Hỏi đáp bác sĩ: Mổ sỏi thận nên ăn gì?

Hỏi đáp bác sĩ: Mổ sỏi thận nên ăn gì?

Hỏi đáp bác sĩ: Mổ sỏi thận nên ăn gì?

Bạn đọc hỏi:

Chào bác sĩ, chồng tôi đang chuẩn bị mổ sỏi thận. Xin hỏi bác sĩ sau mổ sỏi thận nên ăn gì và kiêng ăn gì để nhanh hồi phục sức khỏe? Cảm ơn bác sĩ nhiều.

Bạn đang đọc: Hỏi đáp bác sĩ: Mổ sỏi thận nên ăn gì?

Chị Linh (28 tuổi)

Bác sĩ trả lời:

Chào bạn,

– Với câu hỏi Mổ sỏi thận nên ăn gì và kiêng ăn gì, bác sĩ Nguyễn Trọng Nguyễn, chuyên khoa Ngoại Thận – Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang giải đáp như sau:

Có rất nhiều phương pháp để điều trị sỏi thận hiện nay, sau khi mổ để tránh tái phát sỏi và hồi phục sức khỏe thì bác sĩ khuyên người bệnh dựa theo tính chất sỏi để ăn uống cho hợp lý.

Do đó, để phòng tránh và kiểm soát sỏi thận, sỏi tiết niệu không để tái phát, bạn cần biết rõ mình mắc loại sỏi gì và có chế độ ăn uống hợp lý nhất. Một số điều cần lưu ý khi mắc các loại sỏi như sau:

1. Sỏi canxi

Đây là loại sỏi thường được nhắc đến đầu tiên khi bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc sỏi thận. Chúng chiếm đến hơn 80% trường hợp với đặc trưng là những viên sỏi cứng, có hình dạng và kích thước khác nhau. Sỏi này dễ dàng phát hiện trên X-quang hệ niệu ko chuẩn bị.

Sỏi canxi hình thành trong thận hoặc ruột, do hàm lượng canxi vượt quá hàm lượng mà cơ thể cần. Lượng canxi này không kịp đào thải qua nước tiểu sẽ lắng đọng và hình thành sỏi.

Một nguyên nhân khác là giảm lượng citrat niệu – chất có tác dụng ức chế kết tinh các muối canxi. Citrat niệu bị giảm xuống do nguyên nhân nào đó, như nhiễm khuẩn tiết niệu, sẽ gây bão hòa muối canxi trong nước tiểu gây nên bệnh sỏi thận.

Trường hợp người bệnh ăn quá nhiều thực phẩm chứa canxi như tôm cua, uống nhiều sữa giàu canxi tổng hợp, hoặc thực phẩm giàu oxalat như tỏi tây, khoai lang, đậu xanh, măng tây, ớt, rau muống … cũng gây ra sỏi canxi. Vì vậy, đối với trường hợp này, mổ sỏi thận nên ăn gì? Người bệnh có thể ăn nhiều loại thực phẩm, nhưng nên hạn chế các loại thực phẩm kể trên.

Bạn có thể xem thêm: Kích thước sỏi thận bao nhiêu là nguy hiểm?

2. Sỏi acid uric: Mổ sỏi thận kiêng ăn gì?

Dạng sỏi này chiếm khoảng 10% số người mắc bệnh, thường gặp ở những người có nồng độ acid uric cao. Sỏi dạng này cứng và khó phát hiện hơn sỏi canxi, thường phải chụp X-quang hệ tiết niệu có chuẩn bị mới thấy.

Sỏi acid uric dễ gặp ở người béo phì hoặc có tiền sử bệnh gout, tiểu đường. Muốn tránh dạng sỏi này, không nên ăn quá nhiều đạm động vật.

Tìm hiểu thêm: Bưởi chùm

Hỏi đáp bác sĩ: Mổ sỏi thận nên ăn gì?

>>>>>Xem thêm: Làm mờ sẹo thâm ở chân: Đơn giản mà hiệu quả

3. Sỏi struvite (sỏi nhiễm trùng)

Mặc dù chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng số người mắc sỏi thận, song sỏi struvite lại khó điều trị nhất. Nguyên nhân hình thành là do đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn lâu ngày. Muốn điều trị loại sỏi này trước tiên cần dùng kháng sinh để ngăn chặn vùng viêm nhiễm lan rộng ra, đồng thời phải giữ gìn vệ sinh đường tiểu, hậu môn để ngăn ngừa sỏi quay lại. Vậy mổ sỏi thận struvite nên ăn gì? 

Thường sau khi thực hiện mổ mở để lấy toàn bộ sỏi Struvite nhiễm trùng, việc bổ sung chất dinh dưỡng sau mổ để vết mổ mau lành là việc rất cần thiết. 

Có một số loại thực phẩm có thể giúp giảm đau và viêm sau phẫu thuật, chẳng hạn như:

  • Các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá hồi, cá mòi, cá bơn, cá bơn hoặc cá duy nhất
  • Quả óc chó, hạnh nhân, đậu phộng
  • Hạt cải dầu, dầu ô liu nguyên chất và dầu đậu nành
  • Bột hạt lanh hoặc dầu hạt lanh
  • Các sản phẩm từ đậu nành (sữa đậu nành, đậu hũ, tempeh, edamame, đậu nành nguyên hạt)
  • Hành, tỏi và các loại rau lá xanh
  • Trái cây sẫm màu (việt quất, nam việt quất, táo đỏ, cà tím, nho đỏ)
  • Trà xanh và trà đen
  • Nghệ là một loại gia vị phổ biến. Sử dụng nó trong nấu ăn hoặc mua ở dạng viên nang bổ sung.

Chất xơ cũng đóng vai trò quan trọng sau mổ để hoạt động hệ tiêu hóa được hoạt động dễ dàng tránh táo bón, tránh tình trạng khó chịu sau phẫu thuật khi người bệnh phải cố gắng đại tiện.

Quan trọng nhất ở loại sỏi này, người bệnh phải duy trì uống thật nhiều nước trong ngày (>2 lít/ngày), thường xuyên theo dõi sức khỏe định kì để tránh nhiễm trùng tái phát.

4. Sỏi cystin

Sỏi cystin cũng khá hiếm nhưng có tính di truyền. Điều này đồng nghĩa với việc nếu bố mẹ mắc sỏi cystin, thì con có nguy cơ cao mắc bệnh, cần thực hiện các biện pháp phòng sỏi theo chỉ dẫn của bác sĩ ngay từ khi bé còn nhỏ để tránh bệnh tái phát.

Mổ sỏi thận cystin nên ăn gì? Việc ăn uống đủ chất như đạm, uống nhiều nước, vận động nhẹ nhàng cũng góp phần giúp hồi phục sức khỏe sau mổ trở nên tốt hơn.

Để phòng tránh sỏi tái phát, bạn cần uống nhiều nước hàng ngày để pha loãng nước tiểu; kiểm soát quá trình sản xuất cystin bằng hạn chế lượng thịt và chia đều theo các bữa ăn.

Trân trọng!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *