Hướng dẫn bạn cách điều trị bệnh Alzheimer

Hướng dẫn bạn cách điều trị bệnh Alzheimer

Hướng dẫn bạn cách điều trị bệnh Alzheimer

Những cách điều trị bệnh Alzheimer hiện nay chưa thể giúp chữa khỏi mà chỉ dừng lại ở việc giảm nhẹ triệu chứng để duy trì chất lượng cuộc sống và ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Dù vậy cũng đã giúp ích rất lớn cho bệnh nhân và người nhà, giảm gánh nặng bệnh tật.

Bạn đang đọc: Hướng dẫn bạn cách điều trị bệnh Alzheimer

Điều trị là sự kết hợp của thuốc, rèn luyện chức năng nhận thức và chế độ sinh hoạt.

Các thuốc trị Alzheimer

Hầu hết các loại thuốc điều trị bệnh Alzheimer có tác dụng tốt nhất cho những bệnh nhân ở giai đoạn đầu hoặc giữa. 

Cách điều trị Alzheimer nhẹ đến trung bình

Thuốc kháng cholinesterase thường được dùng cho bệnh nhân mắc Alzheimer nhẹ đến trung bình. Chúng ngăn chặn sự phân hủy acetylcholine. Đây là một chất hóa học trong não rất quan trọng đối với khả năng ghi nhớ và suy nghĩ. Nhờ đó thuốc giảm nhẹ một số triệu chứng và kiểm soát hành vi tốt hơn. Các loại thuốc nhóm này có thể kể đến là: galantamine, rivastigmine, donepezil.

Tuy nhiên, khi bệnh Alzheimer tiến triển nặng hơn, não sản xuất ngày càng ít acetylcholine. Theo đó tác dụng của thuốc kháng cholinesterase sẽ giảm hoặc mất đi.

Thuốc điều trị bệnh Alzheimer trung bình đến nặng

Hướng dẫn bạn cách điều trị bệnh Alzheimer

Đối với bệnh nhân Alzheimer giai đoạn giữa và cuối, bác sĩ có thể kê memantine. Tác dụng chính là giúp giảm các triệu chứng để người bệnh duy trì một số chức năng hàng ngày lâu hơn. 

Memantine điều trị bệnh Alzheimer theo cách điều chỉnh lượng glutamate, một hóa chất quan trọng trong não, tránh trường hợp mức glutamate quá cao dẫn đến chết tế bào não. Loại thuốc này hoạt động khác với thuốc kháng cholinesterase nên bác sĩ có thể kê hai loại cùng lúc.

Thuốc điều trị triệu chứng

Thuốc kiểm soát hành vi: Chỉ được kê đơn nếu thuốc khác thất bại. Có thể kể đến là: citalopram, mirtazapine, sertraline, bupropion, duloxetine, imipramine. Người bệnh Alzheimer có thể mắc các triệu chứng hành vi phổ biến như mất ngủ, đi lạc, kích động, lo lắng, hung hăng, bồn chồn và trầm cảm. Khi kiểm soát được hành vi của mình, người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong cuộc sống và người chăm sóc cũng bớt gánh nặng hơn.

Thuốc ngủ: Đại diện là zolpidem, eszopiclone, zaleplon. Những thuốc này tuy có thể giúp bệnh nhân đi vào giấc ngủ dễ dàng và ngủ ngon giấc nhưng cũng có thể khiến họ thiếu tỉnh táo cũng như hay té ngã.

Thuốc chống lo âu: Một số loại thuốc chống lo âu bệnh nhân có thể dùng là lorazepam và clonazepam. Các thuốc này giúp người bệnh bớt kích động nhưng có thể gây buồn ngủ, chóng mặt, dễ té ngã hay mất tỉnh táo. Bác sĩ thường chỉ kê những thuốc này trong thời gian ngắn.

Thuốc chống co giật: Thường thấy là natri valproate, carbamazepine, oxcarbazepine. Loại thuốc này có tác dụng phụ là gây buồn ngủ, chóng mặt, thay đổi tâm trạng và mất tỉnh táo.

Thuốc chống loạn thần: risperidone, quetiapine, olanzapine. Nhóm thuốc này có thể giúp người bệnh điều trị bệnh Alzheimer giảm hoang tưởng, ảo giác hay kích động. Thế nhưng, thuốc lại có tác dụng phụ rất nghiêm trọng là có thể làm tăng nguy cơ tử vong ở người cao tuổi mắc chứng sa sút trí tuệ. Do tác dụng phụ này nên thuốc thường chỉ được kê cho những người mắc bệnh Alzheimer nặng. 

Những loại thuốc trên có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nên chỉ sử dụng nếu điều trị bằng thuốc khác nhưng không cải thiện.

Lưu ý khi dùng thuốc điều trị bệnh Alzheimer

Tìm hiểu thêm: Khám sức khỏe đi làm bao nhiêu tiền? 8 địa chỉ khám sức khỏe nhanh chóng

Hướng dẫn bạn cách điều trị bệnh Alzheimer

>>>>>Xem thêm: Vì sao bạn bị đau cơ sau khi tập thể dục?

Bệnh nhân nên được khởi đầu với liều thấp nhất sau đó tăng dần cho tới khi đạt được hiệu quả như mong muốn thì dừng ở mức liều đó. Thời điểm bắt đầu dùng thuốc cần theo dõi cẩn thận vì thuốc điều trị bệnh Alzheimer hầu như đều gây một vài tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, tiêu chảy và chán ăn. Nếu thấy có dấu hiệu lạ cần thông báo ngay với bác sĩ.

Người chăm sóc bệnh nhân Alzheimer cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ khi cho họ uống bất kỳ loại thuốc nào, kể cả các thuốc bổ sung vitamin hay thực phẩm chức năng. Ngoài ra, bạn cũng cần cho bác sĩ biết trước khi thêm hoặc thay đổi bất kỳ loại thuốc nào của người bệnh.

Rèn luyện chức năng nhận thức điều trị bệnh Alzheimer

Khi các tế bào thần kinh được rèn luyện, nó có thể giảm đi quá trình lão hóa. Cụ thể là trí nhớ, sự linh hoạt đầu óc, chỉ huy cơ bắp hoặc hơi thở.

Bạn nên cùng với bệnh nhân Alzheimer thực hiện những hoạt động trí óc như chơi đánh cờ, đố chữ, chơi nhạc cụ, tham gia các trò chơi tập thể hay tương tác với một nhóm người. Cách này đã được chứng minh giúp giảm nguy cơ mắc phải bệnh Alzheimer, làm chậm tiến triển bệnh.

Lối sống lành mạnh

Người bệnh Alzheimer nên có chế độ ăn uống lành mạnh hơn. Tập trung vào các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa để bảo vệ não, gồm có hoa quả tươi, rau xanh đậm, cá nước lạnh (cá hồi, cá thu, cá ngừ…), các loại hạt, đậu nành. Sử dụng 1 – 2 ly rượu mỗi ngày khi điều trị Alzheimer cũng được chứng minh giúp tăng giải phóng acetylcholine. Ngoài ra, nên chú trọng đa dạng thực phẩm để có nguồn dinh dưỡng dồi dào; tránh chất béo có nguồn gốc động vật (mỡ, nội tạng, da) hay thực phẩm chế biến sẵn chứa các chất phụ gia độc hại.

Bệnh nhân cũng cần tập thể dục hằng ngày để thúc đẩy tuần hoàn não. Những bài tập nhẹ nhàng, an toàn phải kể đến như đi bộ nhanh, chơi cầu lông, làm vườn, thiền, thái cực quyền… Đây cũng là cách để có tinh thần thư thái bên cạnh việc tổ chức hội nhóm để gặp gỡ bạn bè.

Các cách điều trị bệnh Alzheimer tuy không giúp bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn nhưng có thể giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu và duy trì được sự độc lập và thoải mái trong cuộc sống hằng ngày, từ đó giảm nhẹ một phần trách nhiệm cho người chăm sóc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *