Viêm nướu răng hay viêm lợi, viêm nướu chân răng là một bệnh răng miệng phổ biến. Khi bị viêm nướu chân răng uống thuốc gì cho nhanh khỏi hay có nên tự mua thuốc để điều trị viêm nướu chân răng là những thắc mắc rất thường gặp.
Bạn đang đọc: Khi bị viêm nướu chân răng uống thuốc gì cho nhanh khỏi?
Hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu những thông tin quan trọng cần biết về căn bệnh này và cách điều trị với bác sĩ Lâm Trần Thảo Vy qua bài viết sau nhé.
Nội Dung
Bạn biết gì về bệnh viêm nướu chân răng?
Nhiều người thường thắc mắc viêm nướu chân răng uống thuốc gì cho nhanh khỏi hay thuốc trị viêm nướu răng? Trước khi đi tìm câu trả lời cho tình trạng này, mời bạn cùng tìm hiểu về bệnh viêm nướu, nguyên nhân gây ra tình trạng này cũng như các phương pháp điều trị hiện nay.
Viêm nướu là gì?
Bạn thường không biết mình bị viêm nướu chân răng cho đến khi xuất hiện triệu chứng điển hình của viêm. Lúc này, nướu quanh chân răng mất đi vẻ săn chắc và đổi từ màu hồng nhạt sang đỏ thẫm, sưng ít hoặc nhiều, nhạy cảm và đặc biệt là rất dễ chảy máu khi ăn hoặc đánh răng. Tình trạng kéo dài sẽ gây tụt nướu và hơi thở có mùi rất khó chịu.
Nếu không được điều trị, viêm nướu sẽ diễn tiến sang bệnh viêm nha chu, tổn thương hệ thống dây chằng nâng đỡ răng, khiến răng lung lay, mất răng vĩnh viễn, thậm chí tiêu xương ổ răng.
Nguyên nhân gây viêm nướu chân răng
Tình trạng viêm nướu răng hình thành từ từ qua thời gian. Khi vệ sinh răng miệng không tốt, những mẩu thức ăn sót lại kết hợp với vi khuẩn tạo thành các mảng bám, đặc biệt ở những nơi khó vệ sinh như kẽ răng, chân răng, khe nướu. Mảng bám càng ngày càng dày lên cùng với sự tích tụ của vi khuẩn và các chất khoáng trong nước bọt nên dần cứng lại còn được gọi là vôi răng (cao răng). Vôi răng bám chắc vào chân răng, xâm lấn xuống phần nướu dưới đường chân răng khiến viền chân răng bị đen. Vôi lớn đến đâu thì nướu bị tụt dần đến đó. Vôi răng gây kích ứng cùng với các vi khuẩn khu trú tiết ra độc tố, gây phản ứng viêm cho nướu.
Điều trị viêm nướu chân răng
Bị viêm chân răng uống thuốc gì hay sưng lợi uống thuốc gì hoặc viêm chân răng phải làm sao? Lời khuyên là khi có dấu hiệu viêm nướu, bạn chớ vội dùng thuốc theo chỉ dẫn của ai đó mà cần gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách. Quá trình điều trị viêm nướu chân răng gồm 3 việc chính sau:
Làm sạch chuyên sâu
Là bước đầu tiên trong điều trị viêm nướu, bao gồm làm sạch mảng bám, vôi răng trên và dưới nướu răng. Có thể cần xử lý làm láng phần gốc răng nếu bị vi khuẩn khu trú, gây phá hủy mô nha chu xung quanh răng tạo các túi nướu sâu hơn bình thường. Những kỹ thuật này lấy đi tác nhân gây viêm và tạo điều kiện để nướu hồi phục. Có thể thực hiện bằng dụng cụ chuyên dụng, laser hoặc siêu âm.
Việc điều trị bằng phương pháp phẫu thuật thường được các nha sĩ chỉ định khi tình trạng viêm nướu đã tiến triển thành viêm nha chu, bao gồm loại bỏ túi nha chu, ghép mô nướu, ghép xương ổ răng, kích thích tự tái tạo mô và xương.
Tự chăm sóc răng miệng tại nhà
Sau khi được vệ sinh chuyên sâu tại phòng khám, việc thực hành thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách hằng ngày tại nhà là điều kiện bắt buộc để bệnh viêm nướu dần biến mất, nướu hồi phục và không bị tái phát bệnh.
Điều trị nội khoa
Làm sạch chuyên sâu và chăm sóc tại nhà có thể đã đủ để điều trị viêm nướu. Tuy nhiên, nếu cần thiết, bác sĩ có thể kê cho bạn các loại thuốc sát khuẩn, kháng viêm, kháng sinh, cũng như thuốc giảm đau để hỗ trợ điều trị và giúp bạn cảm thấy dễ chịu.
Vậy “viêm nướu chân răng uống thuốc gì hay viêm lợi uống thuốc gì hay thuốc trị sưng nướu răng là thuốc nào?”, câu trả lời sẽ có ngay dưới đây!
Viêm nướu chân răng uống thuốc gì?
Viêm nướu chân răng uống thuốc gì hay viêm lợi uống thuốc gì, thuốc trị sưng nướu răng… là những thắc mắc rất thường gặp. Dưới đây là những loại thuốc mà các nha sĩ thường kê cho người bệnh dùng:
1. Thuốc sát khuẩn
Mục đích: diệt khuẩn răng, nướu và khoang miệng.
Các loại thuốc sát khuẩn thường được chỉ định bao gồm:
- Chlorhexidine là thuốc sát khuẩn thường được dùng nhất. Tác dụng phụ của chlorhexidine có thể khiến răng bị vàng nhưng tình trạng này sẽ biến mất khi ngưng sử dụng.
- Các hoạt chất sát khuẩn khác như cetylpyridinium chloride, hexetidine, stannous fluoride…
Các thuốc này thường ở dạng dung dịch súc miệng, cần pha loãng hoặc không và không nên sử dụng quá thời gian chỉ định của bác sĩ, ví dụ 4 tuần đối với chlorhexidine.
Các thuốc trên ở nồng độ thấp hơn có thể xuất hiện trong thành phần của các loại nước súc miệng không kê đơn.
Lưu ý: Bạn tuyệt đối không được nuốt nước súc miệng sát khuẩn.
2. Viêm nướu chân răng uống thuốc gì? Thuốc kháng sinh
Khi bị viêm nướu răng uống thuốc gì, có phải dùng kháng sinh không? Theo các nhi sĩ, thuốc kháng sinh cũng được sử dụng với mục đích tiêu diệt hoặc kìm hãm số lượng vi khuẩn gây viêm nướu, tạo điều kiện để tổn thương nhanh lành. Tuy nhiên thuốc kháng sinh tác động vào tế bào vi khuẩn ở cấp độ phân tử và có những yêu cầu nghiêm ngặt trong sử dụng để tránh gây kháng thuốc (thuốc mất tác dụng đối với vi khuẩn).
Các thuốc kháng sinh trị sưng nướu răng thường được dùng trong điều trị viêm nướu xếp theo mức độ thông dụng như sau:
- Metronidazole
- Amoxicillin (thuộc nhóm penicillin)
Trường hợp mẫn cảm với penicillin, nha sĩ có thể kê toa cho bạn dùng:
- Minocycline hoặc doxycycline (nhóm tetracycline)
- Clindamycin, thường dùng khi nhiễm khuẩn nặng
- Ciprofloxacin
- Azithromycin
Lưu ý, không sử dụng thức uống có cồn và đợi ít nhất 48 giờ sau khi điều trị với metronidazole để tránh những tương tác nguy hiểm.
Thuốc kháng sinh điều trị tình trạng viêm nướu thường là thuốc dạng uống. Ngoài ra, thuốc kháng sinh trị sưng nướu răng cũng tồn tại dạng gel bôi hoặc mảnh cấy giải phóng hoạt chất từ từ dùng trực tiếp trên nướu.
Thuốc kháng sinh trị sưng nướu răng thường được dùng hạn chế, chỉ định trong việc điều trị tình trạng viêm nặng như khi áp dụng kỹ thuật làm láng mặt gốc răng, phẫu thuật hoặc với bệnh viêm nướu loét hoại tử cấp tính (ANUG).
Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng kháng sinh bao gồm cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, nôn, tiêu chảy…
3. Thuốc kháng viêm
Ngoài các loại thuốc kể trên thì người bị viêm nướu chân răng uống thuốc gì hay viêm lợi uống thuốc gì? Trong một số trường hợp, các nha sĩ có thể kê toa cho bạn dùng thuốc kháng viêm với mục đích giảm viêm nhờ ức chế các hóa chất trung gian trong phản ứng viêm, qua đó cũng có tác dụng giảm đau.
Thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID) thường được chỉ định, bao gồm ibuprofen, axit mefenamic, diclofenac và meloxicam…
Ibuprofen thường được ưu tiên sử dụng, có tác dụng giảm tình trạng viêm nướu và giảm đau. Ibuprofen là loại thuốc không kê đơn và cũng thường được dùng để giảm nhẹ nhiều triệu chứng trong đau cơ, đau bụng kinh, đau răng, giảm viêm do căng cơ, viêm khớp, hạ sốt và giảm khó chịu trong cảm cúm, cảm lạnh…
Lưu ý, nếu có tiền sử hen suyễn hoặc loét đường tiêu hóa, bạn cần cho bác sĩ biết khi được kê thuốc ibuprofen trong quá trình điều trị viêm nướu.
Tác dụng giảm đau của thuốc kháng viêm tùy thuộc vào từng bệnh nhân. Do đó, bác sĩ có thể phối hợp thuốc kháng viêm NSAID và thuốc giảm đau để giúp bệnh nhân dễ chịu hơn khi ăn, thực hiện các chăm sóc răng miệng cần thiết và trong trường hợp bạn bị viêm nướu loét hoại tử cấp tính (ANUG).
4. Thuốc giảm đau
Người bị viêm nướu răng uống thuốc gì, có uống thuốc giảm đau Paracetamol được không? Câu trả lời là “được”.
Paracetamol (tên gọi khác là acetaminophen) là một loại thuốc giảm đau không kê đơn thông dụng và khá an toàn. Thuốc này cũng thường được dùng để giảm triệu chứng đau đầu, đau cơ, đau răng, cảm sốt…
Acetaminophen chứa codeine (paracetamol codeine) là thuốc giảm đau tác dụng mạnh. Thuốc có tác dụng giảm đau trung ương và giảm ho. Sự phối hợp giữa paracetamol và codeine tạo tác dụng giảm đau mạnh hơn rất nhiều so với từng hoạt chất riêng lẻ, thời gian tác dụng cũng dài hơn. Một số ít người mẫn cảm có thể cảm thấy buồn nôn khi dùng loại thuốc này.
Song song với việc điều trị, việc chăm sóc và giữ vệ sinh cho răng miệng là rất quan trọng để giảm viêm nướu chân răng cũng như phòng ngừa các bệnh lý răng miệng khác. Để đáp ứng nhu cầu này, bạn nên ưu tiên các sản phẩm như kem đánh răng, nước súc miệng, máy tăm nước… đến từ thương hiệu uy tín, đảm bảo chất lượng. Sau đây là một số sản phẩm bạn có thể tham khảo và tìm mua:
Bị viêm nướu chân răng phải làm sao?
Tìm hiểu thêm: Bia rượu ảnh hưởng thế nào đến người mắc bệnh tiểu đường
>>>>>Xem thêm: 8 cách chữa hội chứng ống cổ tay đơn giản cho nhân viên văn phòng
Khi bị viêm nướu chân răng, ngoài việc đi tìm lời đáp cho thắc mắc viêm nướu chân răng uống thuốc gì và dùng thuốc theo toa của bác sĩ, bạn cần tuân thủ những điều sau:
- Với quy trình điều trị viêm nướu như trên, bạn không nên tự ý mua thuốc uống để điều trị viêm nướu tại nhà mà cần đến gặp bác sĩ nha khoa nếu có các dấu hiệu lo ngại về răng miệng.
- Cần cung cấp đầy đủ các thông tin về sức khỏe hiện tại như có đang điều trị bệnh, có bệnh mạn tính, mang thai, cho con bú… và tiền sử dị ứng thuốc cho bác sĩ, để tránh tác dụng phụ hoặc tương tác thuốc có hại cho sức khỏe.
- Sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý bỏ thuốc, mua thuốc về để dùng thêm hoặc chia sẻ thuốc của mình cho người khác, đặc biệt đối với thuốc kháng sinh, cũng như các loại thuốc khác.
- Tuân thủ lịch tái khám (nếu có) để thực hiện điều trị triệt để.
- Nâng cao sức khỏe bằng chế độ ăn đủ chất, lành mạnh, vận động thường xuyên, điều trị bệnh mạn tính, không lạm dụng rượu bia và đặc biệt là bỏ hút thuốc để nướu răng khỏe mạnh.
- Kiểm tra răng miệng định kỳ ít nhất mỗi 2 lần/năm.
Như đã nói, điều trị viêm nướu trước hết nhấn mạnh vào việc làm sạch các tác nhân gây viêm và chăm sóc răng miệng đúng cách. Kenshin.vn hy vọng những thông tintrog bài viết nhằm giải đáp thắc mắc viêm nướu chân răng uống thuốc gì sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt hơn khi gặp bác sĩ điều trị.