Nội Dung
Bạn đọc hỏi:
Chào bác sĩ
Bạn đang đọc: Hỏi đáp Bác sĩ: Tinh trùng ít có khả năng thụ thai được không?
Tôi 32 tuổi, vợ tôi 28. Chúng tôi lập gia đình gần 2 năm, quan hệ thường xuyên, không dùng bất cứ biện pháp tránh thai nào nhưng không thụ thai. Gần đây 2 vợ chồng đi khám hiếm muộn thì bác sĩ kết luận vợ tôi bình thường còn tôi thì bị tinh trùng loãng. Bác sĩ điều trị có kê toa cho tôi dùng thuốc để kích thích sản xuất tinh trùng và đề nghị hai vợ chồng nên cố gắng thụ thai tự nhiên thêm 1 thời gian nữa trước khi tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm.
Bác sĩ cho tôi hỏi là tinh trùng ít có khả năng thụ thai được không? Nếu sau 6 tháng không thụ thai thì vợ chồng tôi có nên làm tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm ngay không?
Quang Lập, Tân Uyên, Bình Dương
Bác sĩ trả lời:
Chào bạn Quang Lập,
Với câu hỏi tinh trùng ít có khả năng thụ thai được không? bác sĩ Nguyễn Thị Nhung, bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa và là chuyên gia tham vấn y khoa cho các chuyên mục Sức khỏe phụ nữ, Mang thai của website Kenshin, xin giải đáp như sau:
Trước khi trả lời câu hỏi “tinh trùng ít có khả năng thụ thai được không?”, bác sĩ xin đề cập đôi nét về tình trạng tinh trùng ít.
Để có thể ra đời một em bé khỏe mạnh là sự kết hợp hoàn hảo giữa người bố và mẹ qua quá trình thụ tinh: tinh trùng gặp trứng. Sau khi tinh trùng gặp trứng tạo thành hợp tử, phát triển thành phôi thai, hình thành nên em bé sau này. Vì thế để đảm bảo quá trình này diễn ra thuận lợi thì ngoài trứng của mẹ, tinh trùng của bố đóng vai trò rất quan trọng. Khi tinh trùng không đảm bảo về số lượng hoặc chất lượng có thể dẫn tới vô sinh, hiếm muộn ở nam giới. Trong đó, số lượng tinh trùng thấp, là một trong những nguyên nhân chính gây vô sinh ở nam giới.
Thế nào là tinh trùng ít?
Mỗi lần xuất tinh, số lượng tinh trùng trong tinh dịch có thể lên đến hàng triệu. Khi số lượng này ít hơn bình thường được gọi là tinh trùng ít. Điều này có thể được đánh giá qua xét nghiệm tinh dịch đồ.
Theo WHO, khi số lượng tinh trùng trên mỗi ml tinh dịch ít hơn 15 triệu thì được coi là tinh dịch ít.
Tinh dịch có ít tinh trùng có thể gây khó khăn trong quá trình thụ thai, do số lượng tinh trùng có thể gặp trứng thấp. Cơ hội để tinh trùng gặp trứng thấp nên có thể làm giảm khả năng thụ tinh. Tuy vậy, không có nghĩa là tinh dịch ít sẽ không có khả năng thụ thai.
Thông thường, nam giới gặp tình trạng tinh trùng ít không có dấu hiệu hoặc triệu chứng thực thể kèm theo. Họ vẫn có thể quan hệ với quá trình xuất tinh bình thường.
Nguyên nhân gây ra tinh trùng ít
- Mất cân bằng hormone.
- Hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, cũng có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone và tinh trùng.
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây vô sinh ở nam giới
- Di truyền, bẩm sinh như: hội chứng Klinefelter, chỉ có một tinh hoàn, ẩn tinh hoàn…
- Chấn thương, nhiễm trùng hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) khác ở ống dẫn tinh hoặc cơ quan lân cận khác như: mào tinh, niệu đạo, niệu quản… có thể tạo sẹo hoặc tổn thương gây ra tắc nghẽn, cản trở đường ra của tinh trùng.
- Các vấn đề về cương dương hoặc xuất tinh, chẳng hạn như bệnh tiểu đường và chấn thương cột sống có thể gây ra rối loạn cương dương hoặc xuất tinh ngược.
- Các vấn đề với hệ thống miễn dịch.
- Dùng một số loại thuốc điều trị ung thư, kháng nấm, kháng sinh…
- Có tiền sử phẫu thuật tại đường sinh dục như phẫu thuật tinh hoàn, phẫu thuật bàng quang, phẫu thuật cho tinh hoàn bị sa, sửa chữa thoát vị bẹn và tất nhiên cả trường hợp thắt ống dẫn tinh.
- Tinh hoàn quá nóng có thể làm giảm sản xuất tinh trùng. Việc thường xuyên ngâm mình trong bồn nước nóng hay việc bạn ngồi ôm máy tính trên đùi đều có thể làm giảm số lượng tinh trùng của bạn.
- Các yếu tố tác động từ môi trường như: tiếp xúc thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, dung môi và các hóa chất công nghiệp hoặc kim loại nặng, bức xạ từ tia X hoặc các nguồn khác cũng có thể gây hại cho việc sản xuất tinh trùng.
- Thuốc lá, rượu bia, ma túy và chất kích thích khác có thể làm giảm số lượng tinh trùng. Vì thể một lối sống lành mạnh là cần thiết để cải thiện số lượng cũng như chất lượng tinh trùng
- Stress, căng thẳng và trầm cảm cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, đặc biệt nếu tình trạng này kéo dài và nghiêm trọng.
- Béo phì, thừa cân: có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất tinh trùng, đồng thời còn có thể làm ảnh hưởng đến nội tiết tố của cơ thể.
- Ngồi lâu, quá nhiều, chẳng hạn như lái xe tải đường dài.
Tinh trùng ít có thể có thai được không?
Tinh trùng ít có thể có thai được không? Câu trả lời là nam giới gặp tình trạng tinh trùng ít vẫn có thể thụ thai tự nhiên mặc dù số lượng tinh trùng thấp hơn. Một số có thể không gặp vấn đề gì với việc thụ thai, có thai như những cặp vợ chồng bình thường. Tuy nhiên, cũng có thể việc thụ tinh sẽ khó khăn hơn, mất nhiều thời gian, nỗ lực hơn.
Tinh trùng ít: Phương pháp điều trị là gì?
Phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như mật độ tinh trùng mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị, hỗ trợ cho tình trạng tinh trùng ít. Đồng thời cũng sẽ đưa ra phương pháp hỗ trợ sinh sản phù hợp cho cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn gặp phải tình trạng này.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà sẽ có phương pháp điều trị phù hợp:
- Phẫu thuật: Đối với các trường hợp liên quan đến giãn tĩnh mạch lớn, tắc nghẽn đường ra của tinh trùng, phẫu thuật là một lựa chọn. Ví dụ giãn tĩnh mạch thừng tinh, ẩn tinh hoàn, tắc, sẹo tại ống dẫn tinh…
- Sử dụng thuốc: Điều trị nhiễm trùng, bệnh lây truyền qua đường tình dục đúng cách, kịp thời, tránh tình trạng viêm nặng nề, để lại sẹo.
- Phương pháp điều trị nội tiết tố: Vì nồng độ testosterone và các nội tiết tố khác quá cao hoặc quá thấp có thể gây ra số lượng tinh trùng thấp nên việc cân bằng nội tiết bằng thuốc và các phương pháp điều trị khác có thể giúp khôi phục khả năng sinh sản. Tuy nhiên việc sử dụng steroid đồng hóa, testosterone hoặc thậm chí hầu hết các loại thuốc tăng testosterone không kê đơn có thể gây vô sinh, vì vậy cần dùng thuốc có chỉ định từ bác sĩ cũng như dùng thuốc rõ nguồn gốc, tác dụng.
- Dùng các thuốc hỗ trợ cải thiện số lượng tinh trùng: Thường là các vitamin, các loại thảo mộc… Trong đó, vitamin E, C và B6 có một số lượng lớn chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tinh trùng khỏi sự phân mảnh DNA.
- Các phương pháp hỗ trợ sinh sản như: Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI), thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), tiêm tinh trùng vào bào tương (ICSI)…
Tìm hiểu thêm: Cho chó mèo ngủ chung có an toàn không?
>>>>>Xem thêm: Người bị vàng da nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện?
Bên cạnh việc áp dụng một trong các phương pháp điều trị kể trên, bạn cần thay đổi lối sống theo hướng tích cực hơn, chẳng hạn như:
- Quan hệ tình dục thường xuyên hơn và quan hệ tình dục đúng thời điểm rụng trứng. Ví dụ, quan hệ tình dục hàng ngày hoặc cách ngày trong vòng vài ngày trước, trong và sau khi rụng trứng sẽ giúp đảm bảo rằng những vận động viên bơi lội đến tận nơi để trứng đến đúng thời điểm.
- Không dùng các chất bôi trơn có thể làm chậm quá trình di chuyển của tinh trùng.
- Và tránh các hoạt động làm tăng nhiệt độ của tinh hoàn, chẳng hạn như thường xuyên ngâm mình trong bồn nước nóng, phòng xông hơi khô hoặc phòng xông hơi ướt.
- Tránh tiếp xúc với hóa chất, các chất độc hại, tia X.
- Giữ lối sống lành mạnh, không sử dụng rượu bia, thuốc lá và chất kích thích.
- Không ngồi quá lâu, mặc quần lót, quần jeans bó sát, chật chội.
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo lắng.
- Tập luyện thể dục thể thao với chế độ phù hợp để có vóc dáng, thân hình khỏe mạnh tránh béo phì thừa cân.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh, giữ cân nặng hợp lý.
Lưu ý là bất kỳ phương pháp điều trị hoặc thay đổi lối sống nào đều không thể cải thiện ngay số lượng tinh trùng của bạn, vì thời gian sản xuất và vận chuyển tinh trùng lên đến 2 đến 3 tháng. Như vậy, trung bình bạn có thể không thấy mức tăng trong 3 tháng.
Trong trường hợp của bạn Quang Lập là vợ chồng trẻ, mong con hơn 1 năm và được chẩn đoán tinh trùng ít, đã được bác sĩ kê đơn về dùng để cải thiện số lượng tinh trùng. Như đã nói ở trên, tinh trùng ít vẫn có khả năng thụ thai tự nhiên, đồng thời các phương pháp hỗ trợ như thuốc, thay đổi lối sống cũng cần có thời gian. Vì vậy bạn đừng quá sốt ruột, hãy dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, đồng thời thay đổi lối sống, tăng tần suất quan hệ, nhất là quanh thời điểm rụng trứng.
Trường hợp 6 tháng sau mà vợ bạn vẫn chưa thụ thai, bạn cần thăm khám và đánh giá lại chất lượng, số lượng tinh trùng có cải thiện không, rồi bác sĩ quyết định có cần dùng phương pháp hỗ trợ sinh sản không, cũng như dùng phương pháp nào.
Bạn có thể xem thêm các bài viết:
Tinh trùng ít là như thế nào? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Bế tinh azoospermia: Khi số lượng tinh trùng bằng “không”
Điều trị tinh dịch loãng để sớm có tin vui
Trân trọng
Nội dung của Kenshin có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.