Nội Dung
Bạn đọc hỏi
Chào bác sĩ
Bạn đang đọc: Hỏi đáp Bác sĩ: Bà bầu ngồi xổm có sao không?
Em mang thai được 4 tháng rưỡi, bụng bầu khá gọn. Vì đặc tính công việc (em làm việc ở vựa kinh doanh hải sản) nhiều khi vội không tiện cầm ghế theo nên rất hay ngồi xổm. Một vài chị khách ghé mua hàng thấy vậy khuyên em không nên ngồi xổm, bà bầu ngồi xổm sẽ không tốt cho thai nhi.
Bác sĩ cho em hỏi là bà bầu ngồi xổm có sao không? Bà bầu nên ngồi như thế nào để không ảnh hưởng đến thai nhi, an toàn cho cả mẹ và bé? Em cảm ơn bác sĩ!
Thu Hiền, Long Hải, Long Điền, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bác sĩ trả lời
Chào bạn Thu Hiền,
Với câu hỏi bà bầu ngồi xổm có sao không? Bà bầu nên ngồi như thế nào để không ảnh hưởng đến thai nhi, an toàn cho cả mẹ và bé?, ThS–BS Huỳnh Kim Dung hiện đang làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Phương Châu (Cần Thơ) giải đáp như sau:
Tư thế ngồi xổm không phải là việc hoàn toàn cấm kỵ trong thai kỳ, nó cũng không gây nguy hại quá mức đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu ngồi xổm liên tục thời gian dài và lặp đi lặp lại thì có thể mang lại những điều không hay.
Bà bầu ngồi xổm có sao không? Tại sao bà bầu không nên thường xuyên ngồi xổm?
Khi phụ nữ mang thai, cột sống chịu áp lực nhiều từ tử cung mang thai. Nếu ngồi xổm lâu dễ dẫn đến tắc nghẽn mạch máu, suy giãn tĩnh mạch.
Nếu mẹ bầu ngồi xổm quá lâu và đứng lên đột ngột có thể dẫn đến tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng dễ gây chóng mặt và té ngã rất nguy hiểm.
Từ 3 tháng giữa trở đi, khi bụng to dần, việc mẹ bầu ngồi xổm sẽ gây áp lực đè nén lên tử cung và bàng quang dễ gây đau.
Tư thế ngồi tốt cho mẹ bầu
Để phòng tránh và giảm đau lưng bạn nên chú ý cách ngồi đúng:
- Ngồi thẳng: Mẹ bầu không đổ người về trước, cố gắng giữ lưng thẳng, mở vai hướng ra sau.
- Khi ngồi ghế: Khi mang thai, bạn nên ngồi sâu vào trong ghế, mông chạm vào lưng ghế, có thể kê thêm chiếc mền hoặc tấm đệm nhỏ phía sau lưng (phần không chạm ghế) để lưng được thoải mái.
- Khi ngồi không bắt chéo chân, 2 chân thả lỏng.
- Không ngồi một chỗ quá lâu, thỉnh thoảng đứng lên đi lại vận động tay chân. Mẹ bầu cần cố gắng không ngồi cùng một tư thế trong 30 phút. Khi đứng dậy thì mẹ bầu cần dịch người về trước một chút và từ từ đứng thẳng lên, không nên chồm người về trước để đứng lên.
Các tư thế ngồi khác mẹ bầu nên tránh:
Lưu ý:
Mẹ bầu hãy chọn chiếc ghế có tay vịn mềm, cho phép vai của bạn được thư giãn và khuỷu tay ở gần cơ thể. Hãy cẩn thận với những chiếc ghế có bánh xe vì chúng có thể di chuyển khi bạn cố gắng ngồi xuống hoặc đứng lên. Điều này là rất nguy hiểm.
Bà bầu ngồi xổm có sao không? Bà bầu có thể ngồi xổm trong trường hợp nào?
Tìm hiểu thêm: Mắt bị khô khi mang thai: Thủ phạm và cách cải thiện
>>>>>Xem thêm: Làm sáng da bằng chanh: Tại sao không?
Tư thế ngồi xổm tương tự một tư thế trong yoga gọi là “tư thế bà đẻ”. Trong yoga, khi tập 2 tư thế này thì mẹ bầu 2 gối dang rộng hơn, kết hợp hít thở đều đặn.
Đây là tư thế tập để giảm hiện tượng táo bón khi mang thai. Ngoài ra, mẹ bầu tập tư thế này thường xuyên vào những ngày sắp sinh sẽ hỗ trợ cho quá trình chuyển dạ và sinh nở. Nguyên do là động tác này góp phần là mở khung chậu, giãn dần khớp hông, khớp háng, mềm dây chằng. Tuy nhiên, lưu ý là mẹ bầu cần tập có phương pháp, cường độ thích hợp dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên.
– Bạn có thể xem thêm các bài viết:
14 bài tập yoga cho bà bầu 3 tháng đầu giúp mẹ và bé cùng khỏe
Tư thế ngủ khi mang thai: nằm sấp, nằm ngửa hay nằm nghiêng?
Trân trọng!
Nội dung của Kenshin.vn có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.