Hôi nách tuổi dậy thì không chỉ làm cho những người xung quanh khó chịu mà còn khiến trẻ cảm thấy tự ti. Theo thời gian, một số bé có thể sống khép kín, thậm chí bị trầm cảm, ảnh hưởng đến kết quả học tập.
Bạn đang đọc: Hôi nách ở tuổi dậy thì có hết không? 4 cách trị hôi nách tại nhà cho trẻ
Để khắc phục chứng hôi nách ở tuổi dậy thì, cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này, từ đó có biện pháp chữa trị phù hợp. Trong bài viết này, Kenshin sẽ cùng bạn truy tìm lý do vì sao trẻ bị hôi nách tuổi dậy thì, đồng thời hướng dẫn bạn những cách trị hôi nách ở tuổi dậy thì tại nhà an toàn, hiệu quả.
Nội Dung
- 1 Vì sao trẻ ở tuổi dậy thì bị hôi nách?
- 2 Hôi nách ở tuổi dậy thì có hết không?
- 3 Bật mí 4 cách trị hôi nách cho trẻ dậy thì đơn giản, hiệu quả
- 4 Phòng ngừa hôi nách ở tuổi dậy thì
Vì sao trẻ ở tuổi dậy thì bị hôi nách?
Trẻ em thường đổ nhiều mồ hôi sau khi vận động cả ngày. Tình trạng nặng mùi cơ thể thường sẽ biến mất sau khi bé tắm rửa, thay quần áo sạch sẽ. Tuy nhiên, nếu mùi hôi nách vẫn không mất đi sau khi tắm thì nguyên nhân là do vấn đề sinh lý liên quan đến tuyến mồ hôi của cơ thể.
Theo thống kê, có khoảng 2-4 triệu tuyến mồ hôi trên cơ thể, chủ yếu được phân thành hai nhóm chính:
- Tuyến mồ hôi eccrine: Đây là tuyến mồ hôi phân bố khắp cơ thể, có tác dụng điều hòa thân nhiệt. Khi cơ thể nóng lên do sốt, thời tiết nóng, ăn thực phẩm cay nóng… các tuyến này tiết ra mồ hôi dạng nước làm mát cơ thể. Mồ hôi tiết ra từ tuyến eccrine thường không có mùi cho đến khi tiếp xúc với vi khuẩn trên da. Một số loại thuốc và thực phẩm sau khi được tiêu thụ cũng có thể khiến mồ hôi từ tuyến eccrine có mùi hôi.
- Tuyến mồ hôi apocrine: Đây là tuyến ở những vùng có nang lông như nách và háng. Khi cơ thể căng thẳng, tuyến apocrine tiết ra chất lỏng màu trắng đục, không mùi. Chỉ khi tiếp xúc với vi khuẩn trên da thì mồ hôi do tuyến apocrine tiết ra mới có mùi. Tuyến apocrine không hoạt động cho đến khi được kích thích bởi sự thay đổi nội tiết tố ở tuổi dậy thì. Chính vì vậy mà nhiều trẻ em bị hôi nách ở tuổi dậy thì.
Có thể thấy, mùi cơ thể xảy ra do các thành phần không mùi của mồ hôi đã phân hủy vi khuẩn có trên da. Đặc biệt, khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, mùi hôi nách càng rõ rệt do sự thay đổi hormone trong giai đoạn này đã kích thích tuyến apocrine hoạt động, kéo theo tình trạng tăng tiết mồ hôi, nhất là ở vùng nách và háng.
Đối với trẻ dậy thì, mùi cơ thể nói chung và hôi nách nói riêng được xem là một phần của quá trình phát triển. Thông thường, tình trạng hôi nách xảy ra khi bé gái được 8-13 tuổi và bé trai khoảng 9-14 tuổi.
Nhìn chung
Ở tuổi dậy thì, các tuyến mồ hôi không chỉ hoạt động tích cực hơn mà còn có thể tiết ra mồ hôi với nhiều loại hóa chất khác nhau. Khi tiếp xúc với vi khuẩn trên da và quần áo, mồ hôi có mùi hôi đặc trưng, dẫn đến tình trạng mùi cơ thể nói riêng và hôi nách nói chung.
Hôi nách ở tuổi dậy thì có hết không?
Về mặt lý thuyết, nếu tình trạng tăng tiết mồ hôi giảm dần ở vùng nách, và số lượng vi khuẩn trú ngụ trên da ở khu vực này cũng giảm đi, thì tình trạng hôi nách ở tuổi dậy thì cấp độ nhẹ có thể tự khỏi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều trẻ em bị hôi nách dù ở mức độ nhẹ hay nặng đều không thể tự khỏi.
Càng lớn, mùi hôi nách càng nặng, ảnh hưởng đến sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày của trẻ. Do đó, cha mẹ cần áp dụng những cách trị hôi nách cho trẻ dậy thì để hỗ trợ bé khắc phục vấn đề khó chịu này.
Bạn có thể quan tâm:
Bật mí 4 cách trị hôi nách cho trẻ dậy thì đơn giản, hiệu quả
1. Dùng lăn khử mùi cho trẻ dậy thì
Việc sử dụng xịt hoặc lăn khử mùi cho trẻ dậy thì là một trong những biện pháp trị hôi nách đầu tiên mà các bậc phụ huynh nghĩ đến. Các sản phẩm khử mùi hỗ trợ khắc phục tình trạng hôi nách tuổi dậy thì bằng cách:
- Tạo ra phản ứng với nước có trong tuyến mồ hôi để sản sinh ra lớp keratin, khiến cho tuyến mồ hôi tạm ngưng hoạt động.
- Kháng khuẩn trên da vùng nách để hạn chế mồ hôi tiếp xúc với vi khuẩn sinh ra mùi khó chịu.
- Tỏa ra mùi thơm để che giấu mùi hôi nách.
Khi áp dụng phương pháp này, cha mẹ cần đảm bảo chọn mua sản phẩm chất lượng, phù hợp với làn da của bé. Ngoài ra, phụ huynh cũng cần dạy trẻ cách cạo lông nách đúng đắn định kỳ, sau đó sử dụng xịt hoặc lăn khử mùi, nhất là sau khi hoạt động thể chất nhiều.
Lưu ý
Mặc dù việc sử dụng các sản phẩm khử mùi có thể giúp che giấu mùi hôi, nhưng đây không phải là cách hết hôi nách ở tuổi dậy thì triệt để.
2. Cách trị hôi nách ở tuổi dậy thì tại nhà
2.1. Cách hết hôi nách ở tuổi dậy thì bằng chanh
Nước chanh có chứa axit citric có tác dụng diệt khuẩn. Do đó, cha mẹ có thể dùng chanh để trị hôi nách cho trẻ dậy thì. Cách trị hôi nách ở tuổi dậy thì tại nhà bằng chanh khá đơn giản:
- Vắt lấy nước chanh sau đó pha loãng với nước.
- Cho hỗn hợp nước chanh vào bình xịt và xịt lên nách bé
- Đợi khoảng 5 phút rồi lau sạch nhẹ nhàng.
Lưu ý
Không áp dụng biện pháp này trị hôi nách cho trẻ dậy thì có làn da nhạy cảm.
2.2. Dùng trà xanh trị hôi nách cho trẻ dậy thì
Trà xanh có thể giúp se khít lỗ chân lông trên da, từ đó giảm tiết mồ hôi. Để dùng trà xanh trị hôi nách cho trẻ dậy thì, bạn làm như sau:
- Ngâm 2 gói trà xanh túi lọc vào nước ấm trong khoảng 5 phút.
- Lấy túi trà ra, để nguội đến khi bằng nhiệt độ phòng thì đặt vào vùng da dưới nách của bé.
- Sau khoảng 5-7 phút thì lấy ra, lau khô nách cho trẻ.
Cha mẹ nên áp dụng đều đặn cách trị hôi nách ở tuổi dậy thì tại nhà bằng trà xanh để đạt hiệu quả như mong đợi.
2.3. Lá ổi trị hôi nách cho trẻ dậy thì
Lá ổi có đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm rất tốt. Bạn có thể nấu nước lá ổi cho bé tắm để khắc phục tình trạng hôi nách tuổi dậy thì.
2.4. Sử dụng muối
Theo Đông y, muối tinh cũng có đặc tính kháng khuẩn tốt. Việc sử dụng muối tinh được xem như cách trị hôi nách ở tuổi dậy thì tại nhà đơn giản nhất mà bạn có thể áp dụng. Bạn chỉ cần pha loãng muối với nước rồi cho bé tắm để giảm sự tích tụ của vi khuẩn trên da sau mỗi lần vận động nhiều là được.
3. Thay đổi thói quen hàng ngày
Tìm hiểu thêm: 4 cách duy trì động lực giúp bạn sống khỏe hơn
Việc giữ gìn vệ sinh cơ thể cũng có thể hỗ trợ khắc phục tình trạng hôi nách tuổi dậy thì. Bạn nên đảm bảo trẻ tắm đều đặn mỗi ngày. Nếu bé vận động nhiều, chơi thể thao hoặc đổ quá nhiều mồ hôi thì có thể tắm 2 lần/ngày.
Cha mẹ cũng có thể hướng dẫn con cách vệ sinh đúng từ đầu đến chân, kể cả vùng dưới cánh tay, vùng háng hoặc vùng xương chậu. Sau khi tắm, trẻ nên thay quần áo thoáng mát, sạch sẽ, bao gồm cả đồ lót, vớ…
Bên cạnh đó, trẻ nên uống nhiều nước để đào thải bớt độc tố gây mùi ra khỏi cơ thể. Cha mẹ cũng nên bổ sung các loại rau lá màu xanh đậm vào thực đơn hàng ngày của con. Nguyên nhân là vì diệp lục có trong những loại rau này được xem là “chất tẩy rửa tự nhiên”.
4. Phương pháp hiện đại trị hôi nách cho trẻ dậy thì
Nếu tình trạng hôi nách tuổi dậy thì quá nghiêm trọng đến mức các biện pháp trên đều không thể khắc phục được, bạn nên đưa bé đi khám để được hỗ trợ điều trị. Có một số phương pháp hiện đại hỗ trợ điều trị hôi nách ở tuổi dậy thì, bao gồm:
4.1. Thuốc trị tăng tiết mồ hôi
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều trị tăng tiết mồ hôi dựa trên tình trạng của bé. Tuy nhiên, đôi khi, những loại thuốc này có thể gây bỏng da hoặc kích ứng da của bé. Do đó, phụ huynh cần theo dõi xem trẻ có gặp phải phản ứng này sau khi dùng thuốc hay không. Nếu có, hãy thông báo cho bác sĩ biết để được hỗ trợ.
4.2. Tiêm botox vào nách
Nếu thuốc điều trị tăng tiết mồ hôi không giúp khắc phục tình trạng hôi nách tuổi dậy thì, bác sĩ có thể cân nhắc đến việc tiêm Botulinum gọi là botox. Việc tiêm một lượng nhỏ botox vào nách có thể giúp giải quyết vấn đề đổ quá nhiều mồ hôi bằng cách ngăn một chất hóa học trong cơ thể kích thích tuyến mồ hôi.
4.3. Phẫu thuật cắt bỏ tuyến mồ hôi
Khi trẻ được 18 tuổi, nếu tình trạng hôi nách vẫn không khỏi và ảnh hưởng nhiều đến đời sống của bé, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ tuyến mồ hôi. Đây được xem là phương pháp điều trị dứt điểm tình trạng hôi nách tuổi dậy thì.
Phòng ngừa hôi nách ở tuổi dậy thì
>>>>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài bao nhiêu lần 1 ngày? Tìm hiểu ngay!
Có nhiều biện pháp khác nhau giúp phòng ngừa tình trạng hôi nách tuổi dậy thì, bao gồm:
- Sử dụng lăn khử mùi cho trẻ dậy thì: Lăn khử mùi vừa hỗ trợ khắc phục tình trạng hôi nách cho trẻ dậy thì, vừa giúp ngăn ngừa mùi hôi khó chịu tỏa ra ngoài.
- Hạn chế ăn thực phẩm cay nóng, có mùi nồng: Ăn thức ăn cay có thể gây tăng tiết mồ hôi. Trong khi đó, thực phẩm có mùi hăng có thể khiến cơ thể có mùi khó chịu. Do đó, trẻ nên hạn chế ăn cay, tránh xa hành, tỏi, sầu riêng, rượu, bia…
- Cạo lông sạch sẽ: Nghiên cứu cho thấy việc cạo lông nách giúp giảm đáng kể mùi hôi nách. Điều này là do vùng da đã cạo hoặc tẩy lông dễ vệ sinh sạch sẽ hơn.
- Giữ gìn vệ sinh cơ thể: Tắm rửa hàng ngày bằng xà phòng có thể giúp ngăn ngừa tình trạng hôi nách tuổi dậy thì.
- Mặc quần áo sạch: Quần áo của trẻ nên được giặt sạch sẽ trước khi mặc. Trẻ có nguy cơ cao bị hôi nách nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi. Ngoài ra, trẻ em không nên mặc quần áo của người khác.
- Giảm căng thẳng: Căng thẳng là một trong những yếu tố làm tăng tiết mồ hôi. Do đó, trẻ nên học cách kiểm soát cảm xúc, tránh căng thẳng, lo âu để giảm thiểu phản ứng đổ mồ hôi sinh lý.
- Dùng miếng dán thấm mồ hôi nách: Miếng dán này có thể giúp thấm mồ hôi, hạn chế tình trạng hôi nách tuổi dậy thì.
Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng hôi nách tuổi dậy thì. Việc điều trị hôi nách cho trẻ dậy thì là vô cùng cần thiết để bé tự tin và phát triển khỏe mạnh. Vì vậy, cha mẹ nên áp dụng những cách trị hôi nách ở tuổi dậy thì tại nhà đã hướng dẫn trong bài viết để hỗ trợ bé “đánh bay” mùi hôi khó chịu nhé!