Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Việt Pháp

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Việt Pháp

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Việt Pháp

Bệnh viện Việt Pháp là bệnh viện quốc tế đầu tiên ở Hà Nội và khu vực phía Bắc. Bệnh viện đạt chứng chỉ Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 từ năm 2007. 

Bạn đang đọc: Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Việt Pháp

Hiện bệnh viện có hơn 50 bác sĩ trong và ngoài nước có trình độ chuyên môn cao tham gia khám chữa bệnh. Mỗi năm, bệnh viện đón hơn chục nghìn bệnh nhân đến thăm khám. Nếu đang có ý định tìm kiếm một bệnh viện tư để khám chữa bệnh hay khám thai sản, khám sức khỏe xuất khẩu lao động, bạn không nên bỏ qua bài viết này của Kenshin.vn.

Đôi nét về Bệnh viện Việt Pháp

Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội tập hợp đội ngũ chuyên gia y tế đa khoa trong và ngoài nước, kết hợp công nghệ kỹ thuật mới nhất, trình độ chuyên môn cao với cung cách phục vụ chuyên nghiệp. Bệnh viện là địa chỉ tin cậy của người dân thành phố Hà Nội và khu vực lân cận cũng như người nước ngoài sống và làm việc tại Việt Nam.

Bệnh viện bắt đầu hoạt động vào tháng 9 – 1997 với tên gọi Bệnh viện Quốc tế Việt Nam. Đây là mô hình liên doanh giữa Công ty IMC (Úc) và Bệnh viện Bạch Mai.

Tháng 9 – 2000, đổi tên thành Bệnh viện Việt Pháp với 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Tháng 3 – 2003, bệnh viện đã rất thành công trong việc chữa trị và chống dịch SARS.

Tháng 11 – 2005, bệnh viện khai trương phòng khám chữa bệnh H Clinic Trung Hòa.

Tháng 5 – 2014, bệnh viện được thành phố Hà Nội cho phép điều chỉnh quy mô dự án từ 68 giường bệnh lên 170 giường và 20 giường lưu bệnh/ngày.

Tháng 7 – 2016, bệnh viện khởi công dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp bệnh viện và dự kiến hoàn thành vào đầu năm 2019.

Thời gian làm việc của Bệnh viện Việt Pháp 

Tìm hiểu thêm: Bài trắc nghiệm: 8 câu hỏi giúp bạn xác định loại da của bạn

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Việt Pháp

>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu không rụng trứng, cảnh báo nguy cơ vô sinh cần sớm nhận biết

1. Khám ngoại trú

Bệnh viện tổ chức khám ngoại trú trong khung giờ khám cụ thể như sau:

  • Thứ Hai – Sáu:
    • Sáng: 8 giờ 30 – 12 giờ
    • Chiều: 13 giờ 30 – 17 giờ 30.
  • Thứ Bảy: 8 giờ 30 – 12 giờ.

Ngoài khung giờ khám như trên mà bạn có nhu cầu thăm khám, hãy đến thẳng quầy lễ tân cấp cứu tại tầng trệt. Ngoài ra, để đặt hẹn lịch khám, bạn hãy liên hệ qua số: (024) 3577 1100.

2. Khoa Cấp cứu 

Khoa Cấp cứu của bệnh viện làm việc 24/7. Trong trường hợp khẩn cấp cần hỗ trợ, bạn hãy gọi vào số: (024) 3577 1111.

Kinh nghiệm khi đi khám tại Bệnh viện Việt Pháp

Anh Trung Chiến, 38 tuổi, nhân viên ngân hàng làm việc tại quận Cầu Giấy, Hà Nội, chia sẻ với Kenshin.vn về kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện Việt Pháp: “Nếu đang có ý định đi khám bệnh hay làm các xét nghiệm tại bệnh viện này, bạn nên chú ý mấy điều sau:

  • Nếu đang sinh sống ở khu vực Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, bạn hãy đặt hẹn và đến khám tại phòng khám H Clinic Trung Hòa. Đây là phòng khám đa khoa của Bệnh viện Việt Pháp.
  • Vào ngày hẹn khám, bạn nên đến sớm 5 – 10 phút, vì có thể bạn sẽ phải điền thông tin cho một số biểu mẫu hoặc lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. Vì lý do nào đó, bạn không thể đến đúng giờ hẹn, hãy liên hệ với bộ phận đặt hẹn của phòng khám trước giờ hẹn khoảng 8 giờ để được sắp lịch mới.
  • Lưu ý: Dù bạn đã đặt lịch hẹn khám hoặc đi khám nhưng không đặt hẹn, hãy đến quầy lễ tân tại lối vào chính. Tại đây, bạn cần cung cấp thông tin về lịch hẹn khám hoặc thông tin cá nhân cho tiếp tân để tiến hành đăng ký. Sau đó, bạn sẽ được hướng dẫn đến các khu vực thăm khám.
  • Về việc thanh toán chi phí khám, bạn sẽ thanh toán sau khi được bác sĩ thăm khám và tư vấn. Nếu bác sĩ có chỉ định bạn thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thủ thuật hoặc bạn cần mua thuốc tại quầy thuốc của bệnh viện, bạn phải thanh toán các khoản phí này trước tại quầy thu ngân đối diện quầy lễ tân chính.

Thủ tục nhập viện điều trị tại Bệnh viện Việt Pháp

Bác Đăng Hòe, 68 tuổi, quận Tây Hồ, Hà Nội, chia sẻ kinh nghiệm đi khám và nhập viện điều trị tại bệnh viện này như sau: Khi khám và điều trị tại đây, bạn nên thực hiện đúng theo các chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Nếu có chỉ định nhập viện điều trị, bạn nên lưu ý 7 điều sau:

1. Về việc đăng ký nhập viện: Nếu bạn phải nhập viện theo chỉ định của bác sĩ, nhân viên lễ tân sẽ cho bạn biết những vấn đề liên quan như mức viện phí, chi phí thuốc men, đồ dùng cần mang theo cũng như sắp xếp ngày nhập viện… Nếu đồng ý nhập viện điều trị, bạn cần điền thông tin và ký vào giấy đồng ý điều trị. Trong trường hợp nhập viện phẫu thuật, bạn sẽ cần đóng tạm ứng chi phí điều trị để bệnh viện sắp xếp phòng mổ cho bạn. Nhân viên bệnh viện sẽ cung cấp cho bạn tờ thông tin lưu viện.

2. Lưu viện: Nhân viên lễ tân tiếp nhận nhập viện của bệnh viện luôn túc trực, hỗ trợ bệnh nhân hoàn tất thủ tục đăng ký nhập viện một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nếu bạn nhập viện vào các khung giờ sau, hãy báo cho nhân viên quầy lễ tân chính tại tầng 1:

  • Thứ Hai – Sáu:
    • Sáng: 7 – 10 giờ
    • Chiều: 15 – 17 giờ
  • Thứ Bảy: 7 giờ 30 – 14 giờ

Trong trường hợp cấp cứu hoặc nhập viện chuyển dạ chờ sinh ngoài giờ khám ngoại trú, bạn hãy liên hệ lễ tân cấp cứu tại tầng trệt của bệnh viện.

3. Về giấy tờ cần mang theo khi nhập viện, bạn nên mang theo đầy đủ các giấy tờ sau (nếu có):

  • Thẻ Bảo hiểm Y tế, thẻ hội viên, thẻ ưu đãi
  • Toa thuốc đang dùng (không mang theo thuốc)
  • Kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, sổ khám bệnh hoặc tài liệu liên quan khác
  • Hộ chiếu (đối với bệnh nhân người nước ngoài).

4. Hủy hẹn nhập viện: Nếu muốn hủy hẹn nhập viện hoặc nhập viện muộn hơn lịch đã hẹn vào giờ khám ngoại trú, bạn hãy thông báo trước ít nhất 2 ngày cho nhân viên lễ tân theo số (024) 3577 1100 vào khung giờ sau: từ 7 giờ 30 – 17 giờ 30 (thứ Hai – Sáu) và từ 7 giờ 30 – 14 giờ (thứ Bảy).

Ngoài giờ khám ngoại trú, bạn hãy gọi vào số: (024) 3574 1111.

5. Nhập viện tại khu lưu viện trong ngày: Thời gian tiếp nhận bệnh nhân thường từ 7 – 10 giờ sáng.

Bác sĩ điều trị sẽ quyết định thời gian nhập viện của bạn và thời gian nhập viện sẽ được nhân viên lễ tân của bệnh viện ghi trên thẻ nhập viện. Hãy xuất trình thẻ nhập viện ở quầy lễ tân chính tại tầng trệt. Bạn sẽ được hướng dẫn lên khu lưu viện trong ngày trên tầng 2.

Bạn có thể phải nhịn ăn uống trước khi thực hiện thủ thuật hoặc phẫu thuật. Do đó, bạn không nên ăn uống trước giờ hẹn nhập viện ít nhất 6 giờ và không hút thuốc lá ít nhất 12 giờ trước khi làm thủ thuật. Bạn có thể uống nước lọc trước khi nhập viện khoảng 2 giờ.

Sau khi thực hiện thủ thuật hoặc phẫu thuật, bạn sẽ được chuyển sang phòng hồi phục để nhân viên điều dưỡng chăm sóc và theo dõi. Trước khi bạn xuất viện, bác sĩ điều trị sẽ gặp và tư vấn các thông tin cần thiết và chỉ dẫn tái khám.

Lưu ý: Sau khi thực hiện thủ thuật có gây mê, bạn không nên tự đi xe về nhà mà nên có người thân đi cùng.

6. Đồng ý điều trị: Nếu chấp thuận thực hiện thủ thuật hoặc phẫu thuật tại bệnh viện, bạn sẽ được yêu cầu ký giấy đồng ý điều trị. Văn bản này xác nhận rằng bạn đã được giải thích rõ nguy cơ về những tai biến có thể xảy ra cũng như lợi ích của việc điều trị, trên cơ sở đó bạn đồng ý điều trị. Bác sĩ cũng sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết và trả lời bất cứ câu hỏi nào của bạn liên quan đến việc điều trị. Là bệnh nhân, bạn có quyền chấp thuận hoặc từ chối thực hiện thủ thuật/phẫu thuật bằng việc ký giấy từ chối điều trị.

7. Xuất viện: Việc xuất viện thường được tiến hành vào khung giờ khám ngoại trú từ 8 – 11 giờ hàng ngày.

  • Nếu xuất viện trong khung giờ từ 12 – 20 giờ, bạn phải thanh toán thêm 1/2 chi phí/ngày lưu viện. Nếu xuất viện sau 8 giờ tối, bạn phải thanh toán chi phí thêm cho một ngày lưu viện.
  • Bạn hoặc người thân có thể hoàn tất thủ tục xuất viện với nhân viên của bệnh viện. Hóa đơn chi tiết cũng sẽ được nhân viên bệnh viện chuyển cho bạn.
  • Bạn phải thanh toán toàn bộ chi phí trên hóa đơn trước khi xuất viện hoặc khi bệnh viện chưa nhận được bảo lãnh từ phía công ty bảo hiểm của bạn trước khi bạn xuất viện.
  • Nếu công ty bảo hiểm xác nhận thanh toán chi phí y tế cho bạn, bạn cần ký xác nhận chi phí cho việc lưu viện tại quầy thu ngân.
  • Tài liệu xuất viện gồm: báo cáo y tế, kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, đơn thuốc và chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu bạn cần tái khám sau khi xuất viện, nhân viên bệnh viện sẽ cấp cho bạn thẻ hẹn tái khám.
  • Sau khi thực hiện phẫu thuật, thủ thuật, bạn có một lần tái khám miễn phí với bác sĩ phẫu thuật.

Quy định thăm bệnh của Bệnh viện Việt Pháp 

1. Quy định về giờ thăm bệnh

Bệnh viện Việt Pháp mở cửa cho thân nhân vào thăm bệnh từ 14 giờ 30 – 21 giờ hàng ngày. Khách đến thăm không được quá 2 người mỗi lần thăm tại phòng đôi và 3 người tại phòng đơn.

Giờ thăm tại khu lưu viện cụ thể cho từng khu như sau:

Khu nội trú nhi

  • Bố mẹ được phép vào thăm và ở lại với trẻ bất cứ lúc nào.
  • Khách thăm không phải là bố mẹ trẻ chỉ được thăm vào giờ thăm bệnh quy định.
  • Bố mẹ hoặc một người chăm sóc trẻ có thể ở lại qua đêm với trẻ mà không phải trả thêm phí.

Khu chăm sóc tích cực sơ sinh

  • Bố mẹ được phép vào bất cứ lúc nào trừ khi lúc bé được bác sĩ và các nữ hộ sinh chăm sóc.
  • Khách thăm khác (kể cả trẻ em) không được phép vào khu chăm sóc tích cực sơ sinh.

​​​​​​​Khu chăm sóc tích cực 

  • Thời gian thăm bệnh từ 16 – 20 giờ hàng ngày.
  • Trường hợp bệnh nhân là trẻ em dưới 16 tuổi, bố mẹ có thể vào thăm bất kỳ lúc nào trừ thời gian bác sĩ và nhân viên y tế chăm sóc và cấp cứu người bệnh.

​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​Phòng chuyển dạ và khu nội trú sản​​​​​​​

  • Tối đa 2 khách thăm tại khu vực phòng chuyển dạ và phòng sinh.
  • Trẻ dưới 16 tuổi có thể được phép vào thăm nhưng phải có người lớn đi cùng.

2. Quy định chung về thăm bệnh

Về việc ra vào thăm thân nhân nằm viện, Bệnh viện Việt Pháp có quy định cụ thể như sau:

  • Bạn không được vào thăm bệnh trong trường hợp sau:
    • Nôn mửa, tiêu chảy
    • Ho, cảm lạnh hoặc cảm cúm
    • Có bệnh truyền nhiễm.
  • Nếu bạn có tiêm chủng 2 tuần trước khi vào thăm người bệnh, hãy hỏi ý kiến nhân viên của bệnh viện trước khi vào thăm tại khu chăm sóc tích cực, khu chăm sóc tích cực sơ sinh, khu cách ly và khu nội trú nhi.
  • Rửa tay với nước hoặc cồn rửa tay trước và sau khi thăm bệnh.
  • Những lưu ý khác: đeo khẩu trang, mặc áo choàng, bao chân… nếu vào thăm người có bệnh truyền nhiễm.

Quy định chung

  • Thăm người bệnh vào giờ quy định
  • Tối đa 2 khách thăm với mỗi người bệnh tại phòng đôi và 3 khách tại phòng đơn
  • Bạn có thể được yêu cầu rời khỏi phòng bệnh bất cứ lúc nào nếu người bệnh cần chăm sóc y tế
  • Bệnh viện khuyến khích gia đình chủ động trong việc chăm sóc bệnh nhân. Nhân viên điều dưỡng có thể yêu cầu người nhà tham gia vào hoạt động chăm sóc bệnh nhân như cho bệnh nhân ăn, dùng thuốc hoặc hỗ trợ vệ sinh cá nhân.
  • Không ngồi lên giường bệnh hoặc chạm vào vết thương, kim truyền, dụng cụ dẫn lưu hoặc ghi chép y tế của người bệnh, không để vật dụng cá nhân lên trên giường bệnh.
  • Nếu thăm bệnh tại phòng cách ly, bệnh viện có gắn khuyến cáo thăm bệnh trên cửa bệnh phòng. Vui lòng hỏi ý kiến nhân viên y tế trước khi bước vào phòng bệnh cách ly.
  • Không mang theo vật nuôi vào khuôn viên bệnh viện.
  • Nghiêm cấm hút thuốc ngoài các khu vực cho phép tại nhà hàng H-Café trong khuôn viên bệnh viện.
  • Không mang theo hoa quả, thức ăn hay đồ uống cho người bệnh. Không mang theo hoa quả, đồ ăn có mùi như sầu riêng vào trong khuôn viên bệnh viện. Nhân viên điều dưỡng có quyền kiểm tra tất cả đồ ăn thức uống mà người thăm bệnh đưa vào trước khi người bệnh dùng.
  • Vui lòng tắt điện thoại hoặc để ở chế độ “im lặng hoặc rung” trong phòng bệnh, tránh làm ảnh hưởng đến bệnh nhân khác.
  • Không mang hoa hoặc cây cảnh vào trong phòng bệnh.
  • Trẻ em dưới 16 tuổi phải có người lớn đi cùng. Trẻ em chỉ nên vào thăm người thân.
  • Không nên đưa trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh vào thăm bệnh nhân.
  • Khách thăm không được phép ở lại qua đêm tại phòng đôi.
  • Khách thăm có thể ở lại tại phòng bệnh đơn và không có chống chỉ định về y tế. Chi phí sẽ được tính thêm vào hóa đơn của người bệnh.
  • Bệnh viện không chịu trách nhiệm cho bất kỳ mất mát hoặc thất lạc đồ dùng của người đến thăm bệnh.
  • Yêu cầu khách đến thăm bệnh tôn trọng, lịch sự và tuân theo các chỉ dẫn của nhân viên y tế.

Bảng giá Bệnh viện Việt Pháp cho một số dịch vụ 

Bảng chi phí và thông tin về dịch vụ khám thai sản và sinh trọn gói 

Dưới đây là thông tin về gói dịch vụ khám thai và sinh trọn gói cũng như chi phí sinh tại Bệnh viện Việt Pháp mà bạn có thể tham khảo:

Dịch vụ Thai sản trọn gói Sinh trọn gói
  Chăm sóc tiền sản
  Khám với bác sĩ sản khoa 9 lần 3 lần
  Khám với bác sĩ gây mê 1 lần 1 lần
  Siêu âm thai 3 – 6 lần 1 lần
  Monitoring theo dõi tim thai Theo chỉ định

của bác sĩ

Theo chỉ định

của bác sĩ

  Tiêm phòng uốn ván Theo chỉ định

của bác sĩ

Không bao gồm
  Các xét nghiệm thường quy
  Nhóm máu cho mẹ 1 lần 1 lần
  Công thức máu cho mẹ Theo chỉ định

của bác sĩ

1 lần
viêm gan B”}”>  Kháng nguyên viêm gan B 1 lần 1 lần
  Kháng thể viêm gan B 1 lần Không bao gồm
  TPHA 1 lần 1 lần
HIV”}”>  HIV 1 lần 1 lần
  APTT & PT 1 lần 1 lần
  Toxoplasma IGG & IGM 1 lần Không bao gồm
  Rubella IGG & IGM 1 lần Không bao gồm
  Streptococcus B

(vào tháng thứ 8 của thai kỳ)

Theo chỉ định

của bác sĩ

Theo chỉ định

của bác sĩ

  Tiểu đường thai kỳ Theo chỉ định

của bác sĩ

Theo chỉ định

của bác sĩ

  Chăm sóc sau sinh
  Tiêm vitamin K cho bé 1 lần 1 lần
  Đo thính lực cho bé 1 lần 1 lần
  Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh 1 lần 1 lần
  Khám với bác sĩ sản khoa

cho mẹ

1 lần 1 lần
  Khám với bác sĩ nhi khoa

cho bé

1 lần 1 lần
  Lưu viện
  Sinh thường 1 ngày 1 ngày
  Sinh mổ 4 ngày 4 ngày
  Chi phí dịch vụ trọn gói
  Sinh thường thai đơn 38.548.000 đồng 31.326.000 đồng
  Sinh mổ thai đơn 60.327.000 đồng 53.659.000 đồng
  Sinh thường thai đôi 44.942.000 đồng 38.548.000 đồng
  Sinh mổ thai đôi 63.733.000 đồng 57.822.000 đồng

Bảng giá dịch vụ khám sức khỏe xin cấp phép lao động

Hiện nay, Bệnh viện Việt Pháp có thực hiện khám sức khỏe xin cấp phép lao động với các gói khám khác nhau. Anh Hậu Nguyễn, 30 tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội, chia sẻ về kinh nghiệm đi khám sức khỏe xuất khẩu tại Bệnh viện Việt Pháp như sau: “Theo tôi được biết, hiện tại, bệnh viện có 2 gói khám sức khỏe xuất khẩu lao động là gói cơ bản và gói mở rộng. Cụ thể chi phí của các gói khám và các mục khám như sau:

  • Gói khám cơ bản trọn gói là 2.530.000 đồng. Khi thực hiện khám sức khỏe theo gói khám này, bạn sẽ được khám cụ thể như sau:
    • Khám lâm sàng (bao gồm khám mắt và răng)
    • Chụp phổi (không dành cho phụ nữ có thai)
    • Các xét nghiệm:
      • Công thức máu
      • Đường máu
      • Chức năng thận
      • Chức năng gan
      • Kiểm tra nước tiểu
  • Gói khám kiểm tra sức khỏe xin cấp phép lao động mở rộng với mức chi phí trọn gói là 6.026.000 đồng. Bạn sẽ được khám như sau:
    • Khám lâm sàng (bao gồm khám mắt và răng)
    • Chụp phổi (không dành cho phụ nữ có thai)
    • Siêu âm ổ bụng
    • Siêu âm phần phụ
    • Điện tim
    • Các xét nghiệm:
      • Công thức máu
      • Kháng nguyên, kháng thể viêm gan B
      • Kiểm tra viêm gan C
      • Xét nghiệm PSA tầm soát u tiền liệt tuyến
      • Men gan
      • Kiểm tra chức năng thận
      • Mỡ máu toàn phần
      • Kiểm tra bệnh gút
      • Đường máu
      • Giang mai
      • HIV
      • Sốt rét
      • Kiểm tra nước tiểu.

Lưu ý:

  • Chi phí trên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng
  • Nếu sử dụng gói dịch vụ trên, bạn được hưởng các quyền lợi khác trong vòng 1 năm gồm:
    • Giảm giá 5% cho dịch vụ khám bệnh
    • Giảm giá 5% cho dịch vụ xét nghiệm máu khác
    • Giảm giá 5% cho dịch vụ chẩn đoán hình ảnh

Thông tin và chi phí về gói khám sức khỏe cơ bản

Chương trình trọn gói Nam giới Nữ giới
 Khám lâm sàng
 Khám tư vấn với bác sĩ nội đa khoa x x
  Khám vú x
  Kiểm tra thị lực sắc giác x x
  Kiểm tra huyết áp x x
  Khám răng & Kiểm tra tai mũi họng x x
  Đo chỉ số khối lượng cơ thể  x x
  Dịch vụ chẩn đoán hình ảnh
  Chụp X – quang tim phổi x x
  Siêu âm ổ bụng x x
  Dịch vụ xét nghiệm
  Công thức máu toàn phần x x
chức năng gan”}”>  Xét nghiệm chức năng gan
  ALT, AST x x
  Đánh giá chức năng thận    (Creatinin) x x
  Mỡ máu toàn phần x x
  Phát hiện sớm bệnh gút (axit uric) x x
  Đường huyết lúc đói x x
  Tổng phân tích nước tiểu x x
cổ tử cung n (PAP Smear)”}”>  Phiến đồ cổ tử cung

(PAP Smear)

x
 Giá trọn gói
 Gói khám cơ bản 2.737.000 đồng 3.059.000 đồng

Bảng chi phí về chương trình kiểm tra sức khỏe

Ngày nay, cả người trẻ và người cao tuổi đều có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm như: cao huyết áp, mỡ máu cao, tim mạch, một số loại ung thư hoặc đái tháo đường… Do đó, việc thăm khám dự phòng thường xuyên giúp phát hiện bệnh sớm khi vẫn ở giai đoạn có thể kiểm soát bệnh tốt nhất.

Vì vậy, Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội có tổ chức chương trình kiểm tra sức khỏe giúp bạn biết được tình trạng sức khỏe của mình. Chương trình trọn gói khám sức khỏe với mức phí là 5.590.000 đồng. Chi tiết gói khám cụ thể như sau:

  • Khám lâm sàng với bác sĩ chuyên khoa tim mạch
  • Xét nghiệm máu:
    • Công thức máu toàn phần
    • Đường huyết lúc đói
    • Xét nghiệm mỡ máu (cholesterol, triglycerides, cholesterol HDL, cholesterol LDL)
    • Chức năng thận: creatinin, creatinin clearance, axit uric
    • Tổng phân tích nước tiểu
    • Men gan ALT
    • Men gan AST
    • Chỉ số viêm CRP
    • Điện giải đồ: Na, K, Cl, Ca
  • Chẩn đoán hình ảnh
    • Điện tâm đồ lúc nghỉ
    • Siêu âm tim
    • Chụp phim tim phổi
    • Đo chức năng hô hấp (với bác sĩ hô hấp)
    • Siêu âm ổ bụng và phần phụ
  • Giải thích kết quả và tư vấn.

Ngoài ra, nếu bạn muốn siêu âm doppler mạch cảnh và soi đáy mắt, bạn phải trả thêm mức phí lần lượt là 1.270.000 đồng và 750.000 đồng.

Muốn biết thêm thông tin và địa chỉ bệnh viện, bạn có thể đọc bài “Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội“.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *