Hỏi đáp bác sĩ: Mang thai sau khi sảy thai: Đâu là thời điểm tốt nhất và phải làm gì để có một thai kỳ khỏe mạnh?

Hỏi đáp bác sĩ: Mang thai sau khi sảy thai: Đâu là thời điểm tốt nhất và phải làm gì để có một thai kỳ khỏe mạnh?

Hỏi đáp bác sĩ: Mang thai sau khi sảy thai: Đâu là thời điểm tốt nhất và phải làm gì để có một thai kỳ khỏe mạnh?

Bạn đọc hỏi:

Chào bác sĩ, 

Bạn đang đọc: Hỏi đáp bác sĩ: Mang thai sau khi sảy thai: Đâu là thời điểm tốt nhất và phải làm gì để có một thai kỳ khỏe mạnh?

Em năm nay 30 tuổi, chồng em 32 tuổi. Chúng em kết hôn đã được hơn 2 năm. Hơn 1 năm đầu vì chưa muốn có con nên chúng em kế hoạch bằng phương pháp dùng thuốc tránh thai. 1 năm trở lại đây, em thả tự nhiên thì có dính bầu 2 lần nhưng tiếc là em đều bị sảy khi thai được tầm 8 tuần. Bác sĩ cho em hỏi, với người từng bị sảy thai như em thì thời điểm tốt nhất để mang thai sau khi sảy thai là bao lâu? Em nên làm gì để tăng khả năng thụ thai, có một thai kỳ khỏe mạnh? 

Nguyệt Phùng, Long Thành, Đồng Nai

Bác sĩ trả lời: 

Chào bạn, 

Trường hợp của bạn gọi là sảy thai liên tiếp (từ 2 lần trở lên), xuất hiện với tần suất 1 – 2% phụ nữ. Với câu hỏi “Thời điểm tốt nhất để mang thai sau khi sảy thai là bao lâu, phải làm gì để tăng khả năng thụ thai và có một thai kỳ khỏe mạnh’, ThS-BS Huỳnh Kim Dung, Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ giải đáp như sau:

Với thắc mắc nên mang thai sau khi sảy thai, bác sĩ xin giải đáp cho bạn như sau: Thời điểm sớm nhất là 2 tuần sau sảy thai, bạn có thể nghĩ đến việc mang thai lại, nếu sức khỏe và tâm lý ổn định. Nhưng để việc chuẩn bị được tốt và đặc biệt bạn có tiền sử hư thai 2 lần, bác sĩ khuyên bạn hãy chờ lâu hơn. Bạn cần có thời gian để ổn định tâm lý, phục hồi sức khỏe, nội mạc tử cung được chuẩn bị tốt và cũng là thời gian để bạn làm các xét nghiệm và tiêm ngừa nếu trước đó chưa làm, cân bằng luỵện tập ăn uống.  

Ngoài ra, để có thể mang thai sau sảy thai thành công nghĩa là tăng cơ hội thụ thai thành công cũng như duy trì một thai kỳ khoẻ mạnh, bạn cần:

Tự chăm sóc cơ thể: 

Trước tiên, tinh thần bạn phải tốt thì thể chất mới tốt. Stress là 1 trong những nguyên nhân liên quan đến việc sẩy thai. Bạn cần học cách hít thở điều hòa tâm trạng, cân đối thời gian dành cho công việc, gia đình và bản thân. Bạn hãy chọn cho mình một bộ môn thể thao yêu thích để vừa tập có sức khỏe vừa thấy vui, gợi ý là yoga, khiêu vũ, đi bộ – chạy bộ, pilates,…

Khi đã mang thai rồi bạn vẫn có thể duy trì chơi các bộ môn này nhưng với cường độ và cách thức khác sao cho an toàn cả mẹ và thai. Nếu dư dả thời gian thì bạn có thể tham gia thêm các hoạt động khác. Chủ yếu để bạn có được cuộc sống tích cực và tràn đầy năng lượng. 

Bổ sung vitamin: quan trọng là acid folic, DHA, vitamin D. Ngoài ra, bạn có thể uống vitamin tổng hơp. Đồng thời kết hợp chế độ ăn tươi sạch, ăn nhiều rau trái cây, tránh tiếp xúc khói thuốc lá, hạn chế thức uống có cồn.

Người có chỉ số khối cơ thể cao (mập, béo phì) cũng khó mang thai hơn người khác. Tập luyện đều đặn kết hợp ăn sạch sẽ giúp bạn loại bỏ mỡ thừa trong cơ thể, từ đó kiểm soát cân nặng. Ngoài ra, chồng bạn cũng nên duy trì lối sống lành mạnh để sản sinh được những chàng tinh binh thật khỏe khoắn. Điều này rất hữu ích trong việc tăng khả năng thụ thai thành công và có một thai kỳ khỏe mạnh. 

Tiêm ngừa:

Bạn nên hoàn thành các mũi tiêm cần thiết trước khi mang thai ít nhất 1 tháng. Nếu trước đó bạn chưa mắc bệnh hoặc chưa tiêm thì các mũi tiêm chuẩn bị mang thai là: ung thư cổ tử cung, viêm gan B, Rubella, thủy đậu, cúm.

Tìm hiểu thêm: Những cách chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng Đông y dễ thực hiện

Hỏi đáp bác sĩ: Mang thai sau khi sảy thai: Đâu là thời điểm tốt nhất và phải làm gì để có một thai kỳ khỏe mạnh?

>>>>>Xem thêm: Bạn có biết sảy thai bao lâu thì rụng trứng chưa? Hãy tìm hiểu ngay!

Làm các xét nghiệm: 

  • Xét nghiệm máu tổng quát và chuyên sâu: Trường hợp của bạn bị sẩy 2 lần liên tiếp nên bạn cần thực hiện rất nhiều xét nghiệm với hy vọng tìm ra nguyên nhân để dự phòng. Một số xét nghiệm điển hình như: nhóm máu Rhesus, kháng thể kháng phospholipid, prolactin, chức năng tuyến giáp, TORCH, giang mai….
  • Xét nghiệm di truyền học cả 2 vợ chồng: xem có mang gene di truyền bất thường không 
  • Siêu âm bơm nước lòng tử cung: xem trong lòng tử cung có nhân xơ, polyp gây cản trở không.
  • Có điều gì chưa rõ về việc thực hiện những điều trên bạn hãy tham khảo thêm với bác sĩ của mình để thực hiện đạt hiệu quả cao nhất. 

    Điều cuối cùng bạn nên nhớ là: Dù bạn có làm tốt hết tất cả những điều kể trên nhưng thực tế là không có phương cách nào có thể ngăn chặn hoàn toàn hiện tượng sảy thai. Tuy vậy, bạn cứ duy trì lối sống lành mạnh, lạc quan sẽ rất tốt cho chính bạn và cho cả thai nhi. Khi bạn đã mang thai thành công, đừng nghĩ gì về 2 lần mang thai trước, chỉ tập trung vào bào thai hiện tại và ăn uống, nghỉ ngơi thật thoải mái.

    Bạn có thể xem thêm các bài viết liên quan: 

    Sảy thai bao lâu thì có thai lại được? Bí quyết để có thai kỳ khỏe mạnh 

    Giải đáp nhanh vấn đề sảy thai tự nhiên bao lâu có kinh lại? 

    Chấm dứt thai kỳ bao lâu thì có thể mang thai lại? 

    Trân trọng!

    Nội dung của Kenshin có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *