ Lambert-Eaton.

Tìm hiểu thêm: Trust issue: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách vượt qua rào cản

Hội chứng nhược cơ Lambert-Eaton

>>>>>Xem thêm: Nhiễm Enterovirus: Tất tần tật những thông tin cần biết!

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Hội chứng nhược cơ Lambert-Eaton có nguy hiểm không?

Nếu bạn không có biện pháp can thiệp kịp thời, hội chứng nhược cơ Lambert-Eaton có khả năng dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Gặp khó khăn trong việc thở hoặc nuốt
  • Nhiễm trùng
  • Dễ bị chấn thương do té ngã
  • Mất khả năng phối hợp hoạt động

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán hội chứng nhược cơ Lambert-Eaton?

Để chẩn đoán hội chứng nhược cơ Lambert-Eaton, bác sĩ sẽ đặt câu hỏi chi tiết về bệnh sử gia đình, đồng thời tiến hành kiểm tra thể chất tổng quát. Trong đó, họ sẽ kiểm tra một số yếu tố như sau:

  • Khả năng phản xạ như thế nào
  • Mô cơ có mất đi hay không
  • Liệu suy yếu cơ có phải do ít vận động

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm chuyên sâu nhằm củng cố độ chính xác của việc chẩn đoán tình trạng nhược cơ Lambert-Eaton. Chúng có thể bao gồm:

  • Xét nghiệm máu với mục đích tìm kiếm sự hiện diện của kháng thể chống lại VGCC.
  • Điện cơ đồ dùng để kiểm tra khả năng phản xạ của sợi cơ trước yếu tố kích thích.
  • Xét nghiệm vận tốc dẫn truyền thần kinh nhằm đo thời gian phản ứng của các dây thần kinh trước yếu tố kích thích.
  • Xét nghiệm hình ảnh (chụp CT, MRI…) giúp bác sĩ kiểm tra liệu có khối u xuất hiện ở phổi hay không.

Những phương pháp điều trị hội chứng nhược cơ Lambert-Eaton

Theo đánh giá từ nhiều chuyên gia, hội chứng nhược cơ Lambert-Eaton thuộc nhóm bệnh lý không thể điều trị hoàn toàn. Liệu trình điều trị hiện tại chủ yếu tập trung vào việc kiểm soát tình trạng sức khỏe liên quan, ví dụ như ung thư phổi hoặc đẩy lui triệu chứng.

Một trong những hướng chữa trị phổ biến nhất cho vấn đề sức khỏe trên là sử dụng immunoglobulin dưới dạng tiêm tĩnh mạch. Việc đưa những kháng thể không đặc hiệu này trực tiếp vào máu có thể làm dịu phần nào hệ miễn dịch đang chịu kích thích.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề xuất lựa chọn plasmapheresis, còn gọi là phương pháp tách huyết tương. Khi tiến hành phương pháp này, máu của người bệnh sẽ được đưa ra ngoài, tách phần huyết tương ra và loại bỏ kháng thể. Sau đó, huyết tương được đưa trở lại vào cơ thể.

Đôi khi một số thuốc đặc hiệu cho cơ cũng có thể được áp dụng để thuyên giảm triệu chứng. Chúng thường là mestinon (pyridostigmine) và 3, 4 diaminopyridine (3, 4-DAP). Tuy nhiên, đây là những loại thuốc kê toa và bạn cần thảo luận chi tiết hơn với bác sĩ về cách điều trị này.

Tiên lượng

Tiên lượng cho hội chứng nhược cơ Lambert-Eaton

Mặc dù vấn đề trên không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng sau khi tiếp nhận điều trị, nhiều người bệnh vẫn có thể đáp ứng tốt với liệu trình. Điều này giúp họ sớm nâng cao chất lượng cuộc sống mà không cần phải phụ thuộc vào thuốc.

Ngược lại, không ít trường hợp kết quả điều trị không tốt như mong đợi. Khi đó, bạn nên xem xét thêm những yếu tố có nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày của mình, từ đó tìm kiếm phương hướng điều trị phù hợp hơn.

Thực tế, nhược cơ Lambert-Eaton có nguy cơ rút ngắn tuổi thọ của một người nếu người đó đã hoặc đang bị ung thư. Nguyên nhân là do hầu hết trường hợp như vậy thường chỉ được phát hiện khi các tế bào đột biến đã phát triển mạnh và di căn. Lúc này, việc điều trị rất phức tạp, đồng thời tỷ lệ thành công không cao.

Kenshin không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *