Kava Kava

Kava Kava

Tên thông thường: Kava Kava, Ava Pepper, Ava Root, Awa, Gea, Gi, Intoxicating Long Pepper, Intoxicating Pepper, Kao, Kavain, Kavapipar, Kawa, Kawa Kawa, Kawa Pepper, Kawapfeffer, Kew, Lawena, Long Pepper, Malohu, Maluk, Maori Kava, Meruk, Milik, Piper methysticum, Poivre des Cannibales, Poivre des Papous, Rauschpfeffer, Rhizome Di Kava-Kava, Sakau, Tonga, Waka, Wurzelstock, Yagona, Yangona, Yaqona, Yaquon, Yongona.

Bạn đang đọc: Kava Kava

Tên khoa học : Piper methysticum

Tìm hiểu chung

Kava Kava dùng để làm gì?

Kava Kava là một loại chiết xuất được làm từ Piper methysticum, một loài cây có nguồn gốc ở các hòn đảo phía tây Thái Bình Dương. Nhiều trường hợp tổn thương gan và thậm chí một số ca tử vong đã được truy nguồn từ việc sử dụng Kava Kava.

Một số người uống Kava Kava để giảm lo lắng, căng thẳng, bồn chồn, mất ngủ. Kava Kava cũng được sử dụng để điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), cai nghiện thuốc benzodiazepine, động kinh, rối loạn tâm thần, trầm cảm, đau nửa đầu và các chứng đau đầu khác, hội chứng mệt mỏi mạn tính (CFS), cảm lạnh thông thường và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác, lao phổi và phòng chống ung thư.

Một số người cũng uống Kava Kava qua để điều trị nhiễm trùng đường tiểu, đau và sưng tấy tử cung, bệnh hoa liễu, khó chịu khi có kinh nguyệt và tăng ham muốn tình dục.

Kava Kava được sử dụng cho các bệnh ngoài da, bao gồm bệnh phong, làm lành vết thương và giảm đau. Nó cũng được sử dụng như nước súc miệng để chữa vết loét miệng và đau răng.

Kava Kava có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của Kava Kava là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Kava Kava ảnh hưởng đến não và các bộ phận khác của hệ thần kinh trung ương.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của Kava Kava là gì?

Đối với chứng lo âu: bạn dùng 50-100mg chiết xuất kava, ba lần mỗi ngày trong 25 tuần. Ngoài ra, có thể sử dụng 400mg chiết xuất kava hàng ngày trong 8 tuần.

Liều dùng của Kava Kava có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Kava Kava có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của Kava Kava là gì?

Kava Kava thường được dùng dưới dạng:

  • Chiết xuất chất lỏng
  • Bột
  • Trà
  • Viên nang

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng Kava Kava?

Sử dụng thời gian ngắn với liều bình thường có thể gây ra tổn thương gan. Một đến ba tháng sử dụng kava có thể dẫn đến bệnh nhân phải cấy ghép gan và thậm chí tử vong.

Các triệu chứng ban đầu của tổn thương gan bao gồm mắt và da vàng, mệt mỏi và nước tiểu sẫm màu. Nếu bạn quyết định uống kava, hãy chắc chắn kiểm tra chức năng gan thường xuyên.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng Kava Kava bạn nên biết những gì?

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây Kava Kava hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng Kava Kava với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của Kava Kava như thế nào?

Phụ nữ có thai và cho con bú

Không có đủ thông tin việc sử dụng Kava Kava trong thời kỳ mang thai và cho con bú, tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Phẫu thuật

Ngừng dùng ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

Tương tác

Kava Kava có thể tương tác với những gì?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng Kava Kava.

Các thuốc có thể tương tác với kava bao gồm:

  • Alprazolam (Xanax®)

Kava có thể gây buồn ngủ. Alprazolam (Xanax®) cũng có thể gây buồn ngủ. Dùng kava cùng với alprazolam (Xanax®) có thể gây buồn ngủ nghiêm trọng. Vì vậy, bạn tránh dùng kava và alprazolam (Xanax®) với nhau.

  • Thuốc an thần

Kava có thể gây buồn ngủ. Các loại thuốc gây buồn ngủ được gọi là thuốc an thần. Dùng kava cùng với thuốc an thần có thể gây buồn ngủ quá nhiều.

Một số thuốc an thần bao gồm clonazepam (Klonopin®), lorazepam (Ativan®), phenobarbital (Donnatal®), zolpidem (Ambien®) và các loại khác.

  • Levodopa

Levodopa ảnh hưởng đến não bằng cách tăng chất hoá học não dopamine. Kava có thể làm giảm dopamine trong não. Dùng kava cùng với levodopa có thể làm giảm hiệu quả của levodopa.

  • Các loại thuốc thay đổi ở gan

Một số loại thuốc đã được thay đổi và bị chuyển hóa bởi gan.

Kava có thể làm giảm tốc độ gan phân hủy một số loại thuốc. Dùng kava cùng với một số thuốc chuyển đổi ở gan có thể làm tăng tác dụng phụ của một số loại thuốc. Trước khi uống kava, hãy tham khảo ý kiến của bạn nếu bạn dùng bất kỳ loại thuốc nào được chuyển đổi bởi gan.

Một số các loại thuốc được thay đổi bởi gan bao gồm clozapine (Clozaril®), cyclobenzaprin (Flexeril®), fluvoxamine (Luvox®), haloperidol (Haldol®), imipramine (Tofranil®), mexiletin (Mexitil®), olanzapine (Zyprexa®), pentazocine (Talwin®) , Propranolol (Inderal®), tacrine (Cognex®), theophylline, zileuton (Zyflo®), zolmitriptan (Zomig®) và các loại khác.

  • Các loại thuốc có thể gây hại cho gan (Thuốc gây độc gan)

Kava có thể gây hại cho gan. Uống kava cùng với thuốc có thể gây tổn thương gan có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan. Không dùng kava nếu bạn đang dùng thuốc có thể gây hại cho gan

Một số loại thuốc có thể gây hại cho gan bao gồm acetaminophen (Tylenol® và những thuốc khác), amiodarone (Cordarone®), carbamazepine (Tegretol®), isoniazid (INH®), methotrexate (Rheumatrex®), methyldopa (Aldomet®), fluconazole (Diflucan®), itraconazole (sporanox®) erythromycin (Erythrocin®, ILOSONE®, những thuốc khác), phenytoin (Dilantin®), lovastatin (Mevacor®), pravastatin (Pravachol®), simvastatin (Zocor®) và nhiều loại khác.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

>>>>>Xem thêm: Làm mờ sẹo thâm ở chân: Đơn giản mà hiệu quả

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *