Nội Dung
Bạn đọc hỏi:
Chào bác sĩ,
Bạn đang đọc: Hỏi đáp Bác sĩ: Bé không đi ị nhiều ngày phải làm sao?
Con em được 3 tháng 5 ngày, em cho con bú sữa theo nhu cầu, thường khoảng 3 tiếng bé sẽ bú 1 lần kể cả ban đêm. Lúc trước, ngày nào bé cũng đi ị và tự ị được. Nhưng khoảng 2 tuần trở lại đây, bé không đi ị nhiều ngày (2 – 3 ngày, thậm chí có đợt 4 ngày mới đi 1 lần), bé xì hơi nhiều và mùi rất khó ngửi. Em có lên mạng học cách massage xoa bụng cho bé, ép đầu gối bé vào bụng hay tập động tác đạp xe nhưng không thấy cải thiện. Bác sĩ cho em hỏi bé không đi ị nhiều ngày, em phải làm sao để cải thiện tình trạng cho con, nếu đưa con đi khám thì nên khám ở đâu để có hiệu quả? Em cảm ơn bác sĩ!
Ngọc Dung, Tân Phú, Đồng Nai
Bác sĩ trả lời:
Chào bạn Ngọc Dung,
Với câu hỏi bé không đi ị nhiều ngày phải làm sao để cải thiện tình trạng cho bé, bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm hiện đang công tác tại khoa Sơ sinh của Bệnh viện Sản Nhi TWG Long An, từng công tác tại Bệnh viện Nhi đồng 1 giải đáp như sau:
Bé hay xì hơi có thể do nhiều nguyên nhân. Trong thư bạn không nói rõ là bé bú mẹ hay sữa công thức nên mình chia ra 2 trường hợp để bạn có thể hiểu rõ và kịp thời điều chỉnh nhé!
- Trường hợp bé bú mẹ: Tình trạng bé không đi ị nhiều ngày chỉ vừa xảy ra gần đây, bạn có thể kiểm tra lại chế độ ăn của bản thân nhé. Một số thực phẩm dễ sinh đầy hơi cho bé trong giai đoạn bú sữa mẹ như rau cải và đậu, các chất gây đầy hơi có thể đi qua sữa mẹ. Các sản phẩm từ sữa (sữa tươi, sữa chua, phô mai…) trong chế độ ăn uống của bạn cũng có thể dẫn đến “sự không dung nạp” ở trẻ. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra lại liệu đã cho bé bú đúng tư thế chưa. Nếu trẻ chỉ ngậm núm vú mà không ngậm hết quầng vú màu nâu quanh núm vú, trẻ có xu hướng bú khí nhiều hơn bú sữa mẹ. Do bú khí nhiều nhưng sữa chẳng được bao nhiêu nên có thể trẻ chỉ xì hơi mà không đi tiêu. Do đó, mẹ cần cho con bú đúng cách, ăn thêm rau, trái cây và uống nhiều nước, vì những chất này có thể qua sữa mẹ giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn.
- Trường hợp bé bú sữa công thức: Nếu gần đây bạn đổi sữa công thức mới, trẻ cũng có thể không dung nạp loại sữa này.
Tìm hiểu thêm: 5 điều bạn nên biết về tác dụng phụ của dầu oliu
>>>>>Xem thêm: Cách làm bánh tét đơn giản mà ngon giúp bạn trổ tài ngày Tết
Trở lại với thắc mắc bé không đi ị nhiều ngày phải làm sao? Câu trả lời là để trẻ dễ đi tiêu, ngoài việc giải quyết nguyên nhân đã nêu ở trên, bạn có thể massage bụng cho trẻ cách cữ bú từ 30 – 60 phút. Cách massage đơn giản nhất là đặt ngón trỏ và ngón giữa ở phía dưới rốn hơi lệch về hông phải của bé, ấn nhẹ với lực vừa phải và xoay vòng quanh rốn theo chiều kim đồng hồ đến vùng hông trái. Bạn có thể thoa một ít dầu massage như dầu dừa, dầu hạnh nhân… để thao tác masage được dễ hơn. Có thể lặp lại động tác này 5 đến 10 lần. Một cách khác là bạn có thể dùng tay nắm hai đầu gối của bé, đẩy về phía bụng để hai gối bé gập lại, giữ trong khoảng 10 giây. Tiếp đó, nhẹ nhàng kéo chân bé duỗi ra trở lại. Việc lặp lại động tác này có thể giúp trẻ đi tiêu dễ dàng hơn, nhất là khi trẻ có biểu hiện rặn.
Với trường hợp con bạn, bé không đi ị nhiều ngày (2 – 3 ngày, thậm chí có đợt 4 ngày mới đi 1 lần), bạn có thể kiểm tra lại tính chất phân và triệu chứng thể hiện khó khăn khi bé đi tiêu để xác định liệu con có biểu hiện giống táo bón không nhé. Nếu trẻ vẫn đi tiêu phân mềm, tự tiêu được trong vòng 10 phút rặn, không chướng bụng, tăng cân tốt thì mẹ có thể chỉ cần theo dõi thêm.
Bé sơ sinh và trẻ nhỏ hay xì hơi hay tình trạng bé không đi ị nhiều ngày, được xem là bất thường nếu có kèm theo một trong những triệu chứng sau: chướng bụng, ọc sữa liên tục, bỏ bú, sốt hoặc lừ đừ. Nếu sau khi đã thử massage mà tình trạng đi tiêu vẫn không cải thiện hoặc trẻ có những dấu hiệu đi kèm, bạn nên đưa trẻ đi khám tiêu hóa tại các bệnh viện nhi uy tín nhé.
– Bạn có thể xem thêm các bài viết:
Bé sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không ị phải làm sao?
Đầy hơi ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân do đâu?
Trẻ bị sôi bụng: Nguyên nhân do đâu, mẹ nên làm thế nào?
Trân trọng!
Nội dung của Kenshin có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.