Nội Dung
Bạn đọc hỏi
Chào bác sĩ
Bạn đang đọc: Hỏi đáp Bác sĩ: Giãn ruột là gì? Giãn ruột sinh lý kéo dài trong bao lâu?
Con em được 3,5 tháng. Em cho con bú mẹ kết hợp dặm thêm sữa bình (2 – 3 cữ) vào ban đêm. Hơn 2 tuần trở lại đây con rất ít đi ị, 3-5 ngày mới đi ị 1 lần. Bé xì hơi khá nhiều, khi ị thì phải rặn đỏ cả mặt. Em sợ con bị táo bón hay có bệnh lý gì về tiêu hóa nên cho con đi khám thì được chẩn đoán là con bị giãn ruột và hướng dẫn em massage, tắm nước ấm cho bé để con đi tiêu thường xuyên hơn.
Bác sĩ cho em hỏi bệnh giãn ruột ở trẻ sơ sinh là gì? Tình trạng giãn ruột sinh lý kéo dài trong bao lâu? Ngoài những biện pháp như bác sĩ khám tư vấn thì em cần làm gì để con đi tiêu thường xuyên ạ? Em cảm ơn bác sĩ!
Mẹ bé Cải Bắp, 3,5 tháng, Biên Hòa, Đồng Nai
Bác sĩ trả lời:
Chào mẹ Bắp Cải,
Với câu hỏi bệnh giãn ruột ở trẻ sơ sinh là gì? Tình trạng giãn ruột sinh lý kéo dài trong bao lâu? Những biện pháp khác giúp trẻ đi tiêu thường xuyên, bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm hiện đang công tác tại khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Becamex Bình Dương, từng công tác tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 giải đáp như sau:
Giãn ruột sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì, kéo dài trong bao lâu?
Hai năm đầu đời là một phần quan trọng của giai đoạn này, được đặc trưng bởi tốc độ tăng trưởng và phát triển nhanh chóng của một số cơ quan. Do đó, các triệu chứng tiêu hóa có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh có thể liên quan đến một số thay đổi về giải phẫu và chức năng được quan sát thấy ở giai đoạn này. Thực ra không có khái niệm giãn ruột sinh lý. Khi kết luận 1 đoạn ruột giãn, tức đã so sánh với 1 đoạn ruột khác có kích thước bình thường. Tình trạng giãn ruột thường liên quan đến bệnh lý viêm ruột, tắc ruột hoặc phình đại tràng bẩm sinh (bệnh Hirschprung). Đối với hệ tiêu hóa trẻ em, ruột là đoạn dài nhất của đường tiêu hóa và chúng phát triển rất nhanh. Có thể hiểu tình trạng “giãn ruột sinh lý” theo nhiều phụ huynh nghĩ với nghĩa lành tính là tình trạng phát triển chiều dài và chiều rộng của toàn bộ ruột theo tuổi. Ví dụ chiều dài ruột ước tính khoảng 50 cm vào những tháng giữa thai kỳ, khoảng 100 cm trong những tuần trước khi sinh và 200 cm trong những tuần đầu sau sinh. Ruột sẽ phát triển đạt mức giống người trưởng thành khi trẻ 4 tuổi, để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng.
Đối với giai đoạn dưới 1 tuổi, nhất là dưới 6 tháng tuổi, tốc độ tăng trưởng của trẻ rất nhanh, trung bình mỗi tháng tăng 600-900g. Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn, sữa mẹ là thực phẩm giàu dinh dưỡng nên đôi khi cơ thể bé có thể hấp thu gần hết, chỉ còn lại một phần rất ít thải ra đường tiêu hóa. Vì vậy, trẻ bú mẹ (thường sau 8 tuần tuổi) có thể đi tiêu chỉ 1 lần/tuần. Điều đó không có nghĩa là trẻ bị táo bón. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, đặc biệt là nếu trẻ chưa bắt đầu ăn dặm, có thể đi tiêu mỗi 2 tuần vào lúc trẻ được 2-3 tháng tuổi. Quan trọng là phân của trẻ mềm, sệt, không có nhầy máu, tự tiêu được trong vòng 10 phút rặn, trẻ không có kèm theo triệu chứng khác như quấy khóc hay chướng bụng, bỏ bú, ọc sữa. Nếu lượng sữa mà trẻ bú quá nhiều sẽ khiến ruột “giãn” nhanh hơn diễn tiến sinh lý, nhưng do hấp thu gần hết nên lượng phân sẽ ít và thường cần thời gian tích tụ đủ so với kích thước ruột “giãn” mới đủ tạo phản xạ đi tiêu. Nhưng ngược lại, nếu bé bú sữa không đủ cũng là nguyên nhân mà con ít đi cầu.
Nếu trẻ bú mẹ kèm sữa công thức, tình trạng đi tiêu có thể ít hơn bú mẹ hoàn toàn. Bạn nên kiểm tra lại liệu đã pha đúng cách hay chưa (đổ nước vào bình trước khi đổ sữa) hoặc cho bé bú mẹ trước, nếu không đủ thì thêm sữa công thức. Đối với chế độ ăn của mẹ, nên uống nhiều nước và ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm, nhất là rau củ và trái cây. Vẫn ưu tiên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu.
Trẻ bị giãn ruột: Làm thế nào để trẻ đi tiêu dễ dàng hơn?
Tìm hiểu thêm: U hạt bẹn
>>>>>Xem thêm: Công dụng bất ngờ khi bạn tắm muối epsom
Có một số phương pháp giúp trẻ đi tiêu dễ, chẳng hạn như:
Tình trạng không đi tiêu, được xem là bất thường nếu có kèm theo một trong những triệu chứng sau: chướng bụng, ọc sữa liên tục, bỏ bú, sốt hoặc lừ đừ. Nếu sau khi đã thử massage mà tình trạng đi tiêu vẫn không cải thiện hoặc trẻ có những dấu hiệu đi kèm, bạn nên đưa trẻ đi khám tiêu hóa tại các bệnh viện nhi uy tín nhé.
Bạn có thể xem thêm các bài viết:
Theo dõi phân trẻ sơ sinh qua từng giai đoạn: Khi nào là bất thường?
Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao? Khi nào cần đưa trẻ đi khám?
Dùng dầu massage cho bé nào an toàn và tốt cho da?
Trân trọng!
Nội dung của Kenshin có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.