Hỏi đáp bác sĩ: Cỏ ngọt có tác dụng gì?

Hỏi đáp bác sĩ: Cỏ ngọt có tác dụng gì?

Hỏi đáp bác sĩ: Cỏ ngọt có tác dụng gì?

Bạn đọc hỏi:

Chào bác sĩ, tôi năm nay 50 tuổi, đang mắc bệnh tiểu đường loại 2. Tôi nghe nói dùng cỏ ngọt có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu. Điều này có đúng không? Và cỏ ngọt còn có các tác dụng gì khác? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với.

Bạn đang đọc: Hỏi đáp bác sĩ: Cỏ ngọt có tác dụng gì?

Hoàng Tuấn (50 tuổi)

Bác sĩ trả lời:

Chào bạn,

Với câu hỏi: “Cỏ ngọt có tác dụng gì?”, BS CKI. Lai Ngọc Hiền (Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Y học cổ truyền TP. HCM) giải đáp như sau:

Hỏi đáp bác sĩ: Cỏ ngọt có tác dụng gì?

Cỏ ngọt – cỏ Stevia hay còn gọi là cúc ngọt, tên khoa học Stevia rebaudiana là một loài thực vật có hoa thuộc họ Asteraceae. Hiện cây được trồng ở nhiều nơi trên thế giới để làm chất tạo ngọt và làm dược liệu. Hoạt chất chính trong cỏ ngọt là một Glycoside tên là Steviol, có độ ngọt gấp 300 lần so với đường mía. Vì vậy, cỏ ngọt được sử dụng trong các thực đơn ít năng lượng để điều trị các bệnh như đái tháo đường, điều hòa lượng đường trong máu, cân bằng huyết áp, hạ mỡ máu…

Cỏ ngọt đã được FDA chấp thuận an toàn và được ứng dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp thực phẩm để thay thế đường hóa học. Ngoài ra, thành phần Steviosid trong lá cây cỏ ngọt còn có tác dụng làm tăng tốc độ lọc cầu thận, hạ huyết áp, bài niệu và tăng thải trừ Natri hay còn gọi là tác dụng lợi tiểu.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Đi bộ có giảm cân không?

Hỏi đáp bác sĩ: Cỏ ngọt có tác dụng gì?

Cỏ ngọt với Steviosid có vị ngọt sẽ làm giảm nhu cầu chất bột đường của cơ thể, nên cũng có tác dụng chữa béo phì. Chiết xuất từ thân và lá có hoạt tính chống oxy hóa tốt, và do đó có khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa các bệnh qua trung gian gốc tự do như bệnh tim mạch, xơ vữa mạch máu, béo phì, đái tháo đường, ung thư… Trong cỏ ngọt còn chứa các vi chất dinh dưỡng như selen, kẽm, mangan và một số hoạt chất khác có hoạt tính chống viêm.

Hơn nữa, Steviol glycoside chống lại stress oxy hóa bằng cách tăng mức Glutathione nội bào bị giảm và điều chỉnh hoạt động và biểu hiện của hai enzyme chống oxy hóa superoxide dismutase và catalase. Các công trình nghiên cứu hiện tại đã làm sáng tỏ tác dụng mô phỏng insulin và đặc tính chống oxy hóa do Steviol glycoside tạo ra, cho thấy tiềm năng rất to lớn trong tương lai về điều trị bệnh tiểu đường và duy trì sức khỏe.

Trong cuộc sống hiện đại, việc tiêu thụ quá nhiều đường có liên quan đến sự phát triển của nhiều vấn đề sức khỏe, do vậy phòng ngừa và điều trị là việc rất quan trọng và cần thiết. Sau đây là một số bài thuốc với cây cỏ ngọt:

Hỏi đáp bác sĩ: Cỏ ngọt có tác dụng gì?

>>>>>Xem thêm: Mao địa hoàng

Cỏ ngọt dùng cùng nhân trần, cam thảo, lá trà khô Atiso giúp giải khát, thanh nhiệt cho cơ thể. Liều lượng: 5 – 7 gam mỗi ngày.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Lá cỏ ngọt phơi khô 2.5g, sắc với 200ml nước còn lại 50ml, thực hiện 2 lần/ngày trong thời gian dài.

Dùng cho người bị béo phì: Sắc uống 7.5g cỏ ngọt khô, dùng liên tục, theo dõi cân nặng, kết hợp ăn uống hài hòa cùng tập luyện.

Dùng cho bệnh nhân bị tăng huyết áp: Lá cỏ ngọt 6g, hoa hòe (sao vàng) 10g, hoa cúc 4g và quyết minh tử (sao cháy) 12g sắc uống hằng ngày.

Trân trọng!

Nội dung của Kenshin có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *