Hỏi đáp Bác sĩ: Rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng phải làm sao?

Hỏi đáp Bác sĩ: Rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng phải làm sao?

Hỏi đáp Bác sĩ: Rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng phải làm sao?

Bạn đọc hỏi 

Chào bác sĩ 

Bạn đang đọc: Hỏi đáp Bác sĩ: Rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng phải làm sao?

Em mới sinh con được 15 ngày. Bé chưa rụng rốn và rốn con thường xuyên ướt, chảy dịch, có mùi hơi hôi hôi. Bác sĩ cho em hỏi đây có phải các dấu hiệu cho biết con em bị nhiễm trùng rốn? Nguyên nhân do đâu? Rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng phải làm sao? Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách là làm thế nào? Em cảm ơn bác sĩ!

Bà mẹ lo lắng, Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh 

Bác sĩ trả lời

Chào bạn, 

Với câu hỏi dấu hiệu cho biết trẻ bị nhiễm trùng rốn, rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng phải làm sao, nguyên nhân và cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh, bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm hiện đang công tác tại khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Becamex Bình Dương, từng công tác tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 giải đáp như sau:

Rốn trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng? 

Khi cuống rốn khô lại có thể có màu nâu, xám hoặc đen, đó là bình thường. Thông thường sẽ không có vấn đề gì nếu bạn giữ rốn của con luôn khô và sạch. Rốn sẽ tự rụng sau 1 – 2 tuần. Một số ít trường hợp có thể kéo dài trên 3 tuần.

Trường hợp rốn rỉ dịch hoặc có ít mủ trên bề mặt, thường xảy ra sau khi rốn đã rụng, trẻ có thể bị nhiễm trùng rốn mức độ nhẹ hoặc có bệnh lý rốn khác kèm theo như tồn tại ống niệu rốn, u hạt rốn… Sau 3 tuần mà rốn chưa rụng, mẹ nên đưa con đi khám. Mẹ nên đưa bé đi khám để được tầm soát bệnh lý về rốn và hướng dẫn cách chăm sóc rốn.

Dấu hiệu rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng? 

Tìm hiểu thêm: Mách bà bầu cách sử dụng nhụy hoa nghệ tây

Hỏi đáp Bác sĩ: Rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng phải làm sao?

>>>>>Xem thêm: 5 cách làm sinh tố mãng cầu thơm ngon lành mạnh cho cả nhà

Rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng là tình trạng nhiễm trùng vùng rốn và mô xung quanh rốn gây sưng, đỏ hoặc đau, chảy dịch mủ hôi, hoặc đôi khi chỉ nhẹ như rỉ dịch hoặc chảy máu nhẹ. Các triệu chứng khác đi kèm có thể là sốt, lừ đừ, bỏ bú …

Nguyên nhân gây nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh

Việc rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân như:

  • Không vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc trẻ.
  • Không kiểm tra và vệ sinh rốn trẻ mỗi ngày khiến các chất tiết ở rốn ứ đọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Không để rốn tự rụng mà chủ động kéo rụng sớm.
  • Rốn tiếp xúc với các chất dơ trong tã trong thời gian dài.

Rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng phải làm sao?

Các nguyên tắc chung khi chăm sóc rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng mà cha mẹ hay người chăm sóc trẻ cần tuân thủ:

  • Rửa sạch tay trước và sau khi chăm sóc rốn.
  • Tã của bé phải nằm ở mức dưới rốn cho đến khi rốn rụng. Điều này không chỉ giúp rốn luôn khô thoáng mà còn giúp ngăn ngừa nhiễm bẩn từ phân và nước tiểu.
  • Không nên mặc quần áo đè chặt vùng rốn.
  • Nên giữ rốn khô và kiểm tra da quanh rốn mỗi ngày. Rửa sạch chất tiết bám trên rốn bằng nước muối sinh lý một cách nhẹ nhàng và lau khô. Chú ý không được dùng cồn hoặc các chất sát khuẩn khác bôi lên rốn. Không thoa kem chống hăm hay phấn rôm lên rốn.
  • Theo dõi các dấu hiệu diễn tiến nặng như chân rốn và vùng quanh rốn sưng phồng, chảy mủ, có mùi hôi, sốt, lừ đừ, bỏ bú

Bạn có thể xem thêm các bài viết:

4 cách đơn giản giúp bạn chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh 

Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu phải làm sao? Khi nào cần đi khám?

Rốn trẻ sơ sinh có chồi hạt: Cần điều trị và chăm sóc như thế nào?

Trân trọng!

Nội dung của Kenshin có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *