Chứng im lặng có chọn lọc là một rối loạn lo âu khiến trẻ không giao tiếp được trong một số môi trường xã hội cụ thể, chẳng hạn như lúc đi học hoặc khi ở nơi đông người. Dù vậy, trẻ vẫn có thể nói chuyện bình thường với người thân hoặc bạn bè lúc không ai chú ý hoặc khi trẻ ở nhà.
Bạn đang đọc: Khắc phục chứng im lặng có chọn lọc ở trẻ nhỏ
Chứng im lặng có chọn lọc có thể dẫn đến hội chứng sợ xã hội. Tuy nhiên, việc xác định xem trẻ có mắc phải bệnh này hay không là một thử thách khá khó đối với các bậc cha mẹ. Hãy cùng Kenshin.vn theo dõi những chia sẻ dưới đây để hiểu hơn về tình trạng này nhé.
Nội Dung
- 1 Chứng im lặng có chọn lọc
- 2 Triệu chứng thường gặp khi trẻ mắc phải chứng im lặng có chọn lọc
- 3 Nguyên nhân của chứng im lặng có chọn lọc
- 4
- 5 Chẩn đoán
- 6 Những vấn đề thường gặp khi trẻ mắc phải chứng im lặng có chọn lọc
- 7 Điều trị chứng im lặng có chọn lọc ở trẻ nhỏ
- 8 Lời khuyên dành cho những bậc cha mẹ có con mắc phải chứng im lặng có chọn lọc
Chứng im lặng có chọn lọc
Chứng im lặng có chọn lọc là một rối loạn lo âu thường xuất hiện trong thời thơ ấu. Nếu trẻ gặp phải hội chứng này, bạn sẽ thấy trẻ gặp khó khăn với việc giao tiếp trong một số tình huống xã hội nhất định như khi ở trường, khi tham gia các lớp học kỹ năng… Tuy nhiên, trẻ lại có thể cư xử bình thường và nói chuyện thoải mái khi ở công viên hoặc khi ở nhà với gia đình và bạn bè. Chứng im lặng có chọn lọc có thể ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của trẻ. Do đó, bạn cần phát hiện và điều trị sớm hội chứng này ở trẻ.
Triệu chứng thường gặp khi trẻ mắc phải chứng im lặng có chọn lọc
Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp:
- Trẻ bị “tê liệt” mỗi khi người lạ hỏi
- Trẻ có thể nói chuyện bình thường trong những tình huống nhất định nhưng lại không chịu nói chuyện trong một số tình huống khác.
- Trẻ sử dụng cử chỉ tay hoặc mặt để hỏi hoặc nói những điều mà trẻ có thể nói được.
- Những dấu hiệu kể trên kéo dài hơn 1 tháng.
- Trẻ nhút nhát quá mức.
- Trẻ luôn cảm thấy sợ hãi hoặc xấu hổ khi ở nơi đông người.
- Trẻ có các hành vi tiêu cực.
- Hành vi của trẻ ảnh hưởng đến kết quả học tập và các vấn đề giao tiếp xã hội.
- Trẻ bị cô lập và xa cách.
- Trẻ luôn cần sự quan tâm của bạn và luôn “bám” theo bạn mọi lúc.
Nguyên nhân của chứng im lặng có chọn lọc
Chứng im lặng có chọn lọc là một rối loạn hiếm gặp và nó thường xuất hiện ở trẻ nhỏ nhiều hơn ở người lớn. Thông thường, nó sẽ xuất hiện khi trẻ được năm tuổi nhưng chỉ được phát hiện khi trẻ đến tuổi đi học. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra chứng im lặng có chọn lọc thường gặp ở trẻ nhỏ:
1. Yếu tố di truyền
Chứng im lặng có chọn lọc ở trẻ nhỏ có thể là do các yếu tố di truyền. Khoảng 75% số trẻ mắc phải hội chứng này có cha mẹ từng bị mắc chứng rối loạn lo âu.
2. Do tính cách
Tính cách cũng có thể là lý do dẫn đến chứng im lặng có chọn lọc ở trẻ nhỏ. Điều này xảy ra khi trẻ quá nhút nhát, luôn thấy sợ và muốn cách ly với xã hội.
3. Các yếu tố môi trường
Đôi khi, hành vi và thái độ của cha mẹ cũng có thể quyết định hành vi của trẻ. Do đó, nếu bạn quá bảo vệ hoặc kiểm soát thì trẻ có thể phát triển hội chứng rối loạn lo âu này.
Chẩn đoán
Việc chẩn đoán và điều trị chứng im lặng có chọn lọc ở trẻ nhỏ rất quan trọng vì nếu để lâu, nó có thể dẫn đến các rối loạn tâm lý khác, khiến trẻ thiếu tự tin và bị cô lập. Nếu bạn thấy trẻ có những triệu chứng kể trên, hãy đưa trẻ đến bác sĩ khám ngay lập tức. Bác sĩ sẽ chẩn đoán xem liệu trẻ có bị chậm phát triển hay không. Sau khi kiểm tra, bác sĩ có thể đề nghị bạn đưa trẻ đến bác sĩ tâm lý. Bác sĩ tâm lý sẽ cho trẻ thực hiện một bài kiểm tra để xác định xem tình huống nào trẻ sẽ dùng lời nói và khi nào thì không. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ tìm hiểu xem trẻ có đang gặp phải các vấn đề tâm lý nào khác không.
Những vấn đề thường gặp khi trẻ mắc phải chứng im lặng có chọn lọc
Dưới đây là một số vấn đề phổ biến mà trẻ phải đối mặt khi mắc phải hội chứng này:
- Trẻ biểu lộ sự nhút nhát và thường xuyên cảm thấy lo lắng.
- Trẻ có thể mắc phải một số rối loạn ngôn ngữ.
- Trẻ có thể phải đối mặt với sự cô lập trong xã hội.
- Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc mở rộng các mối quan hệ.
- Ngoài ra, việc trẻ không thể giao tiếp trong một số môi trường xã hội nhất định có thể làm ảnh hưởng đến khả năng học tập và các hoạt động ngoại khóa khác ở trường.
- Bên cạnh đó, hội chứng này còn có thể khiến trẻ cảm thấy thiếu tự tin khi chơi cùng với bạn bè.
Điều trị chứng im lặng có chọn lọc ở trẻ nhỏ
Tìm hiểu thêm: Bà bầu có được ăn pizza không? Những rủi ro mẹ cần lưu ý
>>>>>Xem thêm: Bong võng mạc
Dưới đây là một số phương pháp điều trị mà bạn có thể thử:
1. Liệu pháp hành vi
Liệu pháp hành vi là cách hiệu quả để điều trị chứng im lặng có chọn lọc. Phương pháp điều trị này dựa trên hành vi và nguyên nhân gây ra những lo lắng của trẻ. Đầu tiên, trẻ sẽ được luyện tập khả năng giao tiếp trong một môi trường ít người, sau đó tăng dần số người lên. Bằng cách này, trẻ sẽ ít lo lắng và cảm thấy thoải mái hơn.
2. Liệu pháp điều trị các vấn đề lo âu trong giao tiếp xã hội
Phương pháp này sẽ được lên kế hoạch để điều trị riêng cho trẻ. Trẻ em, phụ huynh, thầy cô giáo và các chuyên gia trong lĩnh vực này sẽ phối hợp với nhau với nhiều kỹ thuật và chiến thuật được sử dụng. Các chuyên gia nhận thấy rằng mức độ lo âu của trẻ ở mỗi tình huống là khác nhau. Do đó, phương pháp điều trị sẽ bao gồm nhiều kỹ thuật khác nhau để “đánh bại” các mức độ lo âu của trẻ.
3. Liệu pháp hành vi nhận thức
Một chuyên gia trị liệu hành vi nhận thức sẽ giúp thay đổi hành vi của trẻ. Chuyên gia sẽ giúp trẻ thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực và cảm giác lo lắng. Nói chung, trẻ mắc phải hội chứng này thường sợ hãi khi phải đối mặt với những người lạ và có thể bị “hóa đá” bởi một số âm thanh hoặc tiếng nói. Liệu pháp này nhằm mục đích xây dựng sự tự tin, nhấn mạnh các giá trị tích cực và giảm sự lo lắng.
4. Tăng sự tự tin của trẻ
Những trẻ bị rối loạn lo âu cần sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè để chống lại căn bệnh này. Một vài lời khen ngợi có thể đem đến những tác dụng kỳ diệu. Ví dụ, nếu trẻ chơi nhạc cụ giỏi, hãy để bé thể hiện tài năng của mình trước mặt gia đình và bạn bè. Khuyến khích trẻ nói về niềm đam mê của mình với những người mà trẻ cảm thấy thoải mái. Nói chuyện với mọi người về sở thích của mình không chỉ giúp xây dựng sự tự tin mà còn giúp trẻ luyện tập khả năng giao tiếp.
5. Sự tham gia của cha mẹ
Cha mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị của trẻ. Bạn cần phải có sự kiên nhẫn và đồng cảm. Nếu trẻ không muốn nói hoặc phản ứng, đừng ép trẻ làm như vậy. Ép buộc chỉ khiến trẻ gặp phải lo âu và căng thẳng nhiều hơn. Nói chuyện với trẻ về cảm xúc cũng như những nỗi sợ hãi và lo lắng mà trẻ đang trải qua.
6. Thuốc
Để điều trị chứng im lặng có chọn lọc, sự kết hợp giữa thuốc và liệu pháp hành vi có thể là một lựa chọn tốt. Nếu liệu pháp hành vi không hiệu quả trong việc kiểm soát căng thẳng, bạn có thể cho trẻ sử dụng thuốc để hỗ trợ.
Lời khuyên dành cho những bậc cha mẹ có con mắc phải chứng im lặng có chọn lọc
Dưới đây là một số lời khuyên về cách chăm sóc trẻ mắc phải chứng im lặng có chọn lọc mà bạn nên nhớ:
- Đừng bao giờ ép buộc trẻ nói chuyện nếu trẻ không cảm thấy thoải mái.
- Nói với trẻ rằng bạn hiểu những gì mà trẻ đang trải qua. Hãy để trẻ biết rằng đôi khi bạn cũng cảm thấy sợ hãi hoặc khó chịu. Khuyến khích trẻ nói chuyện bất cứ khi nào trẻ cảm thấy thoải mái.
- Hãy trấn an rằng mọi việc vẫn ổn dù trẻ giải thích bằng cử chỉ hoặc nét mặt.
- Nếu trẻ nói trước đám đông, đừng khen ngợi trẻ ngay lúc đó vì điều này có thể khiến trẻ bối rối. Hãy chờ đến khi trẻ nhà mới làm điều này.
- Nếu trẻ cảm thấy không thoải mái ở một buổi họp mặt gia đình hoặc tại các bữa tiệc, hãy tránh đưa bé đến đó cho đến khi bé cảm thấy thoải mái.
- Điều quan trọng là bạn nên dành tình yêu và sự quan tâm cho trẻ. Hãy kiên nhẫn và cố trấn an trẻ rằng mọi việc rồi sẽ ổn.
- Nói chuyện với gia đình và bạn bè về tình trạng của trẻ để có biện pháp hỗ trợ tốt nhất.
Bạn nên đưa trẻ đi khám ngay khi thấy con có bất kỳ dấu hiệu nào được đề cập ở trên. Phát hiện và điều trị sớm có thể giúp trẻ có một cuộc sống bình thường.