Khám phá 14 lựa chọn thuốc trị nấc cụt người lớn

Khám phá 14 lựa chọn thuốc trị nấc cụt người lớn

Khám phá 14 lựa chọn thuốc trị nấc cụt người lớn

Hầu hết các trường hợp bị nấc cụt đều có thể tự khỏi sau vài phút mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu cơn nấc của bạn kéo dài hơn 2 ngày hoặc nguyên nhân gây nấc là do bệnh lý, bạn sẽ cần dùng thuốc để chấm dứt cơn nấc. Mời bạn cùng Kenshin tìm hiểu ngay các loại thuốc trị nấc cụt người lớn trong bài viết ngay sau đây nhé!

Bạn đang đọc: Khám phá 14 lựa chọn thuốc trị nấc cụt người lớn

Tại sao bị nấc cụt?

Nấc cụt là hiện tượng cơ hoành co thắt lặp đi lặp lại và không kiểm soát được. Mỗi lần cơ hoành co sẽ tác động một lực lên dây thanh âm, tạo ra tiếng nấc.

Những cơn nấc nhẹ (kéo dài dưới 48 giờ) thường xảy ra khi chúng ta ăn uống quá nhanh hoặc quá nhiều, uống đồ uống có ga hoặc rượu, căng thẳng, ăn uống đồ rất nóng hoặc rất lạnh, hít phải khói, phản ứng với thuốc… Các trường hợp này thường tự hết hoặc có thể khắc phục bằng một số mẹo.

Còn đối với những cơn nấc cụt dai dẳng, không hết sau 48 giờ thì bạn nên đi khám và có thể cần dùng thuốc điều trị. Một số nguyên nhân gây nấc cụt kéo dài gồm: Khối u, đột quỵ, rối loạn dạ dày hoặc thực quản (bao gồm GERD), viêm phổi/màng phổi, loét,…

Lưu ý: Tất cả các loại thuốc điều trị nấc cụt dưới đây đều cần có sự cho phép của bác sĩ trước khi sử dụng. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.

14 lựa chọn thuốc trị nấc cụt người lớn

Việc điều trị nấc nên hướng tới nguyên nhân cụ thể, nếu có thể xác định được nguyên nhân. Nấc cụt kéo dài có thể được điều trị bằng thuốc nhưng các thử nghiệm chứng minh hiệu quả còn ít. Các loại thuốc trị nấc cụt người lớn thường được bác sĩ kê đơn cho các cơn nấc cụt kéo dài bao gồm:

1. Chlorpromazine

Chlorpromazine là loại thuốc trị nấc cụt người lớn duy nhất được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt để điều trị cho chứng nấc cụt kéo dài.

Chlorpromazine là một loại thuốc chống loạn thần thuộc nhóm phenothiazin, có khả năng chẹn các thụ thể dopamin ở vùng dưới đồi để làm ngừng cơn nấc. Liều thông thường sẽ là 25 mg x 4 lần một ngày, hoặc có thể tăng lên 50 mg x 4 lần một ngày nếu cần.

Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, chẳng hạn như hạ huyết áp, bí tiểu, tăng nhãn áp và mê sảng. Vì vậy, hiện nay, loại thuốc này thường không còn được khuyến cáo là phương pháp điều trị nấc được lựa chọn đầu tiên.

Khám phá 14 lựa chọn thuốc trị nấc cụt người lớn

2. Thuốc trị nấc cụt người lớn: Haloperidol

Tương tự như chlorpromazine, haloperidol, một loại thuốc chống loạn thần khác cũng đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc chẹn các thụ thể dopamin để làm ngừng cơn nấc. Người bị nấc cụt có thể uống thuốc haloperidol bởi nó được dung nạp tốt hơn so với chlorpromazine.

3. Thuốc chống co giật cũ (Thuốc chống động kinh)

Các thuốc chống co giật bao gồm: axit valproic, phenytoin, carbamazepine đã được ghi nhận là phương pháp điều trị nấc tiềm năng trong nhiều thập kỷ, nhờ khả năng ngăn chặn tác nhân kích thích nấc cụt. Tuy nhiên, vấn đề tương tác thuốc và khoảng liều điều trị hẹp là điều cần lưu ý khi sử dụng những loại thuốc này.

4. Gabapentin là thuốc trị nấc cụt người lớn

Gabapentin, cũng thuộc nhóm thuốc chống động kinh, nhưng mới hơn nhóm trên, thường được sử dụng trong kiểm soát cơn đau thần kinh, tạo ra sự phong tỏa các kênh canxi thần kinh và tăng giải phóng chất dẫn truyền thần kinh dạng ức chế (GABA) ở não, có thể làm giảm khả năng bị kích thích của cơ hoành. 

Một nghiên cứu trên 43 bệnh nhân đã ghi nhận thấy sự cải thiện và giảm nấc cụt ở 32 bệnh nhân với liều dùng 900 mg mỗi ngày và ở 9 bệnh nhân với liều 1200 mg mỗi ngày. Gabapentin không có tương tác thuốc nghiêm trọng đã biết và không được chuyển hóa ở gan. Nghiên cứu trên cũng cho thấy 12 bệnh nhân chỉ gặp tác dụng phụ là cơn buồn ngủ thoáng qua. 

5. Baclofen

Baclofen với liều lượng 5 mg x 2 lần mỗi ngày đến 20 mg 3 lần mỗi ngày đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc làm giảm nấc cụt trong một số nghiên cứu vào năm 1992. Baclofen hoạt động tương tự như chất dẫn truyền thần kinh ức chế GABA, tạo ra sự tắc nghẽn trong quá trình dẫn truyền thần kinh, làm cắt cơn nấc. Hiện nó được coi là loại thuốc trị nấc cụt người lớn khá hiệu quả.

Tuy nhiên, baclofen thường gây ra các tác dụng phụ, chẳng hạn như chóng mặt, mê sảng, an thần. Mê sảng xảy ra phổ biến hơn ở bệnh nhân suy thận. Vì vậy, hãy cân nhắc và thận trọng khi dùng thuốc.

6. Kết hợp baclofen và gabapentin

Baclofen và gabapentin khi kết hợp với omeprazole và cisapride, hoặc việc sử dụng cả 4 loại thuốc cũng có hiệu quả trong điều trị nấc cụt.

Tuy nhiên, cisapride không thường được dùng do các tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra. Lợi ích của việc sử dụng nhiều loại thuốc kết hợp phải luôn được cân bằng với các tác dụng phụ có thể xảy ra, đặc biệt là ở nhóm bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền và phải thường xuyên sử dụng một số loại thuốc khác.

7. Metoclopramide

Metoclopramide cũng có tác dụng ngăn chặn dopamin để ngăn nấc cụt nhưng kém hiệu quả hơn so với chlorpromazine. Metoclopramide giúp thúc đẩy tốc độ làm rỗng dạ dày và chuyển động của ruột non.

Các chất khử bọt như simethicone có thể hoạt động tốt khi kết hợp với các chất tăng nhu động như domperidone và metoclopramide, giúp làm rỗng dạ dày.

8. Thuốc ức chế bơm proton

Thuốc ức chế bơm proton thường được dùng trong điều trị chứng trào ngược dạ dày thực quản. Một trong những nguyên nhân có thể gây ra cơn nấc cụt là rối loạn về dạ dày thực quản. Trường hợp này người bị nấc cụt cần uống thuốc điều trị đúng vào nguyên nhân. Thuốc ức chế bơm proton thường đảm bảo an toàn và có hiệu quả trong một số trường hợp nhất định.

Tìm hiểu thêm: Tác hại của viêm cột sống

Khám phá 14 lựa chọn thuốc trị nấc cụt người lớn

9. Thuốc trị nấc cụt người lớn: Nifedipine

Nifedipine với liều lượng từ 10 đến 20 mg uống hoặc ngậm dưới lưỡi, có thể đóng vai trò đảo ngược quá trình khử cực bất thường trong cung phản xạ nấc. Nhiều trường hợp cho thấy thuốc này có hiệu quả.

Tuy nhiên, tác dụng phụ là gây hạ huyết áp, đặc biệt nghiêm trọng ở những bệnh nhân bị suy giảm thể tích tuần hoàn tương đối, chẳng hạn như một số bệnh nhân đang được chăm sóc giảm nhẹ.

10. Methylphenidate

Chất kích thích thần kinh trung ương methylphenidate có thể làm giảm nấc thông qua ức chế hấp thu dopamin và norepinephrin. Loại thuốc trị nấc cụt người lớn này thường là một lựa chọn tốt cho những bệnh nhân bị trầm cảm hoặc có dùng thuốc an thần do opioid gây ra.

11. Midazolam

Midazolam thuộc nhóm thuốc benzodiazepines, có tác dụng an thần. Thuốc hoạt động bằng cách làm tăng hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh ức chế GABA ở não. Midazolam được sử dụng hiệu quả dưới dạng tiêm truyền tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da liên tục.

12. Lidocain là thuốc trị nấc cụt người lớn

Thuốc truyền tĩnh mạch lidocain có hiệu quả giúp chấm dứt tình trạng nấc ở bệnh nhân sau phẫu thuật, tuy nhiên, thuốc có thể gây độc tính với tim mạch và thần kinh, đặc biệt ở những bệnh nhân mắc bệnh tiến triển (bệnh nặng dần theo thời gian).

Lidocain khí dung có hiệu quả đối với các dây thần kinh cảm giác và gây ít tác dụng phụ hơn, tuy nhiên, nên xem xét nguy cơ hít phải sau khi phun khí dung.

13. Dexamethasone

Dexamethasone đã được chứng minh là giúp chấm dứt nấc cụt ở bệnh nhân bị bệnh não chất trắng đa ổ tiến triển liên quan đến AIDS.

14. Thuốc trị nấc cụt người lớn: Sertraline

Sertraline hoạt động thông qua các thụ thể serotonin ngoại vi trong đường tiêu hóa, làm giảm khả năng vận động bất thường của thực quản, dạ dày hoặc cơ hoành hoặc thông qua các tác động trực tiếp lên cung phản xạ nấc.

Cách trị nấc cụt không dùng thuốc

Khám phá 14 lựa chọn thuốc trị nấc cụt người lớn

>>>>>Xem thêm: 10 cách tự nhiên giúp xương chắc khỏe

Vì nguyên nhân chính xác của nấc cụt là không rõ ràng và đôi khi cơn nấc chỉ là tạm thời. Vì vậy, đa số trường hợp là không cần dùng thuốc trị nấc cụt người lớn mà chỉ cần áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà bao gồm:

  • Uống nước lọc một cách nhanh chóng hoặc nhâm nhi nước lạnh
  • Nuốt đường cát, một miếng bánh mì khô hoặc cơm nguội
  • Nhẹ nhàng xoa nhãn cầu
  • Súc miệng bằng nước lạnh
  • Nín thở trong một thời gian ngắn
  • Thở vào túi giấy (không sử dụng túi nhựa và không trùm qua đầu)
  • Ôm đầu gối sát vào ngực và nghiêng người về phía trước.

Những cách trị nấc cụt này chưa được chứng minh là có hiệu quả trong mọi trường hợp. Tuy nhiên, đối với một số người, nó có thể giúp chấm dứt cơn nấc ngay lập tức. Nếu cơn nấc kéo dài và gây khó chịu thì bạn sẽ cần dùng thêm thuốc, tuy nhiên, hãy cân nhắc về tương tác và tác dụng phụ của thuốc.

Bạn có thể quan tâm: 8 cách chữa nấc nhanh giúp bạn thoải mái ngay lập tức!

Lời kết

Nấc cụt kéo dài ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và có thể khó kiểm soát. Cơn nấc có thể khiến bạn gặp khó khăn khi ăn uống, khi ngủ (có thể gây mất ngủ) và gây ra mệt mỏi. Nhưng quan trọng hơn, đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn nào đó. Hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tìm cách giải quyết càng sớm càng tốt.

Việc điều trị tốt nhất là tìm hiểu nguyên nhân để có cách tiếp cận đúng. Nếu nguyên nhân là do vấn đề tiêu hóa thì metoclopramide và thuốc ức chế bơm proton nên được dùng sớm. Nếu bệnh nhân có chức năng thận tốt, baclofen có thể hiệu quả nhất. Nếu chức năng thận bị suy giảm, hãy thử dùng chlorpromazine hoặc haloperidol. Gabapentin thường có hiệu quả khi dùng riêng lẻ hoặc dưới dạng liệu pháp bổ sung.

Tất cả các thuốc trên đều là thuốc kê đơn, nghĩa là chỉ được sử dụng nếu có chỉ định của bác sĩ. Hãy cực kì thận trọng và không tự ý sử dụng bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *