Thói quen sử dụng các sản phẩm chứa hương liệu tạo mùi khiến ngôi nhà trở thành nơi tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe. Mùi hương có thể trở thành “sát thủ thầm lặng” trong các sản phẩm chăm sóc nhà cửa quen thuộc như nước rửa chén, nước giặt, nước xịt đa năng…
Bạn đang đọc: Hương liệu tạo mùi: Sát thủ thầm lặng trong sản phẩm tẩy rửa
Theo The Guardian, khoảng 4.000 hóa chất hiện đang được sử dụng để tạo mùi hương cho sản phẩm nhưng lại không được liệt kê trên nhãn. Thay vào đó, trên nhãn chỉ có từ “chất làm thơm” hay “hương liệu tạo mùi” (fragrance) xuất hiện trong thành phần của mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân và sản phẩm làm sạch. Một mùi hương có thể chứa từ 50 đến 300 hóa chất riêng biệt!
Nhà sản xuất thường cho hương liệu tạo mùi thơm vào để che lấp bớt mùi khó chịu của thành phần tẩy rửa, đồng thời tạo cảm giác hấp dẫn cho người sử dụng. Tuy nhiên, bạn lại có nguy cơ gặp nhiều rủi ro sức khỏe khi dùng các sản phẩm vệ sinh nhà cửa có mùi hương.
Các “sát thủ” từ hương liệu tạo mùi thơm
Báo cáo của nghiên cứu BCPP (2018) về các thương hiệu chăm sóc và làm sạch cá nhân cho thấy khoảng 3/4 các hóa chất độc hại đến từ mùi hương được phát hiện trong khi thử nghiệm 140 sản phẩm. Các hóa chất được xác định có liên quan đến các vấn đề sức khỏe mãn tính, bao gồm cả bệnh ung thư.
Nhiều hóa chất độc hại trong sản phẩm tẩy rửa có thể trở thành “sát thủ” như VOC (Volatile Organic Compound), Amoniac, Chlorine, Butyl Cellosolve, Natri Hydroxit… Đặc biệt, VOC là hóa chất phổ biến dùng làm hương liệu tạo mùi thơm nhân tạo trong các sản phẩm làm sạch. VOC có thể gây kích ứng mắt, mũi và họng, nhức đầu, buồn nôn… Về lâu dài, VOC còn có thể gây tổn thương gan, thận, hệ thần kinh trung ương hay thậm chí là nguy cơ ung thư.
Các “sát thủ” từ hóa chất mùi hương có thể gây hại cho sức khỏe của bạn khi tấn công vào các cơ quan trong cơ thể.
1. Thần kinh: Mùi hương quá nồng của hóa chất tạo mùi hương có thể là nguyên nhân kích hoạt gây ra chứng đau nửa đầu bên trái.
2. Tiêu hóa: Độ mẫn cảm với các loại hóa chất mùi hương có thể gây ra những phản ứng khó chịu ở hệ tiêu hóa khiến bạn bị buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy…
3. Da liễu: Hương liệu tạo mùi là một trong những nguyên nhân phổ biến gây các bệnh về da như dị ứng, viêm da tiếp xúc…
4. Hô hấp: Với đặc tính khuếch tán nhanh chóng vào không khí, hóa chất tạo mùi hương có thể là “thủ phạm” khiến chứng bệnh hô hấp trở nặng như hen suyễn, tức ngực, khó thở…
5. Ung thư: Thói quen tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa là một trong những nguyên nhân gây ung thư mà bạn thường không ngờ đến.
NHS cho biết The Sun đã báo cáo một kết quả nghiên cứu cho thấy phụ nữ dùng sản phẩm vệ sinh nhà cửa thường xuyên có nguy cơ ung thư vú gấp đôi.
Các “sát thủ” từ hóa chất tạo mùi hương có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thần kinh, tiêu hóa, da liễu, hô hấp… Người sử dụng hóa chất nhiều trong suốt thời gian dài còn có nguy cơ bị ung thư.
Những “chiến binh cây cỏ” trong căn nhà
Tìm hiểu thêm: Bị đau lưng dưới gần mông ở nữ giới có nguy hiểm? Nguyên nhân và cách khắc phục
>>>>>Xem thêm: Có mấy loại thuốc tránh thai? Biết rõ để chọn loại phù hợp
Nếu như “sát thủ mùi hương” quyến rũ bạn nhưng lại tiềm ẩn rủi ro thì các “chiến binh cây cỏ’ trong các sản phẩm gốc thực vật lại giúp bạn bảo vệ cả nhà. Bằng những thành phần lành tính chiết xuất từ thiên nhiên, dòng sản phẩm này có thể an toàn cho cả trẻ nhỏ.
Tại Việt Nam, các dòng sản phẩm vệ sinh nhà cửa và chăm sóc gia đình đã bắt đầu đi theo xu hướng sống xanh, ngăn ngừa hóa chất độc hại. Liệu bạn có biết cách đưa các “chiến binh cây cỏ” vào nhà để cưỡng lại sức quyến rũ của hương liệu tạo mùi?
Để tránh vô vàn “sát thủ mùi hương” được bày bán tràn lan trên thị trường, bạn cần lưu ý 3 tiêu chuẩn sau đây khi chọn sản phẩm làm sạch nhé.
1. Sản phẩm không mùi: Dòng sản phẩm không mùi là quyết định lựa chọn an toàn nhất khi bạn cân nhắc mua các sản phẩm giặt giũ quần áo hoặc vệ sinh không gian sống của trẻ nhỏ. Để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé, mẹ cần có sự hỗ trợ của các “chiến binh cây cỏ” chính là những sản phẩm có nguồn gốc thực vật với công thức an toàn cho trẻ nhỏ.
2. Sản phẩm mùi hương tự nhiên: Bạn cần tỉnh táo phân biệt các mặt hàng quảng cáo “mùi hương tự nhiên” nhưng thật ra chỉ là hương liệu tổng hợp từ hóa chất nhân tạo. Mùi hương tự nhiên thật sự phải được chiết xuất từ các loại trái cây, hoa lá, cây cỏ… Bạn thậm chí còn có thể tự làm nước rửa chén tự nhiên từ vỏ cam, nước xả vải từ tinh dầu bạc hà, nước lau sàn từ chanh…
3. Sản phẩm có giấy chứng nhận uy tín: Trước khi mua bất kỳ một sản phẩm nào, bạn nên đọc kỹ thành phần và tìm hiểu xem thương hiệu có giấy chứng nhận “gốc thực vật” hay không. Chỉ có những sản phẩm đáng tin cậy mới được Bộ Nông nghiệp và các cơ quan uy tín chứng nhận các thành phần đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Khi sử dụng các dòng sản phẩm gốc thực vật, bạn không những bảo vệ cả gia đình tránh khỏi hương liệu tạo mùi từ hóa chất độc hại mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường từ thành phần bên trong đến chất liệu bao bì bên ngoài. Tuy giá thành có thể đắt hơn sản phẩm thông thường, nhưng đây là một quyết định đúng đắn giúp bạn duy trì sức khỏe lâu dài.
Mùi hương luôn có sức hấp dẫn đối với phụ nữ, nhưng cũng là “sát thủ” thầm lặng gây hại cho sức khỏe với các thành phần hóa chất độc hại. Nếu muốn chọn đúng “chiến binh cây cỏ’, bạn nên đọc kỹ nhãn hàng để chọn sản phẩm gốc thực vật được chứng nhận.
Nhiều người vẫn có xu hướng lựa chọn sản phẩm có mùi hương vì sở thích mà không hề bận tâm đến những rủi ro thầm lặng tích lũy theo năm tháng của các hóa chất độc hại. Thực tế, cái giá phải trả cho cảm giác “thơm tho” chốc lát có thể đắt đỏ hơn bạn tưởng đấy. Bạn muốn chọn sức khỏe bền vững? Hãy vượt qua sức cám dỗ của “sát thủ mùi hương’ để tìm đến các “chiến binh cây cỏ’ hiền lành với dòng sản phẩm chăm sóc gia đình nhé!
Thảo Viên Kenshin.vn