Khó thở về đêm có thể là biểu hiện của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, chẳng hạn như các bệnh về tim, phổi, dị ứng hoặc căng thẳng.
Bạn đang đọc: Khó thở về đêm là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục
Tìm hiểu nguyên nhân gây khó thở về đêm sẽ giúp bạn có kế hoạch khắc phục tình trạng này một cách nhanh chóng và hiệu quả. Cùng Kenshin tìm hiểu nhé!
Nội Dung
Khó thở về đêm là bệnh gì?
Khó thở về đêm có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Tình trạng khó thở diễn ra trong hơn một tháng được xem là khó thở mãn tính. Theo một bài báo trên American Family Physician, 85% trường hợp khó thở mãn tính đều có liên quan đến các vấn đề về phổi, tim hoặc sức khỏe tâm thần của người bệnh.
Khó thở khi bạn nằm xuống được gọi là khó thở nằm (orthopnea). Khi triệu chứng xảy ra vài giờ sau khi ngủ, nó được gọi là khó thở kịch phát về đêm (paroxysmal nocturnal dyspnea).
Các vấn đề về phổi
Khó thở về đêm là bệnh gì? Một số bệnh lý về phổi có thể gây ra triệu chứng này, trong đó phổ biến nhất là:
Hen suyễn
Hen suyễn là tình trạng viêm mãn tính của đường hô hấp. Bệnh có thể khiến bạn bị khó thở về đêm do:
- Tư thế ngủ gây áp lực lên cơ hoành
- Chất nhầy tích tụ trong cổ họng, gây ho và khó thở
- Sự thay đổi của hormone vào ban đêm
- Môi trường ngủ kích hoạt tình trạng hen suyễn
Bên cạnh đó, hen suyễn cũng có thể được kích hoạt bởi các tình trạng như trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
Thuyên tắc phổi
Thuyên tắc phổi xảy ra khi có cục máu đông hình thành trong phổi của bạn. Ngoài khó thở về đêm, bạn cũng có thể gặp phải các triệu chứng khác như đau ngực, ho và sưng. Thuyên tắc phổi có thể hình thành và phát triển khi bạn phải ở trên giường lâu ngày do bị ốm hoặc bị thương. Điều này có thể làm hạn chế lưu lượng máu của bạn.
Nếu nghi ngờ mình bị thuyên tắc phổi, bạn cần trao đổi với bác sĩ ngay lập tức.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
Phổi tắc nghẽn mãn tính gây ra tắc nghẽn hoặc hẹp đường thở, khiến bạn cảm thấy khó thở khi ngủ hơn. Bạn cũng có thể có các triệu chứng như thở khò khè, ho, có nhiều chất nhầy và tức ngực. Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với hóa chất độc hại có thể gây ra COPD.
Viêm phổi
Viêm phổi có thể bắt nguồn từ virus, vi khuẩn hoặc nấm. Ngoài khó thở, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng khác như đau ngực, ho và mệt mỏi.
Bạn nên đi khám và điều trị viêm phổi nếu bạn bị sốt cao đi kèm với khó thở và ho.
Các vấn đề về tim
Các bệnh lý liên quan đến hệ tim mạch có thể cản trở hoạt động bơm máu của tim. Điều này có thể dẫn đến khó thở khi bạn nằm hoặc sau khi ngủ vài giờ.
Suy tim và các điều kiện liên quan
Bạn có thể bị khó thở về đêm khi tim không thể thực hiện bơm máu ổn định. Tình trạng này được gọi là suy tim.
Suy tim do nhiều nguyên nhân gây ra. Các yếu tố rủi ro bao gồm chế độ ăn uống thiếu chất, tiểu đường, tác dụng phụ của một số loại thuốc, hút thuốc và béo phì.
Một tình trạng khác có thể dẫn đến đau tim là bệnh động mạch vành. Khi bị đau tim, bạn sẽ cảm thấy khó thở khi ngủ, đau thắt ngực, đổ mồ hôi, buồn nôn và mệt mỏi. Đây là tình trạng rất nguy hiểm. Do đó, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ khi nghi ngờ mình bị đau tim.
Các điều kiện khác liên quan đến suy tim bao gồm cao huyết áp, chấn thương hoặc nhịp tim không đều cũng có thể gây tức ngực khó thở về đêm.
Dị ứng
Các biểu hiện của dị ứng sẽ trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm, dẫn đến khó thở khi môi trường ngủ của bạn chứa các chất gây dị ứng như bụi, nấm mốc và vẩy da thú cưng. Đồng thời, việc để cửa sổ mở khi ngủ sẽ tạo điều kiện cho phấn hoa bay vào phòng, tác động và gây ra phản ứng dị ứng.
Tìm hiểu thêm: Sốc giảm thể tích
Chứng ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ là tình trạng dừng thở hoặc thở thoi thóp lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm. Chứng ngưng thở khi ngủ khiến bạn bị gián đoạn giấc ngủ vì phải thức dậy để hít thở, làm chất lượng giấc ngủ bị suy giảm nghiêm trọng.
Ngoài gây khó thở khi ngủ, ngưng thở khi ngủ còn khiến bạn cảm thấy đau đầu, khó chịu và mệt mỏi khi thức dậy vào buổi sáng.
Lo lắng và hoảng loạn
Sức khỏe tinh thần có liên quan đến tình trạng khó thở vào ban đêm. Cảm giác lo lắng có thể kích hoạt phản ứng chống stress (fight-or-flight response) và gây ra cơn hoảng loạn. Bạn có thể gặp khó khăn trong việc hít thở, buồn nôn hoặc ngất xỉu khi bị hoảng loạn.
Khó thở về đêm có nguy hiểm không?
Khó thở đột ngột và nghiêm trọng vào ban đêm có thể là dấu hiệu của một tình trạng nguy hiểm. Bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ khi:
- Không thể thở được khi nằm thẳng
- Tình trạng khó thở kéo dài, không thuyên giảm hoặc trở nên tồi tệ hơn
- Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu tình trạng khó thở đi kèm với:
- Tím tái môi hoặc ngón tay
- Bị sưng ở gần ngón chân
- Có các triệu chứng giống như bệnh cúm
- Khò khè
- Phát ra âm thanh cao khi thở
Chẩn đoán khó thở về đêm
Để xác định nguyên nhân gây khó thở về đêm, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra thể chất và yêu cầu bạn cung cấp thông tin về bệnh sử của bản thân và gia đình. Thông thường, bác sĩ đã có thể chẩn đoán tình trạng khó thở của bạn nhờ vào bài kiểm tra ban đầu này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện thêm các xét nghiệm sau đây:
- Đo nồng độ oxy trong máu
- X-quang ngực
- Điện tâm đồ
- Đo phế dung
- Bài kiểm tra về căng thẳng
- Nghiên cứu về giấc ngủ
Các cách chữa khó thở về đêm
Cách chữa khó thở về đêm sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra nó:
- Hen suyễn: Đối với hen suyễn, bạn cần tuân thủ kế hoạch điều trị và hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các tác nhân kích hoạt hen suyễn. Đồng thời, bạn nên kê gối khi ngủ để giữ cho đường thở thông thoáng hơn.
- COPD: Kế hoạch điều trị COPD có thể bao gồm các loại thuốc hít, thuốc điều trị bổ sung và liệu pháp oxy. Bên cạnh đó, bạn cũng cần bỏ thuốc lá và tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
- Viêm phổi: Viêm phổi có thể được điều trị bằng kháng sinh, thuốc ho, thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt và nghỉ ngơi.
- Suy tim: Bệnh suy tim cần tuân thủ kế hoạch điều trị của bác sĩ. Bác sĩ sẽ đề nghị bạn sử dụng một số loại thuốc, thực hiện điều chỉnh lối sống và cung cấp một số thiết bị để hỗ trợ hoạt động của tim.
- Chứng ngưng thở khi ngủ: Giảm cân và bỏ hút thuốc lá có thể giúp chữa trị chứng ngưng thở khi ngủ. Bên cạnh đó, bạn cần sử dụng các thiết bị hỗ trợ khi ngủ để đảm bảo đường thở luôn thông thoáng và không bị tắc nghẽn.
>>>>>Xem thêm: Thiên kiến xác nhận là gì? Confirmation bias trong tâm lý học
- Dị ứng: Đối với khó thở do dị ứng, bạn cần giữ phòng ngủ của mình luôn sạch sẽ và hạn chế tối đa chất gây dị ứng. Thảm trải sàn, cửa sổ, giường và quạt trần có thể giữ lại bụi và gây ra các triệu chứng dị ứng. Bên cạnh đó, bạn cũng hãy thử sử dụng loại giường không gây dị ứng hoặc máy lọc không khí trong phòng ngủ để giảm bớt tác nhân gây dị ứng.
- Lo lắng và hoảng loạn: Để giảm bớt lo lắng và tránh các cơn hoảng loạn, bạn có thể tập các bài tập thở, tránh các yếu tố kích hoạt và trao đổi tình trạng của mình với chuyên gia sức khỏe tâm thần.
Khó thở vê đêm đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, bạn nên đi khám để chẩn đoán nguyên nhân cũng như có cách điều trị phù hợp nhất.