Bác sĩ thường khám ung thư vú thông qua khám lâm sàng và nhiều xét nghiệm để chẩn đoán chính xác bệnh. Xét nghiệm ung thư vú sẽ giúp bạn biết được ung thư đã lan đến ngoài vú, ra các hạch bạch huyết vùng nách hay vùng cổ hay chưa. Đồng thời, bác sĩ cũng thông qua các xét nghiệm này để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Bạn đang đọc: Khám ung thư vú và các xét nghiệm bạn cần biết
Khi khám ung thư vú, đầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi về tuổi tác, tình trạng sức khỏe, tiền sử gia đình, tiền sử bệnh cùng các triệu chứng đang mắc phải. Họ cũng khám trực tiếp vú và các hạch bạch huyết ở nách, cổ để xem có cục u hoặc các bất thường nào khác hay không.
Nếu có, bác sĩ cũng sẽ chỉ định các xét nghiệm cần thiết để kiểm tra các bất thường ở vú nhằm tầm soát ung thư vú.
Nội Dung
Các xét nghiệm trong quá trình khám ung thư vú
Các xét nghiệm thường được sử dụng để chẩn đoán ung thư vú bao gồm:
Chụp X-quang tuyến vú (hay còn gọi là Nhũ ảnh)
Nếu bạn có vấn đề ở vú, chẳng hạn như cục u cứng hoặc phát hiện một vùng da vú trông bất thường về hình dạng, màu sắc hay đầu núm vú bị chảy dịch, máu thì các bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang tuyến vú.
Siêu âm tuyến vú
Siêu âm tuyến vú cũng là một trong các xét nghiệm được sử dụng khá phổ biến khi khám ung thư vú, đặc biệt cho phụ nữ trẻ vì mô vú của họ dày hơn, việc chụp X-quang có thể kém hiệu quả.
Siêu âm là phương pháp giúp quan sát các cấu trúc sâu bên trong vú. Siêu âm có thể giúp phân biệt một khối ở vú là khối u đặc – có nhiều khả năng là ung thư hay chỉ là một nang vú – thường không phải là ung thư.
Sinh thiết
Sinh thiết là cách xác định duy nhất để giúp chẩn đoán xác định ung thư vú. Bác sĩ sẽ sử dụng một kim chuyên dụng, được hướng dẫn bởi siêu âm để lấy ra một phần khối u nghi ngờ là ung thư. Sau đó, tiến hành phân tích xem đó có phải là ung thư hay không, mức độ nguy hiểm của ung thư và liệu tế bào ung thư có thụ thể hormone hoặc các thụ thể khác có thể ảnh hưởng đến các lựa chọn điều trị hay không.
Có nhiều loại sinh thiết khác nhau khi khám ung thư vú, bao gồm:
- Chọc hút bằng kim nhỏ: Bác sĩ sẽ sử dụng cây kim nhỏ để lấy một mẫu tế bào.
- Sinh thiết kim lõi: Một mẫu mô lớn hơn được lấy từ một khối u trong vú bằng cách sử dụng cây kim lớn.
- Sinh thiết trọn u: Nếu u có kích thước nhỏ, bác sĩ sẽ mổ để lấy trọn khối u chỉ cần gây tê tại chỗ.
Ngoài ra còn cần phải sinh thiết hạch cổ, hạch nách (nếu có) nhằm đánh giá chính xác giai đoạn của ung thư.
Chụp MRI (cộng hưởng từ)
Trong quá trình khám sàng lọc ung thư vú, bác sĩ sẽ sử dụng máy chụp cộng hưởng từ (MRI) để tạo ra hình ảnh chi tiết các khu vực bên trong vú. Trước khi chụp MRI vú, bạn sẽ được tiêm thuốc cản từ.
Khám ung thư vú để xác định giai đoạn bệnh
Sau khi đã chẩn đoán chính xác mắc bệnh ung thư vú, bác sĩ sẽ yêu cầu tiến hành thêm các xét nghiệm khác để xác định giai đoạn bệnh, xem các tế bào ung thư ở vú đã lan tràn sang các bộ phận khác trên cơ thể hay chưa. Điều này giúp họ tiên lượng chính xác và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Các giai đoạn ung thư vú được chia làm nhiều giai đoạn từ 0 đến IV:
- Giai đoạn 0: Ung thư tại chỗ.
- Giai đoạn 1-3: U có kích thước lớn dần và số lượng hạch vùng di căn nhiều dần.
- Giai đoạn 4: U đã di căn sang các cơ quan ở xa (thường gặp nhất là gan, phổi, não, xương).
Các xét nghiệm trong quá trình khám ung thư vú giúp phân loại giai đoạn bệnh có thể bao gồm:
- Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm ung thư (thường là CA 15-3)
- Chụp X-quang cả hai bên vú
- Chụp MRI vú
- Xạ hình xương
- Chụp cắt lớp vi tính (CT) ngực, bụng
- Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET)
- Chụp X-quang phổi
- Siêu âm bụng
- Sinh thiết hạch bạch huyết (vùng cổ, nách)
Không phải tất cả phụ nữ đều phải làm những xét nghiệm này, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp tùy theo tình trạng cụ thể mà bạn đang gặp phải.
Khám ung thư vú ở đâu?
Tìm hiểu thêm: Thủ thuật xoắn polyp cổ tử cung có đau không, có bị chảy máu không?
>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm xeton trong nước tiểu
Sau khi đã hiểu rõ về các xét nghiệm ung thư vú thì bạn chắc sẽ thắc mắc rằng khám ung thư vú ở đâu hay tầm soát ung thư vú ở đâu tốt nhất?
Sau đây là một vài gợi ý chất lượng để bạn có thể tìm đến khám tầm soát ung thư vú:
Tại Hà Nội
- Bệnh viện Ung bướu Hà Nội – Địa chỉ: 42A Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt – Địa chỉ: Số 34 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Bệnh viện Phụ sản Hà Nội – Địa chỉ: Số 929 La Thành, Ba Đình, Hà Nội.
- Bệnh viện K – Cơ sở 1 tại số 43 Quán Sứ, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội và số 9A-9B Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội hoặc cơ sở 2 tại Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội hoặc cơ sở 3 tại số 30 Cầu Bươu, Thanh Trì, Hà Nội.
- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội – Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.
Tại Đà Nẵng
- Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng – Địa chỉ: Đường Hoàng Thị Loan, tổ 28, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, Thành phố Đà Nẵng.
- Bệnh viện Phụ Sản – Nhi Đà Nẵng – Địa chỉ: Số 402 Lê Văn Hiến, Khuê Mỹ, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Tại TP.HCM
- Bệnh viện Ung bướu TPHCM – Địa chỉ: Số 3 Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
- Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Chợ Rẫy – Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Quận 5, TPHCM.
- Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM – Địa chỉ: Số 215 Hồng Bàng, phường 11, Quận 5, TPHCM.
- Bệnh viện Từ Dũ – Địa chỉ: Số 284 Cống Quỳnh, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
- Bệnh viện Hùng Vương – Địa chỉ: Số 128 Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
Tại Cần Thơ
- Bệnh viện Ung bướu Thành phố Cần Thơ – Cơ sở 1: Số 4 Châu Văn Liêm, An Lạc, Ninh Kiều, TP.Cần Thơ hoặc cơ sở 2: Số 20 Trần Bình Trọng – An Phú – Ninh Kiều – TP Cần Thơ.
- Bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ – Địa chỉ: Số 179, Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ.
- Bệnh viện Phụ Sản Thành phố Cần Thơ: Số 106 Đường Cách Mạng Tháng 8, Cái Khế, Ninh Kiều, Cần Thơ.