Hướng dẫn nhìn phân đoán bệnh qua màu sắc, hình dạng, mùi

Hướng dẫn nhìn phân đoán bệnh qua màu sắc, hình dạng, mùi

Hướng dẫn nhìn phân đoán bệnh qua màu sắc, hình dạng, mùi

Bạn có biết màu sắc, hình dáng và mùi của phân có thể hé lộ nhiều điều về sức khỏe? Kenshin.vn mách bạn bí quyết nhìn phân đoán bệnh “chuẩn” như chuyên gia chỉ sau vài giây quan sát.

Bạn đang đọc: Hướng dẫn nhìn phân đoán bệnh qua màu sắc, hình dạng, mùi

Nói đến chất thải của cơ thể, chẳng hạn như phân và nước tiểu thì hầu như ai cũng không muốn nhìn và thậm chí còn cảm thấy “ngại” khi nhắc đến. Tuy nhiên, ít ai biết rằng hình dáng, mùi và màu phân đoán bệnh khá chuẩn xác. 

Nhìn phân đoán bệnh thông qua hình dáng

Nói về hình dáng của phân, các chuyên gia sức khỏe thường sử dụng biểu đồ phân loại Bristol để đánh giá. Biểu đồ này chia hình dáng của phân thành 7 loại:

  • Phân tách rời, khô cứng và khó đại tiện
  • Phân có hình dáng giống như xúc xích, khô rắn, sần sùi
  • Phân giống xúc xích nhưng có nhiều vết nứt trên bề mặt
  • Phân giống xúc xích hoặc dạng con rắn, phân mềm, mịn
  • Phân mềm và rời từng mảnh
  • Phân lợn cợn, mềm và xốp
  • Phân lỏng hoàn toàn
  • Trong 7 loại kể trên:

  • Hình dáng phân tốt nhất, cho thấy bạn không bị bệnh là số 3 và số 4. Cả 2 loại phân này đều giúp bạn đi ngoài dễ dàng.
  • Phân có hình dáng số 1 hoặc số 2 có thể cho thấy bạn đang bị táo bón và việc đi ngoài có thể hơi khó khăn. Lúc này, bạn sẽ cần ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước để phân mềm và dễ di chuyển trong đường tiêu hóa hơn.
  • Với hình dáng phân ở loại 5, 6, 7 thì bạn đang có dấu hiệu bị tiêu chảy. Nếu tình trạng này kéo dài hơn 4 tuần, rất có thể đây là dấu hiệu ban đầu của một số bệnh lý về tiêu hóa, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích (IBS), bệnh Crohn, không dung nạp lactose….
  • Nhìn màu phân đoán bệnh 

    Hướng dẫn nhìn phân đoán bệnh qua màu sắc, hình dạng, mùi

    Về màu sắc, phân người bình thường, khỏe mạnh sẽ có màu từ nâu nhạt đến nâm sẫm. Nguyên nhân là do chịu ảnh hưởng của sắc tố bilirubin, được gan chuyển hóa và bài tiết qua đường mật vào ruột. Dịch mật có màu vàng xanh, đến ruột được oxy hóa và chuyển thành màu nâu. .

    Ngoài màu nâu, khi đi ngoài, bạn cũng sẽ thấy phân có thể có nhiều màu sắc khác. Nhìn chung, màu sắc của phân có thể bị ảnh hưởng bởi màu sắc của thức ăn mà bạn ăn và trường hợp này không có gì đáng lo. Tuy nhiên, cũng có trường hợp, màu sắc bất thường của phân là dấu hiệu các vấn đề về tiêu hóa. Dưới đây là cách nhìn màu phân đoán bệnh:

    Phân có màu xanh lá cây đậm

    Nguyên nhân khiến phân có màu xanh lá cây thường là do:

    • Ăn quá nhiều rau hoặc thực phẩm có màu xanh như rau bina, cải xoăn, bông cải xanh…
    • Ăn quá nhiều một lần hoặc ăn thức ăn khó tiêu khiến quá trình tiêu hóa diễn ra quá nhanh, dịch mật không kịp chuyển hóa từ màu xanh lá cây sang vàng nâu nên khiến phân có màu sắc bất thường.

    Khi đã loại trừ những nguyên nhân ăn uống, hãy nhìn phân đoán bệnh từ màu sắc có phần ít gặp này. Cụ thể, đây rất có thể là dấu hiệu:

    • Nhiễm trùng, chẳng như vi khuẩn Salmonella, Giardia (một loại ký sinh trùng sống dưới nước) và norovirus.
    • Mắc các bệnh lý về tiêu hóa như bệnh Crohn, bệnh Celiac, hội chứng ruột kích thích hay viêm loét đại tràng

    Phân có màu vàng

    Phân có màu vàng hoặc hơi xanh rất thường gặp trong các trường hợp:

    • Tiêu chảy do nhiễm trùng, bệnh Celiac hoặc đơn giản chỉ là do căng thẳng hoặc lo lắng. Khi quá trình tiêu hóa diễn ra quá nhanh, phân sẽ không có thời gian để thành khuôn cũng như chuyển về màu nâu sẫm vốn có.
    • Phân có màu vàng cũng có thể do có quá nhiều chất béo trong phân, đặc biệt nếu phân trơn nhầy, mùi như trứng ung. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải các bệnh lý về tuyến tụy hoặc các bệnh cản trở sự hấp thu chất béo, chẳng hạn nhiễm Giardia, một loại ký sinh trùng có thể gây tiêu chảy, vàng da, sốt…
    • Ngoài các nguyên nhân về bệnh lý thì cũng giống như tình trạng phân có màu xanh, phân có màu vàng cũng có thể là do bạn ăn nhiều các thực phẩm có màu vàng hoặc cam như cà rốt, nghệ, khoai lang…

    Phân có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm

    Bạn nên thận trọng khi nhìn phân đoán bệnh trong trường hợp này. Vì phân màu đỏ thường xuất phát từ những nguyên nhân đáng lo.

    Tuy nhiên, trước khi nghĩ đến các bệnh lý thì bạn hãy rà soát lại chế độ ăn. Bởi nếu ăn nhiều các thực phẩm có màu đỏ như cà chua, củ dền, xôi gấc, thanh long đỏ… thì rất có thể đây chính là “thủ phạm”.

    Còn nếu chế độ ăn không có những thực phẩm kể trên thì phân có màu đỏ tươi hoặc đỏ sậm có thể là dấu hiệu chảy máu từ đường tiêu hóa của các bệnh lý:

    • Bệnh trĩ: Nếu máu không lẫn với phân, máu nhỏ giọt và đi cùng với các triệu chứng như ngứa hậu môn, đau rát hậu môn, sưng quanh hậu môn…
    • Nứt hậu môn: Có thể bị đau khi đi ngoài, ngứa hậu môn.…
    • Viêm ruột (IBD): Có thể gây chảy máu trong đường tiêu hóa và khiến phân có màu đỏ sẫm
    • Polyp đại tràng hoặc ung thư đại tràng: Có thể khiến phân có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, máu lẫn với phân, có thể kèm theo dịch mủ.

    Nhìn màu phân đoán bệnh khi phân có màu đen

    Phân có màu đen cũng có thể khiến nhiều người hoảng sợ. Nguyên nhân có thể bao gồm:

    • Ảnh hưởng của việc dùng thuốc. Pepto-Bismol là loại thuốc thường khiến phân có màu sẫm, ngoài ra còn có thể là do thuốc bổ sung sắt hoặc đơn giản là do bạn ăn nhiều quả việt quất. Phân thường thành khuôn và không có mùi khó chịu.
    • Nếu bạn không dùng thuốc mà phân có màu đen thì đây có thể dấu hiệu xuất huyết từ thực quản, dạ dày hoặc ruột non. Khi gặp phải tình trạng này, máu sẽ trộn lẫn với dịch tiêu hóa và khiến phân có màu đen. Phân thường sệt, màu đen bóng như hắc ín, nhầy dính, có mùi rất khó chịu.

    Phân có màu xám, trắng hoặc bạc

    Nguyên nhân khiến phân có màu xám như xi măng, trắng hoặc phân bạc màu có thể là do:

    • Dùng một lượng lớn thuốc cầm tiêu chảy bismuth subsalicylate và các thuốc chống tiêu chảy khác.
    • Gan không tạo đủ mật
    • Ống mật có thể bị tắc nghẽn do sỏi hoặc khối u khiến mật không vào được ruột non
    • Hiện tượng này cũng rất thường gặp ở những người bị viêm gan hoặc xơ gan, bệnh lý huyết học gây tán huyết. Nếu gặp phải tình trạng này, bên cạnh việc phân có màu trắng thì bạn còn có thể có các triệu chứng như sốt, buồn nôn, ngứa và vàng da, vàng mắt.

    Nhìn phân đoán bệnh thông qua mùi

    Tìm hiểu thêm: Cây lá đắng – Thảo dược chữa bệnh tuyệt vời

    Hướng dẫn nhìn phân đoán bệnh qua màu sắc, hình dạng, mùi

    >>>>>Xem thêm: Miếng dán giảm đau xương khớp Kenshin: thành phần, công dụng và cách dùng

    Đã là phân thì phải có mùi hôi thối, thường xuất phát từ quá trình lên men của hệ vi sinh đường ruột. Bên cạnh đó, mùi của phân cũng có thể chịu ảnh hưởng thì các thực phẩm mà bạn ăn.

    • Nếu bạn ăn nhiều tỏi và hành tây, phân có thể có mùi nặng hơn do tỏi và hành có chứa sulfat, có thể phân hủy thành các chất có mùi.
    • Nếu phân có mùi có trứng thối thì rất có thể là do bạn ăn nhiều thực phẩm chứa lưu huỳnh như sữa, thịt và rượu.

    Tuy nhiên, hầu như phân có mùi tương tự như nhau mỗi lần bạn đi cầu. Khi ngửi và nhìn phân đoán bệnh, nếu phân có những mùi và dấu hiệu lạ đặc trưng dưới đây thì phải cảnh giác:

    Phân có mùi tanh

    Nếu phân có lẫn máu, bạn sẽ thấy phân có mùi tanh của kim loại. Đặc biệt, tình trạng này rất hay đi kèm với việc phân có màu đen như hắc ín. Nhìn phân đoán bệnh trong trường hợp này, triệu chứng cho thấy nhiều khả năng bạn đã bị:

    • Xuất huyết đường tiêu hóa trên (thực quản, dạ dày hoặc một phần của ruột non). Và nguyên nhân gây ra có thể là do loét dạ dày tá tràng hoặc thậm chí là ung thư thực quản hoặc ung thư dạ dày.
    • Bệnh Celiac 
    • Bệnh Crohn
    • Viêm tụy mãn tính 
    • Bệnh xơ nang
    • Nhiễm trùng đường ruột
    • Kém hấp thu
    • Hội chứng ruột ngắn.

    Phân có mùi chua

    Phân trẻ sơ sinh có mùi chua là điều bình thường nếu bé bú mẹ. Những trẻ này sẽ có phân lỏng nhều nước, màu vàng đậm, mùi chua nhẹ và đi chừng 4-6 lần mỗi ngày. Khi bé lớn hơn số lần đi cầu sẽ giảm dần.

    Phân có mùi chua ở người lớn có thể do:

    • Nhiễm khuẩn, rối loạn hấp thu
    • Sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách gây loạn khuẩn ruột
    • Hấp thu kém
    • Một số bệnh như hội chứng ruột kích thích, viêm loét đại tràng, viêm tụy mạn tính, hội chứng ruột ngắn, bệnh Crohn.

    Nhìn chung, phân được xem là bình thường, khỏe mạnh nếu phân có màu nâu đến nâu nhạt, có mùi hôi, phân mềm, thành khuôn, dễ đi ngoài. Còn nếu phân có hình dáng, màu sắc và mùi bất thường kể trên thì rất có thể là do thực phẩm hoặc thuốc. Tuy nhiên, nếu đi kèm với những triệu chứng khác thì đừng tự nhìn phân đoán bệnh tại nhà, tốt nhất bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *