Các khối u trong cơ thể có hai dạng là lành tính và ác tính. Khối u lành tính thường vô hại, trong khi khối u ác tính chính là biểu hiện của ung thư.
Bạn đang đọc: Khối u ác tính
Vậy, khối u ác tính là gì và có chữa được không? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Tìm hiểu chung
Khối u ác tính là gì và có phải ung thư không?
Nhiều người thắc mắc không biết khối u ác tính là gì hay u ác có phải là ung thư không? Khối u là tập hợp các tế bào phân chia và phát triển quá mức kiểm soát. Khối u có thể lành tính (không ung thư) hoặc ác tính (ung thư).
Trong đó, các khối u ác tính có xu hướng phát triển nhanh, xâm lấn và phá hủy các mô khỏe mạnh lân cận, đồng thời có khả năng di căn đến các bộ phận khác theo đường máu hoặc hệ thống bạch huyết.
Nếu không được điều trị, khối u ác tính có thể ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan khác và thậm chí là đe dọa đến tính mạng.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng của khối u ác tính là gì?
Ở giai đoạn đầu, các biểu hiện của khối u ác tính thường không rõ rệt. Trong nhiều trường hợp, người bệnh chỉ phát hiện khối u khi chúng đã phát triển lớn. Lúc này, khối u bắt đầu chèn ép vào các cơ quan, mạch máu và dây thần kinh, gây đau nhức ở một khu vực. Tuỳ thuộc vào vị trí xuất hiện khối u và loại ung thư mắc phải mà biểu hiện của khối u sẽ khác nhau.
U ác tính khi phát triển còn có thể dẫn đến các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, sốt, sụt cân không rõ nguyên nhân…
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra khối u ác tính?
Hiện nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng này. Nhiều nhà khoa học cho rằng, ung thư sinh ra do sự tương tác của nhiều yếu tố, bao gồm di truyền, môi trường và đặc điểm cá nhân.
Một số yếu tố khác cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:
- Thừa cân, béo phì
- Hút thuốc lá
- Uống rượu bia
- Chế độ ăn uống kém lành mạnh
- Ít tập thể dục
- Tia UV
- Nhiễm vi khuẩn, virus
- Ô nhiễm môi trường, tiếp xúc với kim loại nặng và chất độc hại nhiều
- Di truyền.
Biến chứng
Khối u ác tính (ung thư) có nguy hiểm không?
Khối u ác tính và các phương pháp điều trị bệnh có thể gây ra một số biến chứng, bao gồm:
- Đau
- Mệt mỏi
- Khó thở
- Buồn nôn
- Tiêu chảy, táo bón
- Sụt cân
- Chèn ép dây thần kinh, gây mất chức năng của một số cơ quan
- Phản ứng bất thường của hệ miễn dịch.
Một biến chứng thường gặp khác ở bệnh nhân ung thư là thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch. Trên thực tế, tình trạng này còn được xem là dấu hiệu để nhận biết ung thư. Nhiều bệnh nhân phát hiện ra tình trạng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch trước, sau đó mới được chẩn đoán bệnh lý ung thư tiềm ẩn kèm theo. Điều đáng chú ý là biến chứng này không chỉ xảy ra do tác động trực tiếp của bệnh lý mà còn có thể hình thành do các phương pháp điều trị ung thư như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị… Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống và hiệu quả điều trị của bệnh nhân, đồng thời cũng là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong ở nhóm đối tượng này.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán khối u ác tính?
Nếu nghi ngờ bạn có khối u, bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán, bao gồm:
- Xét nghiệm trong phòng thí nghiệm: Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu, mô hoặc dịch cơ thể của bạn để kiểm tra các dấu hiệu ung thư.
- Xét nghiệm hình ảnh: Các xét nghiệm như chụp X-quang, siêu âm, CT, MRI, quét xương…có thể được thực hiện để phát hiện sự hiện diện và quan sát hình ảnh của khối u.
- Sinh thiết: Sinh thiết dùng để chẩn đoán cũng như xác định xem khối u là lành tính hay ác tính.
Khối u ác tính có chữa được không?
Tìm hiểu thêm: Bạn đã hiểu rõ về bệnh đau thắt lưng?
>>>>>Xem thêm: Dị ứng với sữa: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Các khối u ác tính ở giai đoạn sớm có thể được điều trị và chữa khỏi. Tuy nhiên, nếu chúng phát triển lớn hoặc di căn, việc điều trị sẽ gặp khó khăn hơn.
Tùy vào giai đoạn bệnh, sự phát triển của khối u, sức khỏe tổng thể và mong muốn của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp:
- Phẫu thuật
- Xạ trị
- Hóa trị
- Ghép tế bào gốc
- Liệu pháp miễn dịch
- Liệu pháp hormone
- Thuốc nhắm mục tiêu
- Thử nghiệm lâm sàng.
Hãy hỏi bác sĩ để biết chính xác khối u ác tính có nên mổ không hay điều trị bằng phương pháp nào là hiệu quả trong trường hợp cụ thể của bản thân nhé!
Phòng ngừa
Những biện pháp giúp bạn phòng ngừa khối u ác tính
Một số cách bạn có thể áp dụng để ngăn ngừa khối u xuất hiện bao gồm:
- Thay đổi lối sống: Bỏ hút thuốc lá, hạn chế rượu bia…
- Ăn uống lành mạnh
- Tích cực vận động
- Bảo vệ da
- Quan hệ tình dục an toàn
- Khám sức khỏe định kỳ
- Tiêm phòng đầy đủ
- Tránh các chất độc hại
Hi vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích để giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng khối u ác tính để biết cách xử trí và phòng ngừa kịp thời nhé!