Hỏi đáp Bác sĩ: Nhân xơ tử cung nên uống thuốc gì? Nhân xơ tử cung uống thuốc có hết không?

Hỏi đáp Bác sĩ: Nhân xơ tử cung nên uống thuốc gì? Nhân xơ tử cung uống thuốc có hết không?

Hỏi đáp Bác sĩ: Nhân xơ tử cung nên uống thuốc gì? Nhân xơ tử cung uống thuốc có hết không?

Bạn đọc hỏi

Chào bác sĩ,
Tôi năm nay 42 tuổi, kinh nguyệt kéo dài bất thường, bị đau khi quan hệ… đi khám phụ khoa được chẩn đoán bị nhân xơ tử cung. Bác sĩ điều trị tư vấn là trường hợp của tôi chưa cần phẫu thuật nên dùng thuốc để điều trị. 
Tôi dùng thuốc đã 3 tháng, đi siêu âm thì thấy kích thước nhân xơ không có giảm. Bác sĩ cho tôi hỏi là nhân xơ tử cung nên uống thuốc gì? Nhân xơ tử cung uống thuốc có hết không? (Ngọc Mai, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh)

Bạn đang đọc: Hỏi đáp Bác sĩ: Nhân xơ tử cung nên uống thuốc gì? Nhân xơ tử cung uống thuốc có hết không?

Bác sĩ trả lời

Chào chị Ngọc Mai, 

Với câu hỏi nhân xơ tử cung uống thuốc gì và uống thuốc có hết không, bác sĩ Nguyễn Thị Nhung, bác sĩ chuyên ngành sản phụ khoa và là chuyên gia tham vấn y khoa cho các chuyên mục Sức khỏe phụ nữ, Mang thai của website Kenshin.vn, giải đáp như sau:

Trước khi trả lời câu hỏi nhân xơ tử cung uống thuốc gì, uống thuốc có hết không? bác sĩ xin đề cập đôi nét về bệnh nhân xơ tử cung để chị Ngọc Mai và độc giả hiểu rõ hơn về bệnh lý phụ khoa này:

Nhân xơ tử cung (hay u xơ tử cung) là bệnh lý phụ khoa lành tính hay gặp ở phụ nữ. Nhân xơ tử cung là khối u lành tính không rõ nguyên nhân do sự phát triển quá mức của sợi cơ trơn và mô liên kết ở tử cung.

Phân loại u xơ tử cung:

Dựa vào vị trí của u xơ tử cung, các chuyên gia sức khỏe chia làm:

  • U xơ tử cung dưới thanh mạc (thường gặp nhất): Phát triển trong cơ và hướng ra phía ngoài tử cung.
  • U xơ tử cung trong cơ: là khối u xơ phát triển hoàn toàn trong phần cơ tử cung
  • U xơ tử cung dưới niêm mạc (ít gặp nhất): phát triển từ cơ tử cung vào lòng tử cung, đội lớp niêm mạc tử cung lên, lấn chiếm một phần buồng tử cung.

Đôi khi, hiếm gặp hơn, là tình trạng u xơ tử cung ở trong dây chằng rộng, vòi trứng, ở cổ tử cung. 

Một số u xơ có cuống, có thể gặp 1 u xơ hoặc nhiều u xơ.  Nhân xơ tử cung có xu hướng to lên trong độ tuổi sinh đẻ và giảm kích thước sau khi mãn kinh.

Triệu chứng của nhân xơ tử cung

Hỏi đáp Bác sĩ: Nhân xơ tử cung nên uống thuốc gì? Nhân xơ tử cung uống thuốc có hết không?

Hầu hết nhân xơ tử cung nhỏ và không có triệu chứng được phát hiện tình cờ qua thăm khám, siêu âm sản phụ khoa.

Tuy nhiên, nhiều phụ nữ có nhân xơ tử cung cũng gặp nhiều vấn đề làm ảnh hưởng cuộc sống như xuất huyết tử cung bất thường, đau vùng chậu, vô sinh hiếm muộn… Những triệu chứng này thường liên quan đến số lượng, kích thước và vị trí của các khối nhân xơ tử cung. Cụ thể:

  • Xuất huyết tử cung bất thường: Đây là triệu chứng hay gặp nhất. Tình trạng này phụ thuộc nhiều vào vị trí và kích thước khối u. U xơ dưới niêm và u xơ trong cơ hay gây ra triệu chứng này. Điển hình và thường gặp nhất là tình trạng ra kinh nhiều, kéo dài (hay còn gọi là rong kinh, cường kinh). 
  • Đau tức, khó chịu vùng chậu: Triệu chứng do sự chèn ép của khối nhân xơ tử cung. Thường là cảm giác tức, đau trằn, âm ỉ bụng dưới, nhất là khi khối u đã to. Triệu chứng này thay đổi nhiều, phụ thuộc vào kích thước, hình dạng và vị trí các khối nhân xơ tử cung.
  • Gây ra các bệnh lý khác: Sự chèn ép của các khối u nhân xơ còn có thể gây ra thận ứ nước, bí tiểu, tiểu khó (nếu chèn ép thận, bàng quang, niệu đạo) và táo bón (nếu chèn ép vào trực tràng)… Nếu chèn ép các cơ quan lân cận sẽ sờ thấy khối u xơ cứng chắc, thấy vùng bụng dưới to bất thường. 
  • Vô sinh hiếm muộn: Khi bị u xơ tử cung, phụ nữ vẫn có thể mang thai bình thường. Tuy nhiên khi có quá nhiều u xơ tử cung, kích thước quá to, nhất là các khối u dưới niêm có thể gây khó khăn trong quá trình mang thai, gây ra tình trạng vô sinh hiếm muộn. 
  • Gây thiếu máu (nhợt nhạt, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi…): nếu tình trạng ra xuất huyết âm đạo nhiều, kéo dài không được điều trị.
  • Một số triệu chứng ít gặp: Người bị u xơ tử cung còn có thể gặp một số triệu chứng ít gặp hơn như: đau lưng, đau khi quan hệ tình dục, khí hư ra nhiều…

Điều trị u xơ tử cung như thế nào?

Trở lại với câu hỏi của chị Ngọc Mai là nhân xơ tử cung uống thuốc gì? Nhân xơ tử cung uống thuốc có hết hay không?, bác sĩ Nhung xin trả lời chị như sau:

  • U xơ tử cung không có triệu chứng: Tình trạng này chiếm đa số, không cần điều trị. Tuy nhiên, chị em gặp phải tình trạng này cần đi khám và theo dõi định kỳ mỗi 6 – 12 tháng/lần thông qua thăm khám và siêu âm phụ khoa.
  • U xơ tử cung có triệu chứng: Phụ thuộc và vị trí, kích thước, số lượng khối u và mong muốn có thai sau này mà sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị  bao gồm dùng thuốc và phẫu thuật, thủ thuật loại bỏ khối u xơ. 

Trả lời cho thắc mắc của chị Ngọc Mai về việc nhân xơ tử cung dùng thuốc gì? Bác sĩ có thể cho chị dùng các thuốc sau. Tuy nhiên, phương pháp này không thể loại bỏ hoàn toàn được khối u, nhưng có thể làm teo nhỏ, ngăn không cho khối u to lên và điều trị triệu chứng người bệnh gặp phải. Các loại thuốc bao gồm:

  • Chất chủ vận hormone giải phóng gonadotropin (GnRH)
  • Dụng cụ tử cung giải phóng progestin (IUD), progestin ngoại sinh khác
  • Thuốc điều hòa chọn lọc thụ thể Progesterone (SPRMs)
  • Chống viêm không steroid (NSAID) 
  • Axit tranexamic: khi gặp tình trạng rong kinh, cường kinh.
  • Thuốc tránh thai hằng ngày 
  • Vitamin và khoáng chất sắt nếu mất máu nhiều và thiếu máu.

Ngoài ra, bác sĩ cũng xin đề cập thêm là với các bệnh nhân cần điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Tùy thuộc vào vị trí, kích thước và số lượng khối u, mong muốn mang thai sau này, mong muốn giữ lại tử cung, mức độ dính, kinh nghiệm phẫu thuật viên… mà sẽ có phương pháp phẫu thuật phù hợp như: bóc u xơ, cắt tử cung (bán phần hoặc toàn bộ). 

  • Bóc u xơ tử cung qua đường bụng hoặc âm đạo, nội soi hoặc mổ mở.
  • Cắt tử cung: cắt tử cung là phương pháp phẫu thuật điều trị tận gốc u xơ tử cung, có thể cắt 2 buồng trứng hoặc không. Cắt tử cung đồng nghĩa với việc sau này không thể tự mang thai được nữa. Phẫu thuật này cũng có thể được thực hiện bằng nội soi, qua đường âm đạo hoặc mở bụng.

Bên cạnh đó, hiện nay trên thế giới còn nhiều phương pháp điều trị khác như:

  • Phẫu thuật siêu âm hội tụ có hướng dẫn bằng MRI (FUS)
  • Nút động mạch tử cung
  • Liệu pháp lạnh
  • Làm nhỏ khối u bằng sóng radio

Vậy nhân xơ tử cung uống thuốc có hết hay không?

Tìm hiểu thêm: Bỏ túi “bí kiếp” dùng thuốc sắt cho bà bầu hiệu quả, an toàn

Hỏi đáp Bác sĩ: Nhân xơ tử cung nên uống thuốc gì? Nhân xơ tử cung uống thuốc có hết không?

>>>>>Xem thêm: Trẻ em ăn yến vào lúc nào là tốt nhất? 3 thời điểm vàng không nên bỏ qua

Trường hợp của chị Ngọc Mai, 42 tuổi, phát hiện nhân xơ tử cung, triệu chứng kinh nguyệt kéo dài và đau khi quan hệ tình dục, thăm khám bác sĩ đánh giá chưa cần phẫu thuật mà được chỉ định dùng thuốc điều trị triệu chứng. Các thuốc điều trị như đã kể ở trên chỉ có thể ngăn cản khối u to lên, điều trị triệu chứng mà chị gặp phải, một số loại có thể làm teo nhỏ khối u, tuy nhiên chưa có loại thuốc nào có thể làm mất hoàn toàn khối u cả. Không phải thuốc điều trị nào cũng làm giảm kích thước khối u. Cắt tử cung là phương pháp duy nhất điều trị hoàn toàn u xơ tử cung. 

Vì vậy, tuy kích thước khối u không giảm nhưng sau khi dùng thuốc nếu chị nhận thấy đã cải thiện được triệu chứng, cụ thể ở đây là hết tình trạng rong kinh thì hãy tiếp tục duy trì theo phác đồ bác sĩ đã cho. Nếu chưa cải thiện được triệu chứng chị Ngọc Mai nên thăm khám lại để bác sĩ có thể thay đổi phác đồ điều trị phù hợp. 

Chị cũng nên thăm khám định kỳ theo lịch hẹn, để khám, siêu âm theo dõi kích thước khối u. Ngoài ra, chị nên duy trì lối sống sinh hoạt, ăn uống, tập luyện và đời sống tình dục lành mạnh, điều độ để có thể có sức khỏe tốt. 

Chị Ngọc Mai và các độc giả có thể xem thêm các bài viết:

Cắt tử cung có còn kinh nguyệt không? Phụ nữ sẽ thay đổi thế nào sau khi phẫu thuật?

Hiểu rõ về u xơ tử cung: Nguyên nhân và cách điều trị

Khi nào cần mổ u xơ tử cung? Phẫu thuật này có nguy hiểm không? 

Trân trọng!

Nội dung của Kenshin.vn có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *