Khó chịu mệt mỏi khi mang thai – Làm sao để “đối phó” hiệu quả?

Khó chịu mệt mỏi khi mang thai – Làm sao để “đối phó” hiệu quả?

Khó chịu mệt mỏi khi mang thai – Làm sao để “đối phó” hiệu quả?

Nhiều bà bầu sẽ cảm thấy khó chịu mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu nhưng thực chất là tình trạng này có thể kéo dài đến tận 3 tháng cuối thai kỳ.

Bạn đang đọc: Khó chịu mệt mỏi khi mang thai – Làm sao để “đối phó” hiệu quả?

Khó chịu mệt mỏi khi mang thai là tình trạng hoàn toàn bình thường, cảm giác này xuất hiện nhiều trong lúc mang thai 3 tháng đầu và ở tam cá nguyệt thứ ba. Một số mẹ bầu miêu tả rằng bản thân dường như đang kiệt sức và luôn cảm thấy thiếu sức sống, một số phụ nữ mang thai khác lại may mắn không gặp quá nhiều sự khó chịu do tình trạng tương đối nhẹ. Nhưng dẫu cho quá trình này diễn ra như thế nào đi chăng nữa, đây vẫn là một phần gắn liền với thai kỳ.

Khó chịu mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu

Tình trạng thay đổi nội tiết tố là một trong những nguyên nhân khiến bạn mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu. Cơ thể bạn đang sản xuất nhiều máu hơn để mang chất dinh dưỡng đến em bé. Ngoài ra, chỉ số đường huyết và huyết áp cũng trở nên thấp hơn. Thêm vào đó, sự thay đổi của các nội tiết tố, đặc biệt là progesterone chính là nguyên nhân lý giải vì sao bà bầu thường cảm thấy buồn ngủ.

Thực tế là việc mang thai lần này có nằm trong kế hoạch hay không thì mẹ bầu cũng sẽ co s những lo lắng về sức khỏe của em bé và trải nghiệm những điều mới lạ của thai kỳ. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng cảm xúc của bạn sẽ đóng góp một phần vào sức khỏe thể chất của cả mẹ lẫn bé. Bạn càng lạc quan, vui tươi thì cơ thể dường như cũng trở nên nhẹ nhàng hơn.

Khó chịu mệt mỏi khi mang thai 3 tháng giữa

Trong tam cá nguyệt thứ hai, mức năng lượng có thể sẽ tăng lên làm cho mẹ bầu không còn quá khó chịu như trước. Nhiều phụ nữ sẽ tận dụng thời gian này trong thai kỳ để tăng cường vận động nhằm cải thiện sức đề kháng cho bản thân. Dẫu cho tình trạng mệt mỏi đôi lúc vẫn sẽ xuất hiện nhưng mức độ không quá nghiêm trọng.

Khó chịu mệt mỏi khi mang thai 3 tháng cuối

Khó chịu mệt mỏi khi mang thai – Làm sao để “đối phó” hiệu quả?

Bước vào tam cá nguyệt thứ ba, bạn rất dễ dàng cảm thấy mệt mỏi khi mang thai vì những lý do như sau:

  1. Sưng phù ở tay chân
  2. Gặp khó khăn trong vấn đề tiêu hóa
  3. Mắc phải hội chứng chân không yên ở bà bầu
  4. Bạn đang mang trên người một lượng cân nặng đáng kể và em bé cũng không ngừng phát triển
  5. Bạn đang gặp khó khăn với chứng mất ngủ khi mang thai do thiên thần nhỏ dường như trở nên năng động hơn vào buổi đêm và thường đá vào bụng mẹ những lúc bạn muốn nghỉ ngơi.

Ngoài ra, mẹ bầu có cảm giác kiệt sức còn có thể do những nguyên nhân tiềm ẩn, chẳng hạn như:

  1. Mất nước
  2. Đau cơ xơ
  3. Thiếu máu
  4. Nhiễm trùng
  5. Viêm cơ xương khớp
  6. Stress khi mang thai
  7. Đái tháo đường thai kỳ
  8. Hội chứng mệt mỏi mạn tính
  9. Tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp)
  10. Thiếu vitamin cần bổ sung khi mang thai, chẳng hạn như vitamin B phức hợp
  11. Chế độ ăn uống không đáp ứng được những yêu cầu dinh dưỡng dành cho bà bầu.

Ngoài tình trạng mệt mỏi, bạn còn gặp thêm các triệu chứng khác nữa, hãy đi khám ngay. Mẹ bầu có thể cảm thấy năng lượng tràn đầy hơn một khi những tình trạng gây hào mòn sức lực được khắc phục hay điều trị.

Điều trị và cải thiện cảm giác khó chịu mệt mỏi

Việc có được một giấc ngủ ngon dường như trở nên xa xỉ trong lúc này. Tuy nhiên, để tránh bị kiệt sức, mẹ bầu có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

1. Mẹ bầu mệt mỏi phải làm sao? Ưu tiên giảm bớt hoạt động

Việc giảm bớt hoạt động sẽ phần nào ngăn ngừa tình trạng mệt mỏi khi mang thai. Mẹ bầu không cần phải ra ngoài nếu không thật sự cần thiết, nhờ người thân làm những việc nhà nặng nhọc hoặc trông con giúp.

2. Lên giường nghỉ ngơi sớm

Tìm hiểu thêm: Ngứa đầu ti và ngứa đầu nhũ hoa nguyên nhân do đâu?

Khó chịu mệt mỏi khi mang thai – Làm sao để “đối phó” hiệu quả?

>>>>>Xem thêm: Chọn trái cây nào khi bé mới lần đầu ăn?

Dẫu không thể ngủ ngay lập tức, mẹ bầu vẫn nên sắp xếp lịch trình sinh hoạt sao cho bạn có nhiều thời gian để thư giãn trên giường nhất. Trong thời gian bầu bí, việc nghỉ ngơi đầy đủ là điều rất quan trọng nhằm tăng mức năng lượng cho phụ nữ mang thai. Mẹ bầu nên tránh uống nhiều nước trước khi ngủ bởi bạn có nguy cơ phải tỉnh dậy giữa đêm để đi vệ sinh

Ngoài ra, hãy tranh thủ chợp mắt từ 15 – 20 phút vào giờ trưa hoặc những lúc mệt mỏi nếu như bạn không thể yên giấc vào đêm trước đó. Việc cố gắng làm việc quá mức chỉ khiến mẹ bầu nhanh chóng kiệt sức mà thôi.

Cuối cùng, một lưu ý khi ngủ nữa dành cho bạn là hãy thay đổi tư thế ngủ từ nằm ngửa chuyển sang nằm  nghiêng. Việc nằm nghiêng sang một bên sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn và giảm bớt áp lực lên các mạch máu đang nuôi dưỡng bé yêu. Một chiếc gối đặt dưới chân hoặc bên dưới bụng bầu có thể làm giảm chứng đau thắt lưng khi mang thai.

3. Đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý là cách giảm mệt mỏi khi mang thai

Khi mang thai, mẹ bầu cần tăng thêm lượng calo hấp thụ mỗi ngày nhằm phục vụ cho quá trình nuôi dưỡng em bé. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng bạn phải ăn quá nhiều một lúc mà nên chia nhỏ khẩu phần thành 5 – 6 bữa. Đây là biện pháp thiết thực, giúp mẹ bầu giữ mức năng lượng ổn định, hạn chế cảm giác thờ ơ do tình trạng ăn uống không đủ chất gây nên.

Một mẹo nhỏ dành cho bạn: Hãy mang theo trái cây và các loại hạt tốt cho bà bầu chẳng hạn như hạt óc chó để ăn nhẹ trong ngày. Tránh tiêu thụ quá nhiều đường hoặc thức uống chứa caffeine vì chúng rất dễ tiêu hóa và khiến bạn cảm thấy đói nhanh chóng.

Nếu tình trạng mệt mỏi khi mang thai đến từ việc thiếu máu do thiếu sắt, mẹ bầu hãy tăng cường những thực phẩm bổ máu cho bà bầu vào chế độ ăn uống hằng ngày hoặc dùng thêm viên sắt bổ sung dưới sự chỉ định của bác sĩ.

4. Tập thể dục đều đặn

Tình trạng mệt mỏi khi mang thai có thể làm cho bạn có xu hướng hạn chế hoạt động nhất có thể và tập thể dục sẽ là việc cuối cùng mà bạn nghĩ đến. Tuy nhiên, hãy động viên bản thân cũng như cố gắng duy trì thói quen vận động cơ thể mỗi ngày bởi bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích sức khỏe bất ngờ. Khi đi bộ và hít thở không khí trong lành, việc sản xuất nội tiết tố endorphin sẽ được tăng cường, từ đó cải thiện lưu thông máu, làm cho mức năng lượng trở nên dồi dào.

Ngoài ra, mẹ bầu tập thể dục trong ít nhất 20 – 30 phút từ 3 – 4 lần mỗi tuần cũng giúp cải thiện quá trình trao đổi chất, ảnh hưởng tích cực vào nhiệm vụ bảo vệ bé yêu trong bụng.

5. Uống nước đầy đủ

Trong thời gian mang thai, cơ thể bạn cần nhiều chất lỏng để giữ nước. Tuy điều này có thể khiến mẹ bầu đi vệ sinh nhiều hơn nhưng điều quan trọng là bạn nên uống đủ nước lọc hoặc những thức uống tốt cho sức khỏe tại thời điểm này.

Có thể bạn quan tâm: Nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy? Ốm nghén bao lâu thì hết?

Phương Uyên/HELLOBACSI

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *