[Hỏi đáp cùng bác sĩ] Bệnh suy tim có chữa được không?

[Hỏi đáp cùng bác sĩ] Bệnh suy tim có chữa được không?

[Hỏi đáp cùng bác sĩ] Bệnh suy tim có chữa được không?

Bệnh suy tim có chữa được không? Theo giáo sư Phạm Gia Khải, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì bạn hoàn toàn có thể trở về cuộc sống hàng ngày. Ngay cả khi đây là chặng cuối của các bệnh tim mạch, cơ hội vẫn luôn nằm trong tay bạn!

Bạn đang đọc: [Hỏi đáp cùng bác sĩ] Bệnh suy tim có chữa được không?

Để nắm bắt lấy cơ hội chữa khỏi bệnh, hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu những phương pháp điều trị suy tim hiệu quả để giúp bạn giảm  khó thở, ho khan, phù nề và mệt mỏi càng sớm càng tốt nhé.

Suy tim không có nghĩa là hết cơ hội chữa khỏi

Giáo sư Phạm Gia Khải, nguyên viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam và chủ tịch Hội tim mạch học Việt Nam cho biết suy tim là tập hợp toàn bộ triệu chứng của các bệnh tim mạch ở giai đoạn cuối không thể kiểm soát hoặc không đáp ứng với điều trị thông thường.

Mặc dù suy tim làm giảm khả năng bơm máu của tim nên khó chữa khỏi, nhưng trong một số trường hợp suy tim có thể chữa khỏi hoàn toàn. Số còn lại, người bệnh vẫn có thể kiểm soát được nhiều năm nếu điều trị đúng phương pháp để giải quyết triệt để nguyên nhân gây suy tim.

Tùy thuộc vào nguyên nhân, các bác sĩ sẽ tìm cơ hội để làm giảm các triệu chứng khó thở, ho, phù, mệt mỏi và giúp cải thiện chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Để tìm lời giải cho câu hỏi “Bệnh suy tim có chữa được không?”, điều quan trọng là bệnh cần được phát hiện sớm, chẩn đoán chính xác và điều trị đúng cách.  

Nếu nguyên nhân suy tim là do hẹp hở van tim, thay van sớm, người bệnh có thể hồi phục hoàn toàn và đó được coi là khỏi bệnh. Tương tự như vậy ở những người bệnh mạch vành, suy tim do tắc nghẽn mạch vành ở giai đoạn đầu, điều trị tốt bệnh mạch vành (dùng thuốc hoặc can thiệp, phẫu thuật), suy tim có thể thoái lui.

Còn với các trường hợp suy tim  do các bệnh mạn tính (tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm cơ tim hoặc màng tim, rối loạn nhịp tim) hay bệnh van tim, bệnh suy vành sẽ khó chữa khỏi khi đến giai đoạn cấu trúc tim đã bị biến đổi. Điều trị suy tim ở thời kỳ này sẽ phức tạp hơn vì bạn cần phải kiểm soát được các nguyên nhân, triệu chứng bệnh và cả các yếu tố nguy cơ để giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển.

Nhằm tránh để tình trạng chuyển biến nghiêm trọng như vậy, bạn nên tìm hiểu thật kỹ các cách điều trị bệnh suy tim. 

Những phương pháp điều trị suy tim hiệu quả

1. Ăn uống theo chế độ cho người suy tim

Để giảm nhẹ triệu chứng, bạn nên lưu ý xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với người suy tim:

• Thực phẩm nên ăn: rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa ít béo, cá, thịt nạc, thịt gia cầm, trứng, các loại quả  hạch, sản phẩm từ đậu nành và dầu thực vật.

• Thực phẩm nên tránh: thức ăn mặn, chất béo từ động vật, thực phẩm tinh chế hay chế  biến sẵn.

• Số lượng bữa ăn: số bữa ăn trong ngày cần được cân đối hợp lý với thể trạng, tuổi tác, và tình trạng bệnh. Bạn không nên ăn quá no mà nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

2. Thay đổi lối sống tích cực và lạc quan

• Bỏ thuốc lá: Đây là cách hiệu quả để tránh cơn co thắt mạch vành tim và làm giảm nguy cơ xơ vữa mạch. Bỏ thuốc lá kết hợp với giảm tình trạng thừa cân, bạn đã làm giảm nhẹ được một phần gánh nặng cho tim.

• Tập thể dục: Thói quen tập thể dục sẽ giúp tăng lưu thông máu và ngăn ngừa cục máu đông. Tùy theo giai đoạn bệnh và tình trạng sức khỏe, bạn có thể chọn các môn tập vừa sức như đi bộ, ngồi thiền, đạp xe… Đặc biệt, người bệnh suy tim ở giai đoạn cuối lại càng không nên ngồi một chỗ mà có thể vận động nhẹ nhàng và nhờ người thân trợ giúp xoa bóp để lưu thông máu tốt hơn.

• Kiểm soát stress: Tình trạng căng thẳng về bệnh tật có thể làm gia tăng thêm gánh nặng cho tim vốn đã suy yếu. Bởi lo lắng và stress sẽ kích thích co mạch, tăng huyết áp, tăng nhịp tim và đẩy nhanh hơn tốc độ suy tim. Để kiểm soát stress tốt hơn, bạn cũng nên chia sẻ cảm xúc với bạn bè và người thân để giải tỏa bớt muộn phiền. Thay vì ám ảnh bởi nỗi lo “bệnh suy tim có chữa được không?”, bạn hãy dành thời gian cho những sở thích cá nhân và suy nghĩ tích cực hơn về cuộc hành trình phía trước.

Để thay đổi lối sống tích cực và lạc quan hơn, bạn cần có sự hỗ trợ tinh thần của gia đình và bạn bè. Hãy chia sẻ với người thân và bạn bè của bạn những khó khăn mình đang gặp phải để có thêm sức mạnh bước tiếp chặng đường phía trước nhé!

3. Điều trị bệnh suy tim bằng thuốc Tây y

Tùy theo mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một hay nhiều loại thuốc phối hợp. Sau đây là các loại thuốc thường được dùng trong điều trị suy tim:

• Thuốc làm chậm nhịp tim: giúp cho tim đập chậm lại để bơm máu hiệu quả hơn.

• Thuốc chẹn beta, thuốc ức chế men chuyển (ACE): làm thư giãn mạch máu, giảm huyết áp, giúp tim bơm máu dễ dàng hơn, giảm áp lực cho tim, đồng thời giảm tần suất xuất hiện cơn đau tim.

• Thuốc lợi tiểu: giúp thải bớt dịch dư thừa bị tích tụ trong cơ thể nên làm giảm phù nề, khó thở do suy tim. Thuốc lợi tiểu cũng giúp làm giảm bớt khối lượng máu mà tim phải bơm.

• Thuốc điều trị nguyên nhân gây suy tim: nhóm hạ mỡ máu trong điều trị bệnh mạch vành, thuốc hạ huyết áp, các thuốc hạ đường huyết trong điều trị bệnh tiểu đường.

Tìm hiểu thêm: Bệnh khô mắt

[Hỏi đáp cùng bác sĩ] Bệnh suy tim có chữa được không?

>>>>>Xem thêm: 9 điều bạn có thể chưa biết về người chuyển giới

Tùy theo mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một hay nhiều loại thuốc phối hợp.

4. Can thiệp và phẫu thuật cho tim mạch

Nếu tình trạng suy tim trở nặng, thuốc điều trị không còn đáp ứng, phẫu thuật là cần thiết để giảm rủi ro và cải thiện tình trạng bệnh hiện tại. Chẳng hạn như, khi tim co bóp không đồng bộ làm giảm khả năng bơm máu của tim, bạn cần đặt máy tạo nhịp để không bị ngưng tim đột ngột và giảm triệu chứng suy tim.

Một số người bệnh sẽ bị rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh không đều và có nguy cơ gây ngưng tim đột ngột sẽ cần cấy máy khử rung (ICD) để làm giảm nguy cơ tử vong do loạn nhịp. Những bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối có thể cần đến một thiết bị hỗ trợ tim cho đến khi có cơ hội được ghép tim.

5. Kết hợp với thực phẩm chức năng

Theo kết quả nghiên cứu lâm sàng được công bố trên tạp chí quốc tế (Tạp chí Khoa học Đời sống toàn cầu, tháng 10/2014), người bệnh sử dụng kết hợp thực phẩm chức năng Ích Tâm Khang (*) với thuốc điều trị sẽ giúp giảm triệu chứng khó thở, ho, phù, mệt mỏi; giảm cholesterol máu, giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển.

Mặc dù thực phẩm chức năng không phải là thuốc, không thay thế thuốc điều trị nhưng lợi ích của Ích Tâm Khang có thể hiệu quả trong tất cả các giai đoạn suy tim. Đây cũng chính là lựa chọn đã giúp ông Cao Văn Hồng cải thiện sức khỏe tốt hơn sau 7 tháng chỉ nằm trên giường và 5 tháng phải di chuyển bằng xe lăn vì mệt không thể bước đi được:

“Sau khi uống hết hộp thứ nhất, tôi đã không còn cảm giác nặng ngực, trái tim như bị vắt bóp hay như bị kim châm nữa… Sau khi uống hết hộp thứ hai thì tôi bắt đầu đi được từ từ và bỏ luôn xe lăn… Uống được 17 hộp thì sức khỏe tốt hơn, tôi có thể đi được khoảng 100m mà không thấy mệt”.

Để tìm ra câu trả lời cho nỗi lo “Bệnh suy tim có chữa được không?”, sản phẩm chăm sóc sức khỏe Ích Tâm Khang đã giúp người bệnh tìm thấy một con đường mới tươi sáng hơn. Nếu biết cách kết hợp với các phương pháp điều trị khác, các triệu chứng sẽ ngày càng cải thiện và bạn sẽ có thể hồi phục sức khỏe như mong muốn.

* Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Thảo Viên Kenshin.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *