Khi trẻ bị táo bón, cha mẹ thường tìm mua thuốc nhuận tràng cho bé để giúp con đi ngoài dễ dàng hơn. Nhưng liệu bạn đã hiểu rõ về thuốc nhuận tràng trẻ em chưa? Làm thế nào để cho trẻ dùng thuốc nhuận tràng đúng cách?
Bạn đang đọc: Hướng dẫn sử dụng thuốc nhuận tràng cho bé đúng chuẩn y khoa
Để hiểu rõ hơn về các loại thuốc nhuận tràng cho bé cũng như cách sử dụng thuốc nhuận tràng cho trẻ, mời bạn tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Kenshin.
Nội Dung
Thuốc nhuận tràng là gì?
Thuốc nhuận tràng là thuốc giúp bé đi ngoài một cách dễ dàng hơn, thường được sử dụng khi bé bị táo bón, phân cứng hoặc đôi khi được dùng để rửa ruột. Hiện nay, thuốc nhuận tràng được bào chế ở 2 dạng: bơm trực tràng/hậu môn (thuốc đạn, thuốc thụt) và đường uống (dạng bột pha với nước, viên nén).
Mặc dù một chế độ ăn uống lành mạnh và thói quen đi vệ sinh là những yếu tố quan trọng giúp khắc phục chứng táo bón ở trẻ em, nhưng trong một số trường hợp, cha mẹ cũng có thể sử dụng thuốc nhuận tràng cho bé để cải thiện các triệu chứng.
Bạn có thể xem thêm:
Trẻ bị táo bón: Mẹ phải làm gì?
Các loại thuốc nhuận tràng cho bé
Hiện nay, có 5 loại thuốc nhuận tràng cho bé đã được điều chế. Mỗi loại có cơ chế hoạt động khác nhau, nhưng tựu trung lại đều có cùng mục đích là giúp cho việc đi tiêu của trẻ trở nên dễ dàng hơn. 5 loại thuốc nhuận tràng thường được sử dụng đó là:
- Thuốc làm mềm phân: Thuốc làm mềm phân giúp trẻ đi tiêu dễ dàng hơn bằng cách bổ sung độ ẩm cho phân, giúp nước thấm vào khối phân và làm mềm phân, chứ không thúc đẩy nhu động ruột. Docusate là một ví dụ điển hình cho thuốc làm mềm phân trẻ em. Đây cũng là một loại thuốc nhuận tràng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị táo bón nhẹ.
- Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Đây là loại thuốc nhuận tràng cho bé có tác dụng giảm hấp thu nước ở thành ruột, làm tăng lượng nước trong thành ruột và thúc đẩy sự tích tụ nước trong đường ruột, từ đó ngăn ngừa tình trạng phân bị khô, giúp phân mềm hơn và đi qua ruột dễ dàng hơn. Thuốc nhuận tràng thẩm thấu được sử dụng phổ biến nhất là các loại muối magie không hấp thụ khác nhau.
- Thuốc nhuận tràng tạo khối: Nhóm thuốc nhuận tràng cho bé này có chứa chất xơ – một loại carbohydrate phức hợp không hấp thụ được, và hoạt động theo cơ chế hút nước từ ruột để tạo thành một khối gel làm cho phân mềm hơn, to hơn, giúp trẻ dễ đi ngoài hơn. Citrucel là một minh họa của thuốc nhuận tràng tạo khối.
- Thuốc nhuận tràng kích thích: Nhóm thuốc này hoạt động theo cơ chế truyền tín hiệu trực tiếp cho các cơ và dây thần kinh của ruột, khiến các cơ và dây thần kinh này co bóp để đẩy phân ra khỏi cơ thể. Thuốc nhuận tràng kích thích có thể là dẫn xuất của lá senna (Senokot) hoặc các hóa chất alkaloid như bisacodyl (ví dụ: Correctol, Dulcolax). Mặc dù nhóm thuốc này mang lại hiệu quả nhanh hơn thuốc làm mềm phân nhưng lại gây ra tác dụng phụ là chuột rút cho trẻ.
- Thuốc nhuận tràng bôi trơn: Nhóm thuốc nhuận tràng này bản chất là dầu khoáng, hoạt động theo cơ chế tạo một lớp bôi trơn thành ruột, bao phủ quanh phân giúp phân không bị khô và dễ thải ra ngoài hơn. Hiện nay, thuốc nhuận tràng bôi trơn không còn được sử dụng phổ biến như trước kia. Nguyên nhân là vì dầu khoáng không phải là một dạng chất béo tiêu hóa được, không được ruột hấp thụ.
Bạn có thể xem thêm:
10 loại thuốc nhuận tràng dễ kiếm từ thiên nhiên
Hướng dẫn cách sử dụng thuốc nhuận tràng cho bé
Tìm hiểu thêm: 3 lợi ích bất ngờ khi bạn đặt câu hỏi
>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn mít được không, có gây sảy thai không?
Mỗi loại thuốc nhuận tràng cho bé có thành phần hoạt chất khác nhau và được bào chế ở dạng khác nhau, do đó mà có cách sử dụng không giống nhau. Tuy nhiên, vẫn có một số hướng dẫn chung về cách cho bé dùng thuốc nhuận tràng:
Bạn có thể xem thêm:
Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao? Nguyên nhân và cách chữa an toàn
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ về các loại thuốc nhuận tràng cho bé và cách sử dụng thuốc nhuận tràng trẻ em.