Kích thước thai nhi theo tuần: Liệu bé đã phát triển đúng chuẩn?

Kích thước thai nhi theo tuần: Liệu bé đã phát triển đúng chuẩn?

Kích thước thai nhi theo tuần: Liệu bé đã phát triển đúng chuẩn?

So sánh kích thước thai nhi theo tuần với một loại trái cây hay rau quả nào thân thuộc nào đó sẽ giúp bạn có thêm góc nhìn thú vị hơn về sự phát triển của bé yêu.

Bạn đang đọc: Kích thước thai nhi theo tuần: Liệu bé đã phát triển đúng chuẩn?

Bạn đang mang thai và tò mò việc bé có thể trông như thế nào vào lúc này? Các hình thức siêu âm thai định kỳ giúp cung cấp phần nào thông tin mà mẹ bầu muốn biết về điều này nhưng dường như làm cho bạn càng hiếu kỳ hơn.

Trong bài viết sau, Kenshin.vn sẽ đem đến những hình ảnh so sánh dễ hiểu nhất về kích thước phôi theo tuần trong bụng mẹ cũng như giúp bạn hiểu thêm về quá trình phát triển của thai nhi qua từng tuần.

Nội Dung

♥ Kích thước thai nhi 1 – 3 tuần tuổi

Kích thước thai nhi theo tuần: Liệu bé đã phát triển đúng chuẩn?

Tuần thứ nhất của thai kỳ bắt đầu vào ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt gần đây nhất, sau đó là hiện tượng rụng trứng xảy ra vào cuối tuần thứ hai. Nếu trứng được thụ tinh trong vòng 12 đến 24 giờ sau khi rụng trứng thì hợp tử (trứng được thụ tinh) sẽ đi qua ống dẫn trứng trong tuần thứ ba.

Hợp tử trải qua quá trình nhân lên của tế bào để tạo thành phôi nang, cuối cùng gắn vào nội mạc tử cung, dẫn đến thụ thai.

Kích thước thai nhi tuần 1 đến tuần 3: Không thể xác định.

Cảm giác của mẹ bầu: Bạn có thể bị chảy máu nhẹ. Hiện tượng này còn được gọi là máu báo thai, tình trạng chảy máu cấy ghép với dịch tiết âm đạo màu hồng hoặc đỏ. Các triệu chứng khác bao gồm đau bụng nhẹ, mệt mỏi, buồn nôn, tiết dịch âm đạo và tăng nhiệt độ cơ thể.

♥ Thai 4 tuần kích thước bao nhiêu?

Kích thước thai nhi theo tuần: Liệu bé đã phát triển đúng chuẩn?

Kích thước thai nhi: Lúc này, bé vừa lớn bằng hạt anh túc.

Chiều dài thai nhi: 0.1cm.

Trọng lượng thai nhi: Nhẹ hơn 1g.

Sự phát triển của thai nhi:

  • Nhau thai sản xuất nội tiết tố gonadotropin màng đệm ở người (hCG) nhằm duy trì sức khỏe cho niêm mạc tử cung. Ngoài ra, nội tiết tố này cũng phát ra tín hiệu để buồng trứng ngừng rụng trứng và dừng chu kỳ kinh nguyệt trong một vài tháng.
  • Phôi bao gồm ba lớp là ectoderm, mesoderm và endoderm. Những lớp này phát triển thành các mô và các cơ quan khác nhau của cơ thể.
  • Mắt và nụ chi bắt đầu xuất hiện.
  • Nhịp tim và tuần hoàn máu bắt đầu đi vào hoạt động.

Cảm giác của mẹ bầu: Bạn có thể bị đầy hơi, chuột rút nhẹ vùng chân, đau ngực, mệt mỏi và buồn nôn trong tuần này.

♥ Thai 5 tuần tuổi kích thước bao nhiêu?

Kích thước thai nhi theo tuần: Liệu bé đã phát triển đúng chuẩn?

Kích thước thai nhi: Hình ảnh thai 5 tuần có thể giống với một hạt tiêu.

Chiều dài thai nhi: 0,1cm.

Cân nặng của bé: Dưới 1g.

Quá trình phát triển của thai nhi:

  • Bé có ngoại hình khá giống bò sát
  • Sự phát triển của hệ thần kinh và đường tiêu hóa bắt đầu diễn ra
  • Chồi chân và cánh tay với ngón tay có màng bắt đầu xuất hiện
  • Các tế bào hình thành ống thần kinh phát triển sâu vào tủy sống và não.

Cảm giác của mẹ bầu: Dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn, mệt mỏi, chóng mặt, táo bón, thèm ăn, đi tiểu thường xuyên, ngực mềm là một vài triệu chứng bạn có thể gặp phải trong tuần này.

♥ Kích thước thai nhi 6 tuần tuổi

Kích thước thai nhi theo tuần: Liệu bé đã phát triển đúng chuẩn?

Kích thước thai nhi: Bé có kích thước bằng hạt lựu.

Chiều dài thai nhi: Khoảng 1cm.

Cân nặng thai 6 tuần: Dưới 1g.

Quá trình phát triển của thai nhi:

  • Vỏ đại não bắt đầu phát triển
  • Tuyến tụy bắt đầu sản xuất glucagon
  • Tay và chân bé nhìn giống như mái chèo
  • Vỏ thượng thận bắt đầu hình thành trên thận
  • Tai, cơ hoành hình thành, miệng bắt đầu phát triển tuyến nước bọt.

Cảm giác của mẹ bầu: Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, không thích ăn uống, đi tiểu thường xuyên, nhạy cảm mùi và thường xuyên thay đổi tâm trạng trong tuần mang thai thứ 6 này.

♥ Kích thước thai nhi tuần 7

Kích thước thai nhi theo tuần: Liệu bé đã phát triển đúng chuẩn?

Kích thước thai nhi: Con lớn bằng quả việt quất.

Chiều dài đầu mông thai 7 tuần: Khoảng 1cm.

Trọng lượng thai nhi: Dưới 1g.

Sự phát triển của thai nhi:

  • Da mờ và mỏng
  • Hình thành chức năng dây rốn
  • Gan bắt đầu sản xuất các tế bào máu
  • Tuyến tụy bắt đầu hình thành insulin
  • Mắt, tai, miệng và mũi đã có sự khác biệt
  • Quá trình tiêu hóa bắt đầu với sự phát triển của ruột
  • Não phân chia thành não trước, trung não và não sau
  • Các tế bào não đang được tạo ra với tốc độ 100 tế bào/phút
  • Nephron trong thận bắt đầu hình thành. Chúng là đơn vị lọc cơ bản của thận.

Cảm giác của mẹ bầu: Ở tuần mang thai thứ 7, bạn có thể gặp phải các tình trạng như ốm nghén, mệt mỏi, nổi mụn, thèm ăn, nước bọt tiết ra quá nhiều, chuột rút nhẹ vùng chân, đau bụng.

♥ Kích thước thai nhi 8 tuần tuổi

Kích thước thai nhi theo tuần: Liệu bé đã phát triển đúng chuẩn?

Kích thước phôi thai 8 tuần tuổi: bằng hạt đậu trứng cút.

Chiều dài thai nhi: 1.6cm (từ đỉnh đầu đến mông).

Cân nặng thai nhi: Dưới 1g.

Sự phát triển của thai nhi:

  • Cột sống của thai nhi phát triển
  • Máu liên tục được bơm đến phôi qua dây rốn
  • Tất cả bốn buồng tim được phát triển trong tuần này
  • Hệ thống thần kinh và não bắt đầu trao đổi tín hiệu điện
  • Kích thước của đầu không cân xứng với kích thước cơ thể
  • Võng mạc bắt đầu phát triển và ruột có kích thước dài hơn.

Cảm giác của mẹ bầu: Một số triệu chứng mang thai tuần thứ 8 bao gồm đầy hơi, táo bón, mệt mỏi, tiết dịch âm đạo, thèm ăn hoặc ác cảm với thực phẩm.

♥ Thai 9 tuần kích thước bao nhiêu?

Kích thước thai nhi theo tuần: Liệu bé đã phát triển đúng chuẩn?

Kích thước thai nhi: Bé có kích thước bằng quả anh đào.

Chiều dài đầu mông thai 9 tuần: 2,3cm.

Cân nặng thai nhi: 2g.

Sự phát triển của thai nhi:

  • Bé có mắt và miệng rõ
  • Vị giác được phát triển
  • Khung xương bắt đầu hình thành
  • Cơ bắp tay chân đang phát triển
  • Các cơ quan cơ thể đang phát triển
  • Ngón tay và ngón chân đang phát triển
  • Cánh tay và khuỷu tay vẫn đang phát triển
  • Các nang tóc và núm vú bắt đầu hình thành
  • Các tế bào máu bắt đầu hình thành trong gan
  • Da vẫn trong suốt và các mạch máu có thể được nhìn thấy qua siêu âm.

Cảm giác của mẹ bầu: Bạn có thể bị ợ nóng, đầy hơi, mệt mỏi, tăng tần suất đi tiểu, ngực trở nên mềm hơn, táo bón và thay đổi tâm trạng.

♥ Kích thước thai 10 tuần tuổi

Kích thước thai nhi theo tuần: Liệu bé đã phát triển đúng chuẩn?

Kích thước thai nhi: Hình ảnh thai nhi tuần thứ 10 có thể giống một quả tắc (quất) ngọt.

Chiều dài thai nhi: 3,1cm.

Cân nặng chuẩn thai nhi 10 tuần: 4g.

Sự phát triển của thai nhi:

  • Đầu cân đối với cơ thể
  • Phôi thai bây giờ được gọi là thai nhi
  • Khung xương đang phát triển với hình dạng phù hợp
  • Khuôn mặt bé bắt đầu có hình dạng rõ ràng, hình thành tai và mí mắt.

Cảm giác của mẹ bầu: Tăng cân, xuất hiện mụn trứng cá, đau lưng và đau đầu là một vài triệu chứng mà mẹ bầu có thể gặp phải trong tuần mang thai thứ 10 này.

♥ Kích thước thai nhi tuần 11

Kích thước thai nhi theo tuần: Liệu bé đã phát triển đúng chuẩn?

Kích thước thai nhi: Bằng 1 mầm cải brussels.

Chiều dài thai nhi: 4,1cm.

Cân nặng của thai nhi: 7g.

Sự phát triển của thai nhi:

  • Tim bắt đầu bơm máu
  • Móng tay đang phát triển
  • Bé bắt đầu mở và đóng nắm đấm tay
  • Não và hệ thần kinh vẫn đang phát triển
  • Chồi răng bắt đầu phát triển trong miệng
  • Bộ phận sinh dục có thể được nhìn thấy qua siêu âm
  • Ruột bắt đầu hoạt động bằng cách hấp thụ nước và glucose từ nước ối mà em bé nuốt phải.

Cảm giác của mẹ bầu: Buồn nôn bắt đầu giảm bớt trong tuần 11 của thai kỳ và sự thèm ăn tăng lên. Bạn cũng có thể gặp các triệu chứng khác như sạm da, táo bón, ợ nóng khi mang thai và đi tiểu thường xuyên.

♥ Kích thước thai nhi 12 tuần

Kích thước thai nhi theo tuần: Liệu bé đã phát triển đúng chuẩn?

Kích thước thai nhi: Bé có kích thước bằng một quả chanh.

Chiều dài thai nhi: 5,4cm.

Chỉ số cân nặng thai nhi 12 tuần: 14g.

Sự phát triển của thai nhi:

  • Mí mắt vẫn khép
  • Thận sản xuất nước tiểu
  • Dây thanh âm được hình thành
  • Nhịp tim được phát hiện bằng máy dò
  • Cánh tay tỷ lệ thuận với kích thước của cơ thể
  • Đại tràng chứa phân su, là phân đầu tiên của em bé
  • Ngón tay, ngón chân vẫn có màng và có thể phân biệt được
  • Chân phát triển chậm hơn so với cánh tay và có thể không cân xứng
  • Các cơ quan chính của cơ thể được hình thành nhưng không đầy đủ chức năng.

Cảm giác của mẹ bầu: Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, chảy máu nướu răng và đầy hơi trong tuần này của thai kỳ.

♥ Kích thước thai nhi tuần 13

Kích thước thai nhi theo tuần: Liệu bé đã phát triển đúng chuẩn?

Kích thước thai nhi: Hình ảnh thai nhi 13 tuần tuổi có thể to bằng quả đậu Hà Lan.

Chiều dài thai nhi: 7,4cm.

Cân nặng của thai nhi: 23g.

Sự phát triển của thai nhi:

  • Xuất hiện dấu vân tay
  • Mí mắt vẫn đóng để bảo vệ mắt
  • Biểu cảm khuôn mặt có phần khác biệt
  • Các màng ở ngón tay và ngón chân biến mất
  • Các xương đã được kết nối bởi dây chằng. Tay bé có 27 đốt xương
  • Các đặc điểm trên khuôn mặt như mũi và môi được hình thành đầy đủ
  • Nhau thai tiếp tục sản xuất hormone progesterone và estrogen duy trì thai kỳ.

Cảm giác của mẹ bầu: Bạn có thể bị chóng mặt, đầy hơi, chướng bụng, tăng tiết dịch âm đạo, thay đổi tâm trạng, nám da…

♥ Kích thước thai nhi tuần 14

Kích thước thai nhi theo tuần: Liệu bé đã phát triển đúng chuẩn?

Kích thước thai nhi: To bằng 1 quả cam cỡ vừa.

Chiều dài thai nhi: 7,4cm.

Thai 14 tuần nặng bao nhiêu? Khoảng 23g.

Sự phát triển của thai nhi:

  • Lông tơ đang hình thành trên cơ thể
  • Bộ phận sinh dục được phát triển đầy đủ
  • Nụ vị giác có mặt trên khắp miệng và lưỡi
  • Tuyến giáp đã trưởng thành và bắt đầu tiết hormone tuyến giáp
  • Cánh tay dài và mỏng, phát triển tỷ lệ thuận với kích thước của cơ thể.

Cảm giác của mẹ bầu: Bạn sẽ bắt đầu có linea nigra (đường sọc nâu ở dọc giữa bụng), núm vú và quầng vú bắt đầu sậm màu hơn, khẩu vị thay đổi và thường bị khó thở.

♥ Kích thước thai 15 tuần

Kích thước thai nhi theo tuần: Liệu bé đã phát triển đúng chuẩn?

Kích thước thai nhi: Con to như quả táo.

Chiều dài thai nhi: 10,1cm.

Cân nặng tiêu chuẩn thai nhi 15 tuần: 70g.

Sự phát triển của thai nhi:

  • Bé nhạy cảm với ánh sáng
  • Răng chồi trong miệng đang phát triển
  • Cơ bắp và xương khớp tiếp tục hình thành
  • Bắt đầu các động tác như mút, nuốt và thở
  • Chuyển động của tay, chân, bàn chân và cổ tay bắt đầu
  • Da vẫn mỏng và trong suốt, có thể nhìn thấy các mạch máu.

Cảm giác của mẹ bầu: Bạn có thể bị mất ngủ, chóng mặt, đau dây chằng tròn, táo bón, suy giảm trí nhớ trong tuần mang thai thứ 15.

♥ Kích thước thai nhi tuần 16

Kích thước thai nhi theo tuần: Liệu bé đã phát triển đúng chuẩn?

Kích thước thai nhi: To như quả bơ.

Chiều dài thai nhi: 11,6cm.

Thai 16 tuần nặng bao nhiêu? Khoảng 100g.

Sự phát triển của thai nhi:

  • Chân đang trở nên dài hơn
  • Xương cổ có độ cứng nhất định
  • Lông mày và lông mi dần lộ rõ
  • Các tuyến mồ hôi bắt đầu phát triển
  • Bộ phận sinh dục có thể được nhận diện rõ ràng
  • Cơ mặt đang phát triển, các biểu hiện như nheo mắt và cau mày có thể được nhìn thấy khi siêu âm.

Cảm giác của mẹ bầu: Trong thời gian mang thai tuần thứ 16, bạn sẽ vẫn bị đau lưng, táo bón, chuột rút ở chân và ợ nóng. Bên cạnh đó, mẹ bầu còn đôi lúc cảm nhận được cú đá đầu tiên của bé.

♥ Kích thước thai nhi tuần 17

Kích thước thai nhi theo tuần: Liệu bé đã phát triển đúng chuẩn?

Kích thước thai nhi: Hình ảnh thai 17 tuần có thể to bằng 1 củ cải tròn.

Chiều dài thai nhi: 13cm.

Cân nặng thai nhi: 140g.

Sự phát triển của thai nhi:

  • Túi mật bắt đầu tiết ra dịch mật
  • Đầu tỷ lệ với kích thước của cơ thể
  • Dây rốn ngày càng khỏe và dày hơn
  • Móng tay và móng chân mọc dài tối đa
  • Da được phủ lớp sáp trắng vernix caseosa
  • Vị giác bây giờ có thể phân biệt giữa đắng và ngọt
  • Các tế bào máu bắt đầu hình thành trong tủy xương
  • Nếu là giới tính nữ, buồng trứng bắt đầu được hình thành
  • Nước tiểu được đào thải qua thận cứ sau 50 phút. Đó là nước ối em bé nuốt phải.

Cảm giác của mẹ bầu: Trong tuần mang thai thứ 17, khẩu vị của bạn có thể tăng lên nhưng đồng thời vẫn gặp phải một vài tình trạng như đau dây thần kinh tọa, nám da, hội chứng ống cổ tay…

♥ Kích cỡ thai nhi tuần 18

Kích thước thai nhi theo tuần: Liệu bé đã phát triển đúng chuẩn?

Kích thước thai nhi: Bé có kích thước bằng quả ớt chuông.

Chiều dài thai nhi: 14,2cm.

Cân nặng thai nhi: 190g.

Sự phát triển của thai nhi:

  • Lỗ tai nhô dài
  • Đôi mắt có thể phản ứng với ánh sáng
  • Xương ở xương đòn và chân bắt đầu cứng lại
  • Sự hình thành cây phế quản bên trong phổi đã hoàn tất
  • Khả năng nghe của bé đang được cải thiện khi xương tai giữa, cùng với các đầu dây thần kinh, tiếp tục phát triển.

Cảm giác của mẹ bầu: Hầu hết các triệu chứng từ các tuần trước cũng tiếp tục trong tuần này. Thêm vào đó, bạn có thể bị giãn tĩnh mạch, mất ngủ và phù nề.

♥ Kích thước thai nhi 19 tuần

Kích thước thai nhi theo tuần: Liệu bé đã phát triển đúng chuẩn?

Kích thước thai nhi: Bằng một quả cà chua to.

Chiều dài thai nhi: 15,3cm.

Trọng lượng thai nhi: 240g.

Thai 19 tuần phát triển như thế nào?

  • Thai nhi có nhiều cử động hơn
  • Gương mặt bắt đầu định hình đường nét
  • Cơ thể bé bắt đầu phát triển thêm mỡ nâu để giữ ấm
  • Buồng trứng của thai nhi nữ có 6 triệu quả trứng
  • Tai vẫn đang phát triển và thai nhi có thể nghe thấy những tiếng động lớn
  • Da có một lớp sáp trắng phủ gọi là vernix và được bao phủ bởi lông mịn gọi là lanugo.

Cảm giác của mẹ bầu: Tình trạng đau dây chằng tròn, chóng mặt, đau lưng, phù nề, mờ mắt khi mang thai… vẫn sẽ tiếp tục diễn ra trong tuần này của thai kỳ.

♥ Kích thước thai nhi tuần 20

Kích thước thai nhi theo tuần: Liệu bé đã phát triển đúng chuẩn?

Kích thước thai nhi: Bé có chiều dài bằng một quả chuối lớn.

Chiều dài thai nhi: 25,6cm (đo từ đầu đến gót).

Thai 20 tuần nặng bao nhiêu? Khoảng 300g.

Thai 20 tuần phát triển như thế nào? 

  • Lớp lông tơ bắt đầu biến mất
  • Tim đập với tốc độ 120 – 160 nhịp mỗi phút
  • Các tuyến bã nhờn trên da bắt đầu hoạt động
  • Có thể cảm nhận được các chuyển động của bé
  • Răng vĩnh viễn đang được hình thành bên trong nướu
  • Myelin, một lớp mô bắt đầu bao phủ các dây thần kinh
  • Các cử động mút và nắm có thể được nhìn thấy khi thực hiện siêu âm.

Cảm giác của mẹ bầu: Khi mang thai từ tuần thứ 20, bạn vẫn sẽ gặp tình trạng tăng tiết dịch âm đạo, khó thở, phù nề, thèm ăn…

♥ Kích thước thai nhi tuần 21

Kích thước thai nhi theo tuần: Liệu bé đã phát triển đúng chuẩn?

Kích thước thai nhi: Bằng 1 củ cà rốt.

Chiều thai nhi: 26,7cm.

Cân nặng thai nhi 21 tuần: 360g.

Sự phát triển của thai nhi:

  • Chuyển động cơ thể, nhịp tim và chuyển động nhịp thở bắt đầu thực hiện theo nhịp sinh học
  • Bộ não đang phát triển, bề mặt não chưa xuất hiện nếp nhăn
  • Các động tác của bé được cảm nhận mạnh mẽ hơn trước
  • Các tế bào máu được hình thành bên trong tủy xương
  • Các phản xạ gần như được phát triển đầy đủ
  • Gan và lá lách hỗ trợ sự hình thành tế bào
  • Hệ thống tiêu hóa được vận hành.

Cảm giác của mẹ bầu: Sự xuất hiện của các cơn gò Braxton Hick có thể là một mối quan tâm trong tuần này.

♥ Kích cỡ thai nhi tuần 22

Tìm hiểu thêm: Chọn gối cho bà bầu như thế nào để mẹ ngủ ngon, bé phát triển tốt?

Kích thước thai nhi theo tuần: Liệu bé đã phát triển đúng chuẩn?

Kích thước thai nhi: Bé to bằng bằng trái bí mì sợi.

Chiều dài bé: 27,8cm.

Cân nặng thai nhi 22 tuần: 430g.

Sự phát triển thai nhi:

  • Ruột chứa phân su
  • Các chi dưới được phát triển
  • Mắt bắt đầu di chuyển nhanh hơn
  • Các cú đạp của bé dần trở nên mạnh hơn.

Cảm giác của mẹ bầu: Phù, táo bón, ợ nóng, giãn tĩnh mạch, trĩ, rạn da, thay đổi tâm trạng, nhiễm trùng đường tiết niệu là những vấn đề bạn có thể cần phải lưu tâm trong tuần thai thứ 22.

♥ Kích thước thai nhi tuần 23

Kích thước thai nhi theo tuần: Liệu bé đã phát triển đúng chuẩn?

Kích thước thai nhi: Bé có kích thước bằng một quả xoài lớn.

Chiều dài của bé: 28,9cm.

Thai nhi 23 tuần nặng bao nhiêu? Khoảng 501g.

Sự phát triển của thai nhi:

  • Da vẫn có nếp nhăn
  • Mỡ bắt đầu tích tụ dưới da
  • Phế nang phổi bắt đầu phát triển
  • Các tế bào máu vẫn đang hình thành bên trong tủy xương
  • Cơ chế phản xạ đang phát triển và em bé phản ứng với ánh sáng, tiếng ồn.

Cảm giác của mẹ bầu: Phù nề, hội chứng ống cổ tay, nghẹt mũi, các cơn gò Braxton Hicks là những triệu chứng mà mẹ bầu sẽ gặp phải của tuần mang thai 23.

♥ Kích cỡ thai nhi tuần 24

Kích thước thai nhi theo tuần: Liệu bé đã phát triển đúng chuẩn?

Kích thước thai nhi: Bé to bằng 1 trái bắp Mỹ.

Chiều dài thai nhi: 30cm.

Thai 24 tuần nặng bao nhiêu?: Bé có thể nặng khoảng 600g.

Quá trình phát triển của thai nhi:

  • Da đỏ và nhăn
  • Thai nhi tăng cân
  • Trái tim thai nhi đập 30 triệu lần
  • Mí mắt được tách biệt rõ ràng nhưng vẫn nhắm
  • Lông mày và lông mi có thể được nhìn thấy rõ ràng.
  • Cảm giác của mẹ bầu: Hầu hết các triệu chứng mang thai vẫn sẽ làm phiền mẹ bầu vào thời điểm này và bạn cũng có thể bị mờ mắt, ngứa mắt, đau bụng dưới, rạn da, rò rỉ sữa non cũng như thay đổi tâm trạng.

    ♥ Kích thước thai nhi tuần 25

    Kích thước thai nhi theo tuần: Liệu bé đã phát triển đúng chuẩn?

    Kích thước thai nhi: Con có kích thước bằng một củ cải rutabaga.

    Chiều dài thai nhi: 30cm.

    Cân nặng thai nhi: 600g.

    Sự phát triển của thai nhi:

    • Bộ phận tai trong được phát triển đầy đủ
    • Tốc độ thở của bé là 44 lần mỗi phút trong tuần thai thứ 25
    • Quá trình tích tụ chất béo bắt đầu hình thành bên dưới da
    • Chu kỳ giấc ngủ và thức dậy sẽ được phát triển trong tuần này
    • Phế nang tạo ra chất hoạt động bề mặt để duy trì sức căng bề mặt trong phổi.

    Cảm giác của mẹ bầu: Rối loạn chức năng xương mu do giao cảm và hội chứng chân không yên (RLS) là những mối quan tâm phổ biến trong tuần thai thứ 25.

    ♥ Kích cỡ thai nhi tuần 26

    Kích thước thai nhi theo tuần: Liệu bé đã phát triển đúng chuẩn?

    Kích thước tiêu chuẩn thai nhi tuần 26: Bé to bằng 1 khóm hành lá.

    Chiều dài thai nhi: 35,6cm.

    Cân nặng thai nhi: 760g.

    Sự phát triển của thai nhi:

    • Phổi không hoàn toàn trưởng thành
    • Mắt em bé bắt đầu có thể mở và chớp
    • Đầu có nhiều tóc và lông mi đang phát triển
    • Phản xạ và cử động của bé có thể làm tăng nhịp tim
    • Dấu vân tay và dấu chân riêng biệt được hình thành

    Cảm giác của mẹ bầu: Bạn sẽ cảm nhận dường như trí nhớ của bản thân không còn quá minh mẫn như trước, đi kèm với sưng và đau dây chằng tròn.

    ♥ Kích thước thai nhi tuần 27

    Kích thước thai nhi theo tuần: Liệu bé đã phát triển đúng chuẩn?

    Kích thước thai nhi: Bé có kích thước bằng một bông súp lơ.

    Chiều dài thai nhi: 36.6cm.

    Thai 27 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? 875g.

    Sự phát triển của thai nhi:

    • Võng mạc của mắt gần như phát triển hoàn chỉnh, giúp bé phân biệt rõ ràng giữa sáng và tối
    • Gan, phổi và hệ thống miễn dịch vẫn đang phát triển
    • Xương bàn chân và xương đùi dài khoảng 5cm
    • Lớp sáp trắng vernix caseosa bao phủ da
    • Em bé có thể nhận ra giọng nói của bạn

    Cảm nhận của mẹ bầu: Móng tay giòn phát triển nhanh, ngực to với quầng vú và núm vú sẫm màu hơn… là những thay đổi bên ngoài mà bạn có thể nhận thấy trong tuần này.

    ♥ Kích thước thai nhi tuần 28

    Kích thước thai nhi theo tuần: Liệu bé đã phát triển đúng chuẩn?

    Kích thước thai nhi: Bé bằng một quả cà tím lớn.

    Chiều dài bé: 37,6cm.

    Cân nặng của bé: 1kg.

    Sự phát triển của thai nhi:

    • Các rãnh và nếp gấp não vẫn đang phát triển
    • Mắt bắt đầu tiết ra nước mắt và mũi có thể ngửi thấy
    • Hệ thống thần kinh bắt đầu kiểm soát một vài chức năng của cơ thể
    • Chất béo tiếp tục lắng đọng dưới da nhằm hỗ trợ kiểm soát nhiệt độ cơ thể.

    Cảm nhận của mẹ bầu: Ngực rò rỉ sữa non, đau dây thần kinh tọa, rạn da là những vấn đề mà mẹ bầu nhận thấy trong tuần này.

    ♥ Kích thước thai nhi tuần 29

    Kích thước thai nhi theo tuần: Liệu bé đã phát triển đúng chuẩn?

    Kích thước bé: Con có kích thước bằng quả bí hồ lô.

    Chiều dài thai nhi: 38,6cm.

    Cân nặng thai nhi: 1,15kg.

    Sự phát triển của thai nhi:

    • Bé năng động hơn
    • Mí mắt có thể mở và đóng
    • Mắt phản ứng với ánh sáng
    • Phổi bắt đầu thở nhịp nhàng
    • Các tế bào hồng cầu đang được hình thành trong tủy xương.

    Cảm giác của mẹ bầu: Bạn sẽ cảm thấy dường như mình đang bị bốc hỏa, tình trạng nhức đầu, khó thở và ợ nóng xuất hiện liên tục.

    ♥ Kích cỡ thai nhi tuần 30

    Kích thước thai nhi theo tuần: Liệu bé đã phát triển đúng chuẩn?

    Kích thước thai nhi: Bé to bằng một cái bắp cải lớn.

    Chiều dài thai nhi: 39,9cm.

    Cân nặng thai nhi: 1,32kg.

    Sự phát triển của thai nhi:

    • Phổi đang trưởng thành
    • Da trông bớt nhăn nheo
    • Não bộ vẫn đang phát triển
    • Bé có xu hướng ngủ lâu hơn trong tuần này
    • Chất béo tích tụ bên dưới da làm cho em bé trông đầy đặn hơn.

    Cảm giác của mẹ bầu: Chứng ợ nóng, mất ngủ, mệt mỏi, sưng tấy, rạn da là một số ít triệu chứng mà bạn sẽ trải qua trong tuần này.

    ♥ Kích cỡ thai nhi tuần 31

    Kích thước thai nhi theo tuần: Liệu bé đã phát triển đúng chuẩn?

    Kích thước thai nhi: Bé to bằng một quả dừa khô to.

    Chiều dài thai nhi: 41,1cm.

    Cân nặng thai nhi: 1,5kg.

    Sự phát triển thai nhi:

    • Chất béo lắng đọng
    • Bé tiếp tục thở bằng phổi
    • Bé bắt đầu đi tiểu thường xuyên
    • Tim đập 40 triệu lần trong tuần này
    • Ở bé trai, tinh hoàn di chuyển xuống bìu
    • Xương tuy mềm nhưng phát triển đầy đủ
    • Ruột bắt đầu hấp thụ các khoáng chất như sắt và canxi.

    Cảm giác của bà bầu: Tiêu chảy, đau lưng, trở nên vụng về, cơn gò Braxton Hicks, rò rỉ sữa non và lo lắng là các triệu chứng mà bạn có thể gặp trong tuần này.

    ♥ Kích thước thai nhi tuần 32

    Kích thước thai nhi theo tuần: Liệu bé đã phát triển đúng chuẩn?

    Kích thước thai nhi: Bé có kích thước bằng củ sắn (củ đậu) to.

    Chiều dài thai nhi: 42,4cm.

    Cân nặng thai nhi: 1,7kg.

    Sự phát triển của thai nhi:

    • Em bé ngủ rất lâu
    • Lông tơ bắt đầu rơi ra
    • Thận được phát triển đầy đủ
    • Phổi tiếp tục tập thở nhịp nhàng
    • Em bé đạt được tư thế cúi đầu xuống
    • Bé bắt đầu đá mạnh hơn và bạn có thể cảm nhận chuyển động của con.

    Cảm giác của bà bầu: Âm đạo ra dịch màu trắng, tim đập nhanh, bụng ngứa, tĩnh mạch xanh nổi quanh ngực là một vài triệu chứng bạn có thể gặp phải trong thời gian này.

    ♥ Kích cỡ thai nhi tuần 33

    Kích thước thai nhi theo tuần: Liệu bé đã phát triển đúng chuẩn?

    Kích thước thai nhi: Bé có kích thước bằng một quả dứa to.

    Chiều dài bé: 43,7cm.

    Cân nặng của bé: 1,9kg.

    Sự phát triển của thai nhi:

    • Phổi tiếp tục phát triển
    • Chất béo tiếp tục tích tụ dưới da
    • Bộ não vẫn đang phát triển cùng sự bứt phá trong sự hình thành tế bào thần kinh
    • Mắt phản ứng với ánh sáng bằng cách co thắt và làm giãn đồng tử. Ngoài ra, mắt bé bắt đầu di chuyển nhanh hơn.

    Cảm giác của bà bầu: Bạn có thể tiếp tục trải qua tình trạng đau lưng, phù nề cùng hội chứng ống cổ tay trong tuần mang thai thứ 33.

    Kích thước thai nhi tuần 34

    Kích thước thai nhi theo tuần: Liệu bé đã phát triển đúng chuẩn?

    Kích thước thai nhi: Bé to bằng một quả dưa lưới.

    Chiều dài thai nhi: 45cm.

    Cân nặng thai nhi: 2,1kg.

    Sự phát triển của bà bầu:

    • Bé có thể đạp mạnh hơn
    • Móng tay mọc đến đầu ngón tay
    • Da trông mịn màng và có màu hồng
    • Phế nang vẫn đang phát triển bên trong phổi
    • Em bé di chuyển đầu đến vị trí đáy xương chậu
    • Lông tơ biến mất, nhưng lớp sáp trắng dày vẫn còn bao bọc da
    • Chuyển động chậm lại do không gian bên trong bụng mẹ không đủ rộng.

    Cảm giác của bà bầu: Ngoài các triệu chứng hiện tại, bạn cũng có thể cảm thấy vùng bụng trở nên nặng nề hơn, do em bé đang dần di chuyển xuống kênh sinh.

    ♥ Kích cỡ thai nhi tuần 35

    Kích thước thai nhi theo tuần: Liệu bé đã phát triển đúng chuẩn?

    Kích thước thai nhi: Bé to bằng một quả dưa bở.

    Chiều dài thai nhi: 46,2cm.

    Cân nặng thai nhi: 2,3kg.

    Sự phát triển của thai nhi:

    • Lông tơ biến mất hoàn toàn và lớp sáp dày vernix caseosa bao phủ da
    • Do không đủ không gian, bé dường như ít chuyển động hơn
    • Chất hoạt động bề mặt vẫn đang được tạo ra trong phổi
    • Xương mềm và cơ bắp gần như phát triển hoàn thiện.

    Cảm giác của mẹ bầu: Hãy cẩn thận nếu bạn nhận thấy có dịch bất thường rò rỉ qua âm đạo. Bên cạnh đó, những triệu chứng thông thường khi mang thai vẫn sẽ xuất hiện.

    ♥ Kích cỡ thai nhi tuần 36

    Kích thước thai nhi theo tuần: Liệu bé đã phát triển đúng chuẩn?

    Kích thước thai nhi: Bé có kích thước bằng búp xà lách romaine.

    Chiều dài thai nhi: 47,4cm.

    Cân nặng thai nhi: Khoảng 2.6kg.

    Sự phát triển của thai nhi:

    • Xương sọ vẫn mềm để cho phép dễ dàng đi qua kênh sinh
    • Tay chân hình thành đầy đủ, đi kèm với móng
    • Cơ bắp săn chắc hơn giúp bé cử động cổ
    • Các mạch máu được phát triển đầy đủ
    • Dái tai có sụn mềm

    Cảm giác của mẹ bầu: Bạn có thể cảm thấy nặng nề vùng bụng, đau hông và các cơn gò Braxton trong tuần này.

    ♥ Kích thước thai nhi tuần 37

    Kích thước thai nhi theo tuần: Liệu bé đã phát triển đúng chuẩn?

    Kích thước thai nhi: Bé to bằng cây cải cầu vồng.

    Chiều dài thai nhi: 48,6cm.

    Cân nặng thai nhi: Khoảng 2,9kg.

    Sự phát triển của thai nhi:

    • Bây giờ bé đã nắm tay rất tốt
    • Trái tim đập hơn 50 triệu lần trong tuần này
    • Chu kỳ giấc ngủ xác định được phát triển
    • Chuyển động bị hạn chế.

    Cảm giác của bà bầu: Bạn có thể thấy sự xuất hiện của các vệt máu trên quần lót, dấu hiệu cho biết rằng quá trình chuyển dạ sắp xảy ra.

    ♥ Kích thước thai nhi tuần 38

    Kích thước thai nhi theo tuần: Liệu bé đã phát triển đúng chuẩn?

    Kích thước thai nhi: Bé có chiều dài bằng một cây tỏi tây.

    Chiều dài nhai nhi: 49,8cm.

    Cân nặng thai nhi: Khoảng 3kg.

    Sự phát triển của thai nhi:

    • Da trở nên mịn màng
    • Tóc trên đầu dày và thô
    • Tuần này bạn có thai đủ tháng
    • Sự tích tụ chất béo vẫn tiếp tục
    • Mầm ti có thể được nhìn thấy ở cả hai giới tính
    • Đầu lớn hơn so với cơ thể nhưng vẫn theo tỷ lệ phù hợp.

    Cảm giác của bà bầu: Khó ngủ, đau lưng, phù nề và ra máu âm đạo là những điều mà mẹ bầu cần quan tâm khi mang thai tuần này.

    ♥ Kích thước thai nhi theo tuần: Tuần 39

    Kích thước thai nhi theo tuần: Liệu bé đã phát triển đúng chuẩn?

    Kích thước thai nhi: Bằng 1 quả dưa hấu cỡ vừa.

    Chiều dài thai nhi: 50,7cm.

    Cân nặng của bé: Khoảng 3,3kg.

    Sự phát triển của thai nhi:

    • Dây rốn có chiều dài khoảng 50,8 – 60,96 cm
    • Nhau thai tiếp tục cung cấp chất dinh dưỡng, kháng thể và oxy cho thai nhi.

    Cảm giác của mẹ bầu: Đau vùng đáy chậu, vết máu xuất hiện và đau lưng tiếp tục là những tình trạng gây khó chịu.

    ♥ Kích thước thai nhi tuần 40

    Kích thước thai nhi theo tuần: Liệu bé đã phát triển đúng chuẩn?

    >>>>>Xem thêm: 10 dấu hiệu lạ nhưng bình thường ở trẻ sơ sinh

    Kích thước thai nhi: Bé to như quả bí ngô cỡ vừa.

    Chiều dài thai nhi: Khoảng 51,2cm.

    Cân nặng thai nhi: Khoảng 3,4kg.

    Sự phát triển của thai nhi: Lúc này, em bé đạt được sự phát triển toàn diện và có thể chào đời bất cứ lúc nào. Do vậy, hãy chuẩn bị tinh thần sẵn sàng mẹ nhé.

    Việc so sánh kích thước thai nhi theo từng tuần với các loại trái cây, rau củ quả sẽ phần nào gợi ý về kích thước gần đúng của thai nhi. Thêm vào đó, việc tìm hiểu quá trình phát triển của bé cưng bên trong bụng mẹ có thể mang lại cho bạn cảm giác hạnh phúc và giúp bạn theo dõi tiến trình này.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *