[Hỏi đáp cùng bác sĩ] Bệnh sỏi gan có nguy hiểm không?

[Hỏi đáp cùng bác sĩ] Bệnh sỏi gan có nguy hiểm không?

[Hỏi đáp cùng bác sĩ] Bệnh sỏi gan có nguy hiểm không?

Các triệu chứng của sỏi gan thường khó xác định khiến nhiều người bệnh nhầm lẫn với bệnh đau dạ dày. Vì thế, bệnh sỏi gan có nguy hiểm không phụ thuộc rất nhiều vào thời gian phát hiện bệnh vì nếu để quá lâu sẽ dẫn đến những di chứng nặng nề.

Bạn đang đọc: [Hỏi đáp cùng bác sĩ] Bệnh sỏi gan có nguy hiểm không?

Sỏi gan hay còn gọi là sỏi đường mật trong gan. Khác với sỏi túi mật, các triệu chứng bệnh thường mơ hồ khó xác định, sỏi gan cho dù mới xuất hiện cũng dễ gây ứ tắc mật trong gan với biểu hiện đầy trướng bụng, đau tức hạ sườn phải hoặc nôn sốt. Khi sỏi lớn người bệnh sẽ gặp phải 3 triệu chứng điển hình là đau, sốt, vàng da (tam chứng Charcot). Bệnh sỏi gan có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như áp xe gan, xơ gan hoặc nhiều di chứng nặng nề khác nếu không được điều trị kịp thời.

Cô Phạm Thị Sinh (phường Phố Cò, Sông Công, Thái Nguyên) đã phải trải qua những cơn đau quặn gan do sỏi suốt 9 năm ròng từ 2003 đến 2012. Viên sỏi 2,7cm nằm ở vị trí hiểm hóc chính giữa ngã 3 của ống mạch chủ và ống gan nên không mổ lấy sỏi được. Sau nhiều lần cấp cứu và nhập viện, nhiều người bệnh sỏi gan như cô Sinh lúc nào cũng hoang mang bởi những câu hỏi: “Bệnh sỏi gan có nguy hiểm không?”,  “Điều trị sỏi gan thế nào mới hiệu quả?”…

Để tìm ra cách điều trị sỏi gan hiệu quả, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng cũng như nguy cơ gặp biến chứng. Nếu vẫn còn mơ hồ về căn bệnh này, hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu ngay nhé!

Hiểu đúng về bệnh sỏi gan để điều trị

[Hỏi đáp cùng bác sĩ] Bệnh sỏi gan có nguy hiểm không?

Sỏi gan về mặt bản chất cũng chính là sỏi mật

Sỏi gan còn gọi là sỏi đường mật trong gan về mặt bản chất cũng chính là sỏi mật nhưng chúng nằm ở đường dẫn mật nhỏ trong nhu mô gan hoặc trong ống gan. Đa số sỏi trong gan là sỏi sắc tố có thành phần chủ yếu là bilirubin.

Nguyên nhân gây sỏi gan

Nguyên nhân chính gây sỏi trong gan là nhiễm trùng dịch mật. Các vi khuẩn phổ biến nhất thường ký sinh trùng ở đường ruột có thể len lỏi vào đường mật gồm có E. coli, Klebsiella, Aerobacter và Streptococcus faecalis. Các loại vi khuẩn này đã làm thay đổi khả năng hòa tan của bilirubin trong dịch mật, khiến chúng kết tụ với nhau và với các thành phần khác tạo thành sỏi. Đôi khi trứng hoặc xác giun sán cũng có thể thành  “nhân” để muối bilirubin bám vào cấu thành nên sỏi.

Bilirubin là sản phẩm thải của chu trình sinh mới và chết đi của hồng cầu. Do đó, người bệnh thiếu máu huyết tán, bệnh hồng cầu hình liềm… làm hồng cầu chết hàng loạt cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi mật.

Bên cạnh đó, sự ứ trệ dịch mật kéo dài ở người bệnh teo đường mật bẩm sinh, u đường mật trong gan… hoặc trong các trường hợp chức năng gan suy giảm cũng là nguyên nhân gây ra sỏi trong gan.

Triệu chứng bệnh sỏi gan

Triệu chứng sỏi gan rất đa dạng và không phải ai mắc bệnh cũng có những biểu hiện giống nhau. Trong khi đa số trường hợp sỏi túi mật không gây triệu chứng thì sỏi gan hoàn toàn ngược lại.

Ngay từ giai đoạn mới chớm có sỏi nhỏ, người bệnh đã có thể nhận thấy một vài triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu sau khi ăn, đau nhẹ ở vùng hạ sườn phải. Những dấu hiệu này thường không rõ ràng và đôi khi gây nhầm lẫn với các bệnh dạ dày.

Khi sỏi gan di chuyển, các triệu chứng của bệnh xuất hiện rõ ràng hơn. Thông thường, bạn có thể nhận thấy 3 triệu chứng điển hình sau đây:

1. Cơn đau quặn sườn phải: Cơn đau ở góc 1/4 bên phải này thường khởi phát đột ngột sau bữa ăn nhiều dầu mỡ hoặc đau vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ. Cơn đau có thể lan lên vai phải và sau lưng gây nhiều khó chịu cho người bệnh.

2. Sốt nóng và rét run: Đây là dấu hiệu xuất hiện khi có nhiễm khuẩn đường mật. Người bệnh có thể sốt nhẹ, âm ỉ hoặc sốt cao lên tới 39 – 40 độ C.

3. Vàng da, vàng mắt, phân bạc màu: Những biểu hiện này thường gặp do tắc mật, nếu bạn có dấu hiệu này thì cần nhanh chóng điều trị sớm.  

Ngoài ra, bạn có thể gặp các biểu hiện như chán ăn, sợ mỡ, gầy sút cân đồng thời với 3 triệu chứng trên.

Biến chứng thường gặp của sỏi gan

Gan là cơ quan không thể thiếu giúp duy trì sự sống nhờ chức năng loại bỏ chất độc  và tạo ra các chất có ích nhằm đảm bảo cơ thể hoạt động trơn tru. Tuy nhiên, khi xuất hiện viên sỏi chặn lại các đường dẫn mật trong gan sẽ gây ứ trệ dịch mật, các độc tố bị ứ đọng sẽ quay lại đầu độc chính lá gan và có nguy cơ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng thường gặp nhất khi bị sỏi mật trong gan chính là viêm mủ đường mật trong gan, thậm chí có thể gây nhiễm trùng máu. Một số biến chứng khác mà người bệnh sỏi gan có thể đối mặt  như viêm đường mật tái phát nhiều lần, hoặc chít hẹp đường mật, teo nhu mô gan, áp xe gan, xơ gan…

Viêm mủ đường mật được xem là biến chứng nguy hiểm nhất của sỏi gan. Người bệnh thường bị sốt cao, rét run, choáng váng kèm với tình trạng tắc mật nặng và rối loạn đông máu, nếu không điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài ra, người bệnh sỏi mật cũng có nguy cơ bị ung thư đường mật với tỷ lệ khoảng 2.4 -10%. Theo các nhà khoa học, nguyên nhân có thể do ứ trệ dịch mật lâu ngày đã kích thích làm các tế bào niêm mạc đường mật tăng sinh, tạo ra các tế bào bất thường gây ung thư đường mật.

Các phương pháp điều trị bệnh sỏi gan

Tìm hiểu thêm: Cách làm sạch da mặt cho da trắng sáng chỉ với 5 bước!

[Hỏi đáp cùng bác sĩ] Bệnh sỏi gan có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Quan hệ giúp cảm cân nhờ đâu?

Người bệnh sỏi gan nên kết hợp Tây y và Đông y để điều trị hiệu quả

Bệnh sỏi gan có nguy hiểm không phụ thuộc rất nhiều vào cách bạn kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Để hiệu quả điều trị đạt kết quả cao nhất, bạn nên có sự kết hợp giữa các phương pháp của Tây y và Đông y.

Điều trị sỏi gan theo Tây y

Khi được chẩn đoán bị sỏi gan, nếu sỏi dưới 5mm người bệnh sẽ bước vào giai đoạn điều trị duy trì để đợi sỏi di chuyển xuống đường mật ngoài gan sẽ tiến hành lấy sỏi bằng các phương pháp khác. Tuy nhiên, khi sỏi lớn hơn 5mm hoặc gây biến chứng sẽ được chỉ định phẫu thuật.

• Nội soi tán sỏi xuyên qua da: Đây là phương pháp điều trị nội khoa được sử dụng phổ biến nhất hiện nay tại các bệnh viện lớn để lấy sỏi trong gan. Bác sĩ sẽ tạo 1 đường hầm qua thành bụng tới ống mật chủ và nhu mô gan đủ rộng để đưa dụng cụ nội soi vào tán sỏi.

• Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP): Với những trường hợp có cả trong ống mật chủ và trong gan, sử dụng phương pháp ERCP vừa giúp kéo sỏi xuống tá tràng đồng thời làm giảm áp lực trong hệ thống đường mật, từ đó giúp sỏi trong gan dễ tụt xuống ống mật chủ và dễ bị loại bỏ hơn.

• Phẫu thuật mổ hở lấy sỏi: Mổ hở lấy sỏi được áp dụng khi sỏi thành dải, quá nhiều trong ống gan, không thể nội soi được. Tuy nhiên, người bị bệnh tim mạch hoặc rối loạn đông máu thì không áp dụng được phương pháp này

• Phẫu thuật cắt một phần gan: Phẫu thuật này dành cho khoảng 15% số trường hợp sỏi gan, là những người có sỏi nằm trong một ống thùy gan, gây teo, tắc nghẽn và viêm mạn tính. Đây chính là giải pháp cuối cùng, khi mà tất cả các phương pháp điều trị khác không đem lại hiệu quả, hoặc do sỏi nằm sâu trong nhu mô gan.

Điều trị sỏi gan gặp nhiều khó khăn do sỏi thường hay tái phát và không phải lúc nào cũng can thiệp được do vị trí nằm quá sâu, dị dạng đường mật bẩm sinh hay u đường mật.

Điều trị sỏi gan theo Đông y

Khắc phục những hạn chế của Tây y, các loại thảo dược Đông y từ xưa đã luôn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của lá gan, đồng thời tăng khả năng bào mòn và tống xuất sỏi trong gan.

Bài thuốc gồm 8 thảo dược quý Sài hồ, Hoàng bá, Diệp hạ châu, Nhân trần, Chi tử, Uất kim, Chỉ xác, Kim tiền thảo có thể giúp điều trị bệnh sỏi mật hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng, đồng thời phòng nguy cơ tái phát sỏi. Tại Việt Nam, bài thuốc trị sỏi này đã có mặt trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang đã được các nghiên cứu đánh giá cao về hiệu quả và độ an toàn.

May mắn khi biết bài thuốc trị sỏi gan của Kim Đởm Khang (*), cô Sinh bắt đầu sử dụng thêm từ tháng 4/2012, tới tháng 9/2013, đi kiểm tra lại viên sỏi chỉ còn 1.6cm và đã rơi xuống ống gan. Chẳng những không còn ám ảnh về những lần nhập viện, sức khỏe của cô tốt lên nhiều, không còn đau tức khi vận động như trước kia, ăn uống ngon miệng hơn và tỷ lệ cholesterol giảm còn dưới 5′.

Bên cạnh việc phối hợp Tây y và Đông y, bạn cũng cần điều chỉnh thói quen sống lành mạnh hơn để tăng hiệu quả điều trị sỏi gan, chú ý ăn chín, uống sôi và tẩy giun định kỳ giúp phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh từ giun. Khi bạn có thể duy trì chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, luyện tập thể chất đều đặn và tuân thủ chỉ định điều trị thì hiệu quả điều trị sỏi gan sẽ tốt hơn nhiều.

(*) Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thảo Viên Kenshin.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *