Hỏi đáp Bác sĩ: Bà bầu nghén nặng nên ăn gì để đủ dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe?

Hỏi đáp Bác sĩ: Bà bầu nghén nặng nên ăn gì để đủ dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe?

Hỏi đáp Bác sĩ: Bà bầu nghén nặng nên ăn gì để đủ dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe?

Bạn đọc hỏi 

Chào bác sĩ 

Bạn đang đọc: Hỏi đáp Bác sĩ: Bà bầu nghén nặng nên ăn gì để đủ dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe?

Em 28 tuổi, mang thai lần đầu được 9 tuần. Em bị nghén nặng không ăn uống gì được, uống nước cũng thấy nhạt miệng, mắc ói. Nhiều món ăn trước kia em rất ghiền (như phở, hủ tíu, bánh tráng nướng mỡ hành…) nhưng giờ chỉ nghe nói là đã có cảm giác ớn, buồn nôn. Do không ăn uống được nên lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, hay bị hoa mắt, chóng mặt, khó tập trung. Bác sĩ cho em hỏi là làm thế nào để bớt bị nghén? Bà bầu bị nghén nặng như em nên ăn gì để đỡ nghén, đủ dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe. Em cảm ơn bác sĩ! 

Thu Trà Lê, Cần Đước, Long An 

Bác sĩ trả lời:

Chào bạn Thu Trà Lê,

Với câu hỏi làm thế nào để bớt bị nghén, bà bầu bị nghén nặng nên ăn gì để đỡ nghén, đủ dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe, ThS–BS Huỳnh Kim Dung hiện đang làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Phương Châu (Cần Thơ) giải đáp như sau:

Để biết làm thế nào để bớt bị nghén, bà bầu bị nghén nặng nên ăn gì để đỡ nghén, đủ dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe, trước tiên mời bạn cùng các độc giả tìm hiểu về khoảng thời gian mà mẹ bầu mang thai bị nghén nặng.

Bà bầu bị nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy?

Với nhiều mẹ bầu 8-9 tuần là khoảng thời gian triệu chứng nghén bắt đầu xuất hiện nhiều do lúc này nồng độ beta hCG tăng cao, gây ra những cảm giác rất khó chịu. Sau 12 tuần những triệu chứng này sẽ dần giảm đi, chỉ một số rất ít trường hợp là còn nghén đến lúc gần sinh mới hết.

Bà bầu bị nghén nặng nên ăn gì để đỡ nghén, đủ dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe

Tìm hiểu thêm: 9 cách nấu cháo cá diêu hồng ngon bổ, không tanh cho bé ăn dặm tăng cân

Hỏi đáp Bác sĩ: Bà bầu nghén nặng nên ăn gì để đủ dinh dưỡng, đảm bảo sức khỏe?

>>>>>Xem thêm: Tay bị đau nhức trong xương không chỉ là vấn đề xương khớp!

Thực tế với các mẹ bầu bị nghén trong thai kỳ, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, biểu hiện nghén mà các bác sĩ thường sẽ tư vấn 1 trong 2 cách phổ biến sau:

Cách giảm nghén không dùng thuốc:

  • Chia nhỏ bữa ăn, ăn nhiều tinh bột ít chất béo
  • Không được để bao tử trống, không ăn được cũng phải uống nước lọc để trung hòa axit dạ dày. Đồng thời cũng phải nạp nhiều nước
  • Tránh các thức ăn hoặc mùi khiến bạn khó chịu
  • Ăn bánh mì khô hoặc bánh quy đơn giản trước khi ra khỏi giường
  • Dùng thực phẩm hoặc đồ uống có chứa gừng (bánh quy gừng, trà gừng). 

Bên cạnh đó, bạn có thể thử bấm huyệt: vùng cổ tay có 1 số huyệt đạo giúp giảm nôn. Bạn có thể hỏi bác sĩ khám thai để được hướng dẫn chi tiết. 

Trường hợp nghén nặng thì phải dùng đến thuốc: 

Với các mẹ bầu bị nghén nặng, nôn ói nhiều, ảnh hưởng đến việc ăn uống, sức khỏe, các bác sĩ có thể chỉ định mẹ dùng:

  • Thuốc chống nôn, thuốc chống ốm nghén (có chứa pyridoxine và kháng histamin). 
  • Trường hợp mẹ bầu bị nghén nặng và quá mệt mỏi, các bác sĩ có thể cho truyền dịch thêm.

Đa phần những trường hợp mẹ bầu bị nghén nặng dùng thuốc sẽ thấy dễ chịu hơn. Với trường hợp của bạn Thu Trà Lê, lời khuyên là nếu hiện tại mà bạn vẫn còn cảm thấy quá mệt thì hãy gặp bác sĩ để được kê đơn nhé!

Cân nhắc các loại vitamin của bạn. Chất sắt trong vitamin trước khi sinh cũng có thể gây buồn nôn. Một loại vitamin tổng hợp có thể nhai được dành cho người lớn với axit folic có thể hữu ích.

  • Nhận nhiều không khí trong lành. Đi bộ một quãng ngắn hoặc thử ngủ khi mở cửa sổ.
  • – Bạn có thể xem thêm các bài viết: 

    Phụ nữ có nên dùng gừng khi mang thai?

    Bác sĩ giải đáp bà bầu uống nước chanh sả gừng được không?

    Nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy? Ốm nghén bao lâu thì hết?

    Trân trọng!

    Nội dung của Kenshin.vn có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *