Kiểm tra chức năng thận bằng xét nghiệm nào?

Kiểm tra chức năng thận bằng xét nghiệm nào?

Kiểm tra chức năng thận bằng xét nghiệm nào?

Thận có chức năng lọc máu, bài tiết nước tiểu và thực hiện một số chức năng nội tiết, cân bằng nội môi quan trong khác. Xét nghiệm nước tiểu và máu được xem là những bài đánh giá kiểm tra chức năng thận quan trọng. Ngoài ra, bác sĩ cần làm thêm một số xét nghiệm khác nhằm tìm kiếm những vấn đề bất thường ở thận nếu có.

Bạn đang đọc: Kiểm tra chức năng thận bằng xét nghiệm nào?

Sau đây, Kenshin.vn sẽ trình bày kỹ hơn về những xét nghiệm trong đánh giá chức năng thận. Hãy cùng theo dõi xem bác sĩ thường giúp bạn kiểm tra chức năng thận bằng cách nào nhé!

Các xét nghiệm kiểm tra chức năng thận

Xét nghiệm máu

1. Độ lọc cầu thận (GFR)

Xét nghiệm này thường được dùng để xác định sớm suy thận mạn, là một phương pháp đo lưu lượng máu lọc qua cầu thận trong một đơn vị thời gian. Nó có thể được tính toán từ mức độ creatinine huyết thanh kết hợp với tuổi, cân nặng, giới tính và kích thước cơ thể của bạn. GFR bình thường có thể thay đổi tùy theo tuổi tác (khi bạn già đi nó có thể giảm). Giá trị bình thường đối với GFR là 90 hoặc cao hơn. GFR dưới 60 là dấu hiệu cho thấy thận đang bị giảm chức năng. GFR dưới 15 cho thấy rằng thận của bạn đã bước đến suy thận giai đoạn cuối và cần phải điều trị bằng các biện pháp thay thế thận, chẳng hạn như lọc máu hoặc ghép thận.

2. Creatinine huyết thanh

Creatinine là một chất thải do các cơ bắp tiết ra, là chất nội chuyển hóa định được tổng hợp với tốc độ ổn định trong cơ thể, không được tái hấp thu mà chỉ một lượng nhỏ được bài tiết ra nước tiểu. Nồng độ creatinin trong máu có thể khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, chủng tộc và kích thước cơ thể. Thông thường, nếu nồng độ creatinin lớn hơn 1,2 đối với phụ nữ và lớn hơn 1,4 đối với nam giới có thể là một dấu hiệu ám chỉ thận đang bị giảm chức năng. Nếu bệnh thận của bạn ngày càng nặng, thì nồng độ creatinin trong ngày càng tăng.

Kiểm tra chức năng thận bằng xét nghiệm nào?

3. Cystatin C

Cystatin C là một protein trọng lượng phân tử nhỏ được tạo ra bởi tế bào có nhân, được lọc ở thân. Nồng độ chất này không bị ảnh hưởng bởi giới tính, chủng tộc, tuổi và khối lượng cơ. Xét nghiệm này có giá trị tương đương xét nghiệm creatinin huyết tương và độ thanh thải của creatinin. Tăng Cystatin C thường xuất hiện sớm trước khi giảm mức lọc cầu thận hoặc tăng creatinin.

4. Xét nghiệm ure máu (BUN)

Ure máu được tạo ra từ sự phân hủy của protein trong thực phẩm mà bạn ăn. Ure được lọc qua cầu thận và khoảng 40% được tái hấp thu ở ống thận. Do đó trị số này hay phụ thuộc vào chế độ ăn (ăn nhiều protein thì xét nghiệm ure sẽ tăng) vì vậy nó ít được sử dụng để đánh giá chức năng thận. Nồng độ ure máu (BUN) bình thường là từ 7 đến 20. Khi chức năng thận của bạn giảm, nồng độ BUN sẽ tăng.

Kiểm tra chức năng thận bằng xét nghiệm nước tiểu

Kiểm tra chức năng thận bằng xét nghiệm nào?

Một số xét nghiệm nước tiểu chỉ yêu cầu vài mililit nước tiểu của bạn. Tuy nhiên, một số xét nghiệm cần thu thập tất cả các nước tiểu thải ra trong 24 giờ. Xét nghiệm nước tiểu 24 giờ giúp bác sĩ biết được thận của bạn sản xuất ra bao nhiêu nước tiểu trong một ngày. Xét nghiệm này cũng có thể đo chính xác lượng protein có trong nước tiểu của bạn trong vòng 24 giờ.

1. Điện di nước tiểu

Lượng protein bài tiết qua thận khoảng 50 -150mg/24h. Protein nước tiểu xuất hiện khi thận bị tổn thương hay tăng immunoglobulin huyết thanh. Kiểm tra đánh giá chức năng thận bằng xét nghiệm này giúp phân biệt được viêm cầu thận cấp hay protein niệu do tổn thương ống thận và giúp xác định, phân loại các protein nước tiểu.

2. Tổng phân tích nước tiểu

Bác sĩ có thể là quan sát một mẫu nước tiểu bằng kính hiển vi hoặc sử dụng que thử. Que thử là một mẫu giấy đã được tẩm lên đó các chất hóa học, chúng được nhúng vào một mẫu nước tiểu của bạn. Các dải chất hóa học sẽ thay đổi màu sắc khi có sự hiện diện của những bất thường trong nước tiểu ví dụ như số lượng protein quá nhiều, có máu, mủ, vi khuẩn và đường dư thừa trong nước tiểu. Xét nghiệm để kiểm tra chức năng thận này có thể giúp bác sĩ phát hiện một loạt các rối loạn về thận và đường tiết niệu bao gồm các vấn đề như bệnh thận mạn tính, tiểu đường, nhiễm trùng bàng quang và sỏi thận.

3. Tìm protein trong nước tiểu

Xét nghiệm này có thể làm chung với xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu hoặc có thể có một que thử riêng để thực hiện xét nghiệm kiểm tra chức năng thận. Tình trạng lượng protein dư thừa trong nước tiểu được gọi là protein niệu. Khi có quá nhiều lượng protein trong nước tiểu của bạn, que thử sẽ hiển thị dương tính (1+ hoặc lớn hơn). Xét nghiệm này nên được xác nhận lại bằng một xét nghiệm có sử dụng que thử chuyên biệt hơn (que thử albumin đặc trưng) hoặc tìm lượng protein cụ thể trong nước tiểu bằng phương pháp lấy tỷ lệ albumin và creatinine.

4. Xét nghiệm hệ số thanh thải của Creatinine

Xét nghiệm thanh thải creatinin so sánh creatinine trong mẫu nước tiểu với độ creatinin trong máu của bạn. Xét nghiệm này dùng để tính ra thể tích máu được lọc sạch creatinin trong một đơn vị thời gian.

5. Xét nghiệm Microalbumin

Đây là một xét nghiệm bằng que thử rất nhạy cảm, nó có thể phát hiện một lượng cực kỳ nhỏ protein gọi là albumin trong nước tiểu. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh thận, chẳng hạn như những người có bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao, nên làm xét nghiệm này nếu xét nghiệm que thử ban đầu của họ cho protein niệu là âm. Nếu phát hiện sớm có Microalbumin trong nước tiểu và can thiệp kịp thời (kiểm soát đường huyêt và huyết áp) thì có thể làm chậm quá trình dẫn đên suy thận.

Tìm hiểu thêm: Giải mã hiện tượng rạn da ở nam giới và cách ngăn ngừa

Kiểm tra chức năng thận bằng xét nghiệm nào?

6. β2 – microglobulin ( β – M)

Xét nghiệm định lương  β – M huyết thanh giúp đánh giá chức năng ống thận ở bệnh nhân ghép thận, tăng β – M chứng tỏ có sự thải ghép. Do vậy chỉ số này được coi là dấu ấn có giá trị để đánh giá sự thải ghép, xét nghiệm này không phụ thuộc vào chế độ ăn và khối lượng cơ vì vậy có giá trị hơn xét nghiệm creatinin.

7. Myoglobin

Myoglobin là protein có trọng lượng phân tử nhỏ, việc chẩn đoán và điều trị sớm sự tăng myoglobin huyết thanh có thể giúp phòng và giảm mức độ trầm trọng của suy thận. Độ thanh thải của myoglobin là một dấu ấn có giá trị giúp chẩn đoán sớm suy thận do nguyên nhân myoglobin. Myoglobin nước tiểu và huyết thanh được định lượng nhanh nhờ kỹ thuật miễn dịch. Myoglobin nước tiểu có thể được xác định bằng que thử sau khi lợi bỏ hemoglobin, tuy nhiên độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm này không cao. 

Các xét nghiệm hình ảnh thường gặp trong kiểm tra chức năng thận

Kiểm tra chức năng thận bằng xét nghiệm nào?

>>>>>Xem thêm: Xơ nang ở trẻ nhỏ: Căn bệnh di truyền nguy hiểm mà cha mẹ cần lưu ý

1. Chụp CT có cản quang

Kỹ thuật chụp ảnh này sử dụng chất cản quang để tạo ra hình ảnh thận. Nó cũng có thể được sử dụng để tìm ra những bất thường về cấu trúc và sự hiện diện của các vật gây nghẽn dòng nước tiểu, chẳng hạn như sỏi hoặc khối u.

2. Siêu âm

Xét nghiệm này sử dụng sóng âm thanh để có được hình ảnh của thận. Nó có thể được sử dụng để tìm ra những bất thường về kích thước hay vị trí của thận. Xét nghiệm này còn phát hiện được các vật gây tắc nghẽn dòng nước tiểu của bạn.

Khi nào cần sinh thiết thận trong quá trình kiểm tra chức năng thận?

Sinh thiết có thể được thực hiện với một trong các lý do sau đây:

  • Xác định chính xác quá trình phát triển của bệnh thận và xác định xem nó có đáp ứng được với các phương pháp điều trị hay không
  • Đánh giá mức độ tổn hại đã xảy ra ở thận
  • Tìm nguyên nhân tại sao thận ghép vào không hoạt động tốt.

Sinh thiết thận được thực hiện bằng cách sử dụng một cây kim mỏng với một cạnh sắc bén cắt những miếng nhỏ của mô thận để kiểm tra dưới kính hiển vi.

Khi nào cần kiểm tra chức năng thận?

Bác sĩ khuyên những người có nguy cơ bị bệnh thận cao như bệnh nhân tiểu đường, huyết áp cao nên kiểm tra chức năng thận thường xuyên, nhằm phát hiện sớm vấn đề bất thường tại thận và điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, bạn cần đi khám ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh thận bao gồm:

  • Đi tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường
  • Tiểu đêm thường xuyên
  • Màu sắc, mùi nước tiểu bất thường
  • Tiểu buốt, tiểu rắt.

Thận là một bộ phận rất quan trọng của cơ thể. Bạn nên đến gặp bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm phù hợp nhằm kiểm tra chức năng thận và phát hiện các dấu hiệu bất thường của thận nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *