Trong thế kỷ 21, khi công nghệ và y học phát triển mạnh mẽ, những câu hỏi xoay quanh dinh dưỡng và phòng tránh bệnh tật trở nên ngày càng phổ biến. Trong đó, một câu hỏi thường gặp là liệu người mắc bệnh lao phổi có nên uống sữa không? Đây là một vấn đề gây tranh cãi trong cộng đồng y học và dinh dưỡng, và để hiểu rõ hơn về điều này, chúng ta cần phải tìm hiểu cả về bệnh lao phổi và tác động của sữa đối với cơ thể.
Bạn đang đọc: Hỏi đáp bác sĩ: Bệnh lao phổi có được uống sữa không?
Nội Dung
Bạn đọc hỏi:
Chào bác sĩ, ba tôi bị lao phổi và đang dùng kháng sinh điều trị bệnh. Từ lúc bệnh, ba tôi ăn uống không ngon, thường bỏ bữa. Tôi rất lo lắng nên muốn mua sữa để bổ sung dưỡng chất cho ba. Tuy nhiên, tham khảo trên mạng tôi có thấy sữa có ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc kháng sinh. Vậy xin hỏi bác sĩ người bệnh lao phổi có được uống sữa không? Cảm ơn bác sĩ nhiều.
Anh Văn Hùng (25 tuổi)
Bác sĩ trả lời:
Chào bạn,
– Với câu hỏi Bệnh lao phổi có được uống sữa không, bác sĩ Phạm Thị Hồng Phượng, chuyên khoa Ho – Hô hấp, giải đáp như sau:
Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người bị lao phổi
Trước khi tìm hiểu bệnh lao phổi có được uống sữa không thì bạn cần hiểu rõ về chế độ dinh dưỡng cho người bị lao phổi. Khi bị tấn công bởi vi khuẩn lao, cơ thể người bệnh sẽ bị tổn thương dễ xuất hiện tình trạng mệt mỏi, ho kéo dài, khó thở, suy giảm sức đề kháng, hệ miễn dịch suy yếu gây ra chán ăn, thay đổi khẩu vị, dễ dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, sụt cân. Do đó, bổ sung dinh dưỡng hợp lý đúng, đầy đủ chất rất quan trọng để giúp người bệnh nhanh chóng khỏi bệnh và phục hồi được sức khỏe.
Điều trị kết hợp giữa thuốc uống và dinh dưỡng sẽ mang lại hiệu quả điều trị tối ưu nhất dành cho bệnh nhân lao phổi. Tuy nhiên, phần lớn người bệnh lao phổi chưa có kiến thức đầy đủ như thế nào là một chế độ dinh dưỡng phù hợp, có thể bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý cho toàn bộ quá trình điều trị. Dưới đây là 1 vài lưu ý về những thực phẩm nên và không nên bổ sung trong quá trình sử dụng kháng sinh điều trị lao phổi:
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Việt Pháp
Thực phẩm nên được bổ sung trong quá trình điều trị:
- Kẽm: kẽm có tác dụng tăng tốc độ hồi phục vết thương, cân bằng hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, kẽm còn là một trong những yếu tố cần trong quá trình đông máu, giảm tốc độ lão hóa da. Các thuốc điều trị lao phổi có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu và thải trừ kẽm, thiếu hụt kẽm dẫn đến chán ăn và hệ miễn dịch suy giảm. Thực phẩm chứa kẽm nên được bổ sung: hải sản, đậu hà lan, lòng đỏ trứng gà, thịt lợn nạc,..
- Sắt: là một trong những thành phần quan trọng của hồng cầu, và nhân tế bào. Bệnh nhân lao phổi thường thiếu máu thiếu sắt do ăn uống kém và các tác dụng của thuốc điều trị. Bổ sung sắt đầy đủ là một trong những phương pháp giúp cải thiện sức khỏe và hỗ trợ đề kháng giúp người mắc lao phổi nhanh chóng khỏi bệnh. Mộc nhĩ, nấm hương, lòng đỏ trứng,… là những thực phẩm chứa nhiều sắt được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân lao phổi.
- Kali, selen: Kali giúp các tế bào tăng sinh khỏe mạnh và giảm thiểu nguy cơ gây xuất huyết. Nên bổ sung thêm rau xanh, dầu thực vật, gan, khoai tây, măng,… do có chứa nhiều kali. Selen có vai trò loại bỏ các chất độc hại, hoạt hóa lại hệ thống enzyme của cơ thể. Selen chứa trong sữa, đậu tương, hạt vừng, ớt,…
- Bổ sung chất xơ cũng là một biện pháp giúp người bệnh cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, cải thiện các vấn đề tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy. Thực phẩm chứa nhiều chất xơ: rau xanh, trái cây,..
- Vitamin A, E, C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, tránh được quá trình oxy hóa và nhiễm khuẩn. Những thực phẩm chứa nhiều vitamin A, E, C là: gan, thịt gà, thịt nạc lợn, thịt bò, cá biển, rau có màu xanh,..
- Vitamin K và vitamin nhóm B: người mắc lao phổi sử dụng thuốc điều trị có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng tại đường tiêu hóa trong đó có vitamin nhóm B và vitamin K. Khi thiếu hụt vitamin K và vitamin nhóm B quá trình đông máu của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, chức năng hệ miễn dịch bị suy yếu và có thể có tình trạng viêm dây thần kinh ngoại biên. Vitamin K và vitamin nhóm B có nhiều trong gan, rau xanh, thịt lợn, đậu, khoai tây,…
Nhóm thực phẩm nên hạn chế sử dụng trong quá trình điều trị lao phổi:
- Bệnh nhân lao phổi nên tránh những loại thực phẩm khiến tình trạng ho diễn ra tồi tệ hơn như: gừng, ớt, thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn.
- Bia, rươu, thuốc lá, các chất kích thích, cà phê, trà, thuốc lá,… sẽ khiến người bệnh rơi vào sốt kéo dài, rối loạn thần kinh, ra mồ hôi trộm, hơn thế nữa, những thực phẩm này còn giảm tác dụng của thuốc và tăng tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh
Bệnh lao phổi có được uống sữa không? Những lưu ý khi dùng sữa với thuốc kháng sinh trị lao.
>>>>>Xem thêm: Tinh hoàn nhỏ có bị vô sinh không? Nguyên nhân, cách trị tinh hoàn nhỏ
Một số loại kháng sinh thuộc nhóm ciprofloxacin, tetracycline, có thể vón cục với canxi, sắt và các khoáng chất khác có chứa trong sữa. Sự vón cục này giảm khả năng hấp thu và làm giảm tác dụng của thuốc. Để biết được nhóm kháng sinh nào đang được sử dụng trên bệnh nhân bạn cần liên hệ với bác sĩ điều trị để được tư vấn thêm.
Bệnh lao phổi có được uống sữa không? Câu trả lời là “Được”. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Nên sử dụng thuốc và sữa cách xa nhau, tốt nhất nên sử dụng sữa trước hoặc sau khi dùng thuốc ít nhất 3 tiếng.
- Nếu được có thể thay thế sữa bằng các loại thực phẩm khác không chứa nhiều canxi trong quá trình điều trị. Khi kết thúc điều trị có thể sử dụng lại sữa bình thường.
- Ngoài ra trong quá trình dùng thuốc, nếu có những triệu chứng sau: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, đau đầu, đau khớp, sưng khớp,.. cần thông báo ngay với bác sĩ điều trị để đưa ra hướng xử trí phù hợp.
Trân trọng!
Trong kết luận, việc xem xét liệu người mắc bệnh lao phổi có nên uống sữa hay không đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng và phải dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể của mỗi người. Tuy nhiên, quan điểm phổ biến trong cộng đồng y học là sữa có thể được tiêu thụ một cách an toàn, tuy nhiên, việc này nên được thực hiện dưới sự giám sát của các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời, việc duy trì một lối sống lành mạnh và ăn uống cân đối là chìa khóa quan trọng để hỗ trợ quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh lao phổi cũng như nhiều bệnh khác.