Trong quá trình sinh nở, việc triệt sản nữ sau khi sinh mổ nhiều lần là một quyết định đầy cân nhắc và ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn băn khoăn và lo lắng về hậu quả của quá trình này. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu xem liệu triệt sản nữ khi sinh mổ nhiều lần có nên thực hiện không và những ảnh hưởng của quyết định này đến sức khỏe của phụ nữ.
Bạn đang đọc: Hỏi đáp Bác sĩ: Triệt sản nữ khi sinh mổ nhiều lần có nên không, có ảnh hưởng gì không?
Nội Dung
Bạn đọc hỏi
Chào bác sĩ,
Em 34 tuổi, đã sinh mổ 2 lần và đang mang thai bé thứ 3 được 34 tuần. Bé thứ 3 là do vỡ kế hoạch ạ. Vì điều kiện kinh tế nên vợ chồng em không có ý định sinh thêm con nữa, vì thế mà người trong gia đình và bạn bè khuyên em nên triệt sản khi sinh mổ lần 3 này luôn. Bác sĩ cho em hỏi là triệt sản nữ khi sinh mổ nhiều lần như em có nên không, có đau không, có ảnh hưởng gì không? Em cảm ơn bác sĩ nhiều!
Thanh Vân Lê, Hố Nai, Biên Hòa, Đồng Nai
Bác sĩ trả lời:
Chào bạn Thanh Vân Lê,
Với câu hỏi triệt sản nữ khi sinh mổ nhiều lần như em có nên không, có đau không, có ảnh hưởng gì không?, ThS – BS Huỳnh Kim Dung hiện đang công tác tại Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ, sẽ giải đáp giúp bạn như sau:
Trước khi trả lời thắc mắc của bạn, bác sĩ muốn cung cấp cho các bạn thêm một số thông tin về triệt sản nữ để bạn hiểu rõ hơn nhé!
Thế nào là triệt sản nữ?
Triệt sản nữ, tên gọi đúng là cắt thắt ống dẫn trứng là một biện pháp tránh thai vĩnh viễn dành cho nữ. Nguyên tắc là làm gián đoạn đường xâm nhập của tinh trùng lên đoạn xa của ống dẫn trứng, ngăn cản trứng di chuyển từ đoạn xa của ống dẫn trứng vào buồng tử cung, ngăn cản trứng và tinh trùng gặp nhau, vì thế không xảy ra hiện tượng thụ tinh.
Khi nào nên triệt sản?
Tìm hiểu thêm: Sốc giảm thể tích
>>>>>Xem thêm: Self awareness là gì? Cách để trau dồi kỹ năng tự nhận thức bản thân
Khi người dùng đã có quyết định dừng hẳn việc có thêm con. Nếu người muốn tránh thai chưa có thái độ dứt khoát trong kế hoạch có thêm con thì không nên nghĩ đến việc thực hiện các phương pháp tránh thai vĩnh viễn.
Hiệu quả có phải là vĩnh viễn?
Tránh thai bằng cắt thắt ống dẫn trứng có thể thất bại do thực hiện sai kỹ thuật hay ống dẫn trứng có khả năng tự nối lại sau phẫu thuật. Khả năng ống dẫn trứng tự nối lại sẽ tăng cao nếu phẫu thuật được thực hiện trong thời gian hậu sản hay mô ống dẫn trứng bị bầm giập trong phẫu thuật.
Trường hợp muốn có con lại sau cắt thắt ống dẫn trứng?
Sau phẫu thuật, khả năng phục hồi thông thương và chức năng của ống dẫn trứng rất khó nói. Nếu so sánh thì thụ tinh trong ống nghiệm thường là phương pháp được chọn để giúp các cặp vợ chồng muốn có con lại sau triệt sản.
Với thắc mắc của bạn rằng “triệt sản nữ khi sinh mổ nhiều lần như em có nên không, có đau không, có ảnh hưởng gì không?”, mình trả lời thế này: Nếu bạn thực hiện luôn phẫu thuật triệt sản (cắt thắt ống dẫn trứng) trong lúc mổ lấy thai lần 3 thì có thể nói là “một công đôi việc”. Vì bạn đã sẵn mang sẹo mổ lấy thai rồi, việc thực hiện thêm phương pháp triệt sản nữ khi sinh mổ chỉ là thêm một công đoạn nhỏ sau khi đã may xong cơ tử cung. Thủ thuật này không mất thời gian và không khó khăn gì. Việc triệt sản nữ khi sinh mổ cũng không làm tăng triệu chứng đau trong và sau mổ, đau hay không do độ khó của ca mổ và vận động, thuốc sau mổ. Tuy nhiên, do bạn đã từng mổ 2 lần, nên có khả năng các cơ quan vùng bụng của bạn có những mô xơ sẹo, thậm chí bị dây dính và dính lại với nhau. Điều này khiến bác sĩ khó tìm được ống dẫn trứng để triệt sản. Khi chuẩn bị lên ca mổ, bạn hãy trình bày mong muốn của mình với bác sĩ. Trong lúc mổ, nếu không có vấn đề gì bác sĩ sẽ triệt sản luôn, bạn không cần phải mất công thực hiện thêm 1 ca phẫu thuật triệt sản sau này.
Trong khi quyết định triệt sản nữ khi sinh mổ nhiều lần là một quyết định cá nhân và phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và ý định của từng người, việc tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia y tế là rất quan trọng. Dù vậy, hiểu biết rõ về những ảnh hưởng và hậu quả của quá trình triệt sản là một phần quan trọng giúp phụ nữ có quyết định đúng đắn và an toàn cho sức khỏe của mình. Hãy luôn tìm kiếm sự tư vấn chuyên môn để đảm bảo một quyết định đúng đắn và phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe cũng như mong muốn cá nhân của bạn.