Huyết áp bao gồm hai chỉ số là tâm thu và tâm trương. Trong khi, hầu hết mọi người quan tâm đến tình trạng của huyết áp tâm thu còn huyết áp tâm trương gần như bị lơ là bỏ qua hoàn toàn. Tuy nhiên, theo bác sĩ tim mạch Jason Guichard – Trung tâm Y tế Cựu chiến binh ở Washington, thì đây là một sai lầm. Vậy, huyết áp tâm trương thấp là bao nhiêu, cảnh báo điều gì về sức khỏe mà bạn cần chú ý?
Bạn đang đọc: Huyết áp tâm trương thấp là bao nhiêu? Có sao không?
Tìm hiểu chung
Huyết áp tâm trương thấp là gì?
Trong chỉ số huyết áp, huyết áp tâm thu là con số cao hơn, là lực tác động lên mạch máu khi tim đập; huyết áp tâm trương là con số thấp hơn, là lực tác động lên mạch máu khi tim nghỉ ngơi.
Huyết áp tâm trương thấp là khi nó ở dưới mức 60 mmHg và huyết áp tâm thu bình thường trong khoảng 90 – 140 mmHg. Tình trạng này còn được gọi là hạ huyết áp tâm trương đơn độc hay huyết áp tâm trương thấp đơn độc.
Sở dĩ cần phải quan tâm đến tình trạng huyết áp tâm trương dưới 60 là vì trong kì tâm trương (khi tim nghỉ ngơi), van động mạch chủ đóng lại thì động mạch vành mới được nhận máu giàu oxy nuôi dưỡng. Như vậy, khi hạ huyết áp tâm trương, cơ tim bị thiếu máu và oxy.
Huyết áp tâm trương thấp có sao không?
Huyết áp tâm trương thấp có nguy hiểm không thì nó có thể gây một số ảnh hưởng sau đây:
- Tổn thương tim: Người có huyết áp tâm trương dưới 60 có nguy cơ tổn thương tim cao hơn.
- Tăng nguy cơ suy tim: Các nhà nghiên cứu nhận thấy người lớn tuổi có tình trạng này sẽ có nguy cơ mắc bệnh suy tim mới. Bởi cơ tim thiếu máu cục bộ kéo dài có thể làm suy yếu tim theo thời gian.
- Tăng nguy cơ biến cố tim mạch: Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra những người có huyết áp tâm thu dưới 130, huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg có nguy cơ gặp nhiều cơn nhồi máu cơ tim và đột quỵ hơn.
- Tăng nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân: Huyết áp tâm trương thấp dưới 60 (không sử dụng thuốc hạ huyết áp) có tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân cao hơn, nhưng hạ huyết áp tâm trương sau khi dùng thuốc hạ huyết áp thì không.
- Tai nạn: Huyết áp thấp còn khiến cho nguy cơ té ngã tăng lên, dễ dẫn đến tai nạn không mong muốn. Điều này không tốt cho người lớn tuổi vì xương của họ giòn và dễ gãy hơn.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng khi bị huyết áp tâm trương thấp
Huyết áp tâm trương dưới 60 có thể gây ra các triệu chứng tương tự huyết áp thấp nói chung, bao gồm:
- Khó chịu
- Mệt mỏi, suy nhược
- Chóng mặt
- Ngất xỉu
- Thường xuyên té ngã.
Nguyên nhân
Nguyên nhân huyết áp tâm trương thấp là gì?
Có một số vấn đề có thể gây hạ huyết áp tâm trương:
- Thuốc: Đây là “thủ phạm” lớn. Nó làm giảm huyết áp tâm trương nhiều hơn tâm thu. Cụ thể, đó là thuốc chẹn alpha hoặc thuốc điều trị tăng huyết áp có tác dụng trung ương. Ngoài ra, một số loại thuốc khác cũng có thể là nguyên nhân như thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu hoặc thuốc điều trị rối loạn cương dương.
- Lão hóa: Khi bạn già đi, sau tuổi 50, các mạch máu sẽ cứng hơn và điều này có xu hướng làm tăng huyết áp tâm thu và giảm huyết áp tâm trương.
- Rối loạn chức năng nội mô: Các động mạch vành nuôi cơ tim co lại thay vì giãn ra.
Các yếu tố nguy cơ
Một số đối tượng sau đây có nguy cơ cao mắc phải tình trạng này bao gồm:
- Người cao tuổi
- Người bị huyết áp cao
- Người bệnh Parkinson
- Người bệnh tiểu đường
- Người bệnh tim mạch
- Nhiễm trùng nặng
- Thiếu máu
- Dị ứng
- Phụ nữ đang mang thai
- Nghỉ ngơi trong thời gian dài
- Chảy máu
- Mất nước
- Nạp một lượng muối quá nhiều
- Uống nhiều rượu.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán huyết áp tâm trương thấp?
Tìm hiểu thêm: Trẻ 4 tuổi bị táo bón: Mẹ đã biết cách chăm sóc chưa?
Để chẩn đoán hạ huyết áp tâm trương, bác sĩ có thể sử dụng máy đo huyết áp. Các lần đo cho kết quả chỉ số huyết áp trên ở mức bình thường (từ 90 mmHg trở lên) nhưng chỉ số huyết áp dưới ở dưới mức 60 mmHg thì được chẩn đoán là huyết áp tâm trương thấp.
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định một số các xét nghiệm khác như:
- Xét nghiệm máu và/hoặc nước tiểu
- Điện tâm đồ
- Siêu âm tim
- Điện tâm đồ gắng sức
- Liệu pháp bàn nghiêng.
Những phương pháp điều trị huyết áp tâm trương thấp
Hiện nay, chưa có một loại thuốc nào được sử dụng chính thức trong điều trị hạ huyết áp tâm trương. Cách điều trị huyết áp tâm trương thấp sẽ bao gồm:
- Thay đổi thuốc: Nếu thuốc điều trị tăng huyết áp bạn đang dùng là nguyên nhân khiến huyết áp tâm trương dưới 60, bác sĩ sẽ xem xét đổi một loại thuốc khác phù hợp hơn.
- Giảm muối trong chế độ ăn: Đây được coi là cách điều trị tốt nhất. Lượng muối ăn vào có liên quan chặt chẽ với độ đàn hồi của mạch máu. Bạn ăn càng nhiều muối thì mạch máu càng kém đàn hồi và huyết áp tâm trương càng thấp. Ngoài ra, xơ cứng mạch máu cũng xảy ra rất sớm sau khi bạn ăn mặn. Hầu hết các nhà nghiên cứu y học đều tin rằng ăn trên 4g muối mỗi ngày là quá nhiều. Sau khi giảm ăn mặn, bạn có thể thấy cơ thể có sự khác biệt chỉ trong 1-2 ngày.
- Thay đổi lối sống: Bên cạnh việc ăn uống lành mạnh hơn, tập thể dục, giữ cân nặng vừa phải, không hút thuốc sẽ khiến bạn khỏe hơn chỉ trong vài tuần.
Với hầu hết người lớn tuổi, mục tiêu là giữ huyết áp tâm thu ở khoảng 120 mmHg hoặc thấp hơn chút, miễn là huyết áp tâm trương ở mức từ 60 mmHg trở lên. Huyết áp tâm trương bao nhiêu là tốt thì con số này ở mức 70 – 80 mmHg sẽ giúp mọi người giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch xuống mức thấp nhất.
Phòng ngừa
Cách phòng ngừa huyết áp tâm trương thấp tiến triển
>>>>>Xem thêm: Các món ăn thanh lọc cơ thể đánh tan chất độc, giảm cân hiệu quả
Bên cạnh việc đổi thuốc, điều chỉnh lối sống như trên, người bệnh cần phải tái khám thường xuyên để bác sĩ theo dõi huyết áp chặt chẽ, sớm phát hiện các triệu chứng bệnh tim mạch hoặc suy tim nếu có. Ngoài ra, giảm uống rượu bia, tăng uống nước cũng sẽ có lợi cho sức khỏe tổng thể.
- Huyết áp tâm trương thấp là khi chỉ số huyết áp dưới (tâm trương) thấp hơn 60 mmHg, thường gặp ở người lớn tuổi. Tình trạng này cần được quan tâm đúng mực.
- Ngoài những triệu chứng của huyết áp thấp thì nó còn làm tăng nguy cơ tổn thương tim, suy tim, nhồi máu cơ tim, té ngã chấn thương ở người già.
- Điều trị bao gồm đổi thuốc (nếu cần), ăn nhạt, tập thể dục, giữ cân nặng vừa phải, bỏ thuốc lá, giảm rượu bia. Sau đó, người bệnh cần được theo dõi liên tục.