Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì có sao không? Cách khắc phục là gì?

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì có sao không? Cách khắc phục là gì?

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì có sao không? Cách khắc phục là gì?

Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý bình thường và có tính chất định kỳ hằng tháng. Vậy kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì có sao không? Lí do là vì hoạt động của buồng trứng chưa ổn định. Tuy nhiên, bạn vẫn nên chú ý theo dõi kinh nguyệt của trẻ để đề phòng những triệu chứng bất thường.

Bạn đang đọc: Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì có sao không? Cách khắc phục là gì?

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì là tình trạng rất thường gặp ở trẻ. Rất nhiều người quan niệm rằng kinh nguyệt sẽ xuất hiện vào một ngày cụ thể mỗi tháng nhưng thực tế, điều này không phải đúng với tất cả mọi người. Con gái bạn đã bị chậm kinh ở tuổi dậy thì thì phải làm gì? Hãy cùng Kenshin.vn theo dõi những chia sẻ sau nhé!

Kinh nguyệt thường xuất hiện vào độ tuổi nào?

Tuổi bắt đầu có kinh nguyệt là khi nào? Phần lớn các cô bé sẽ có kinh lần đầu trong độ tuổi từ 10 đến 15. Tuy nhiên, cũng có trẻ có sớm hoặc muộn hơn, điều này phụ thuộc vào sự phát triển của cơ thể. Một số trẻ sẽ dậy thì nhanh hơn những người khác trong khi một số bé khác phải mất nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, nếu sau 16 tuổi mà trẻ vẫn chưa có kinh, bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để chắc chắn rằng cơ thể con đang phát triển bình thường.

Chu kỳ kinh nguyệt được tính như thế nào?

Phần lớn các bác sĩ đều nói rằng kinh nguyệt có chu kỳ khoảng 28 ngày. Tuy nhiên, bạn cần nhớ 28 chỉ là số trung bình và không có nghĩa là nếu con bạn không có chu kỳ 28 ngày thì đó là vấn đề bất ổn.

Để biết chu kỳ của trẻ, bạn hãy yêu cầu trẻ đếm số ngày kể từ ngày đầu tiên trẻ có kinh cho đến ngày đầu tiên trẻ có kinh vào tháng sau. Số ngày mà trẻ đếm được chính là chu kỳ kỳ kinh của trẻ.

Bạn có thể xem thêm

Nguyên nhân mất ngủ ở tuổi dậy thì là gì? Mẹo giúp trẻ cải thiện giấc ngủ

Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là gì?

Khi đến tuổi dậy thì, các bé gái hay gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Với việc chưa có kinh nghiệm, hầu hết các bạn đều tỏ ra lúng túng và lo sợ trước tình trạng này.

Thông thường, kinh nguyệt sẽ xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng thời gian từ 10 đến 15 tuổi. Tùy vào sự phát triển khác nhau, thời gian này sẽ có sự xê dịch chút ít. Tuy nhiên đến thời điểm sau 17 tuổi kinh nguyệt vẫn chưa xuất hiện, đây có thể là dấu hiệu bệnh lý nào đó hoặc rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì.

Ở tuổi dậy thì, buồng trứng của các bạn gái chưa phát triển đầy đủ. Tình trạng kinh nguyệt không đều đặn xuất phát từ việc cơ thể có nhiều sự biến đổi liên tục. Ngoài ra còn một số yếu tố tác động đến như: sự thay đổi nội tiết tố, chế độ ăn uống không hợp lý, thức khuya, căng thẳng vì công việc học tập,…

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì có sao không?

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì có sao không? Cách khắc phục là gì?

1. Bị trễ kinh 1 tháng tuổi dậy thì có sao không?

Không có kinh nguyệt 1 tháng ở tuổi dậy thì có sao không? Trong 2 năm đầu khi trẻ mới bắt đầu có kinh, chu kỳ của trẻ sẽ có nhiều bất thường. Tuy nhiên, thực tế, kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì là một điều bình thường. Tuổi dậy thì là giai đoạn mà kinh nguyệt của trẻ thường xuyên bị rối loạn, điều đó có nghĩa là chu kỳ kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì sẽ có thể xảy ra. Trung bình, lần có kinh thứ hai của trẻ sẽ đến trong vòng 35 đến 40 ngày kể từ ngày đầu tiên mà trẻ có kinh lần đầu.

2. Trẻ bị trễ kinh 2 tháng ở tuổi dậy thì có sao không?

Không có kinh nguyệt 1 tháng hay trễ kinh 2 tháng ở tuổi dậy thì có sao không? Trong một số trường hợp, có thể phải mất đến một hoặc hai tháng thì trẻ mới có kinh lần thứ 2 sau lần kinh đầu.

Mặt khác, khoảng thời gian có kinh ở mỗi tháng cũng sẽ khác nhau. Đôi khi, trẻ chỉ có kinh khoảng 2 – 3 ngày trong một tháng, trong khi những tháng khác trẻ có kinh đến 5 – 7 ngày. Tất cả những điều này là bình thường vì cơ thể của trẻ vẫn còn đang phát triển và có rất nhiều thay đổi đang diễn ra bên trong. Trong giai đoạn dậy thì, trẻ sẽ trải qua nhiều thay đổi trong cơ thể, điều này cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt theo những cách khác nhau.

3. Trễ kinh 3 tháng ở tuổi dậy thì có sao không?

Tuổi dậy thì chậm kinh 3 tháng có sao không? Bạn nên theo dõi chặt chẽ thêm một thời gian để xem xét tình hình kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì của trẻ có khả quan hơn không. Nếu sau đó bạn vẫn thấy trẻ bị chậm kinh 3 tháng ở tuổi dậy thì, hãy đưa trẻ đi gặp bác sĩ.

Bạn có thể xem thêm

Lần đầu tiên có kinh nguyệt – Những điều bạn cần lưu ý là gì?

Nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì

1. Sự thay đổi của nội tiết tố

Tại sao bị trễ kinh ở tuổi dậy thì? Vì cơ thể trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển, do đó sẽ có rất nhiều sự thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể. Sự thay đổi của nội tiết tố ảnh hưởng đến sự đều đặn và lưu lượng máu. Lượng máu chảy mỗi tháng có thể nhiều hoặc ít tùy thuộc vào số lượng hormone đang được sản xuất trong cơ thể.

2. Có thể là do trẻ đã mang thai

Mặc dù có thể là do sự thay đổi về nội tiết tố nhưng cũng có khả năng tuổi dậy thì kinh nguyệt không đều là do trẻ đã mang thai. Dù trẻ có sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục thì hiệu quả của nó chỉ khoảng 99% và luôn có nguy cơ mang thai ngẫu nhiên.

Ngoài ra, nếu trẻ uống thuốc tránh thai thì nó cũng chỉ có tác dụng khi uống một cách thường xuyên. Nếu bạn nghi ngờ kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì do trẻ đã mang thai, hãy hỏi trẻ xem trong thời gian gần đây trẻ có quan hệ tình dục hay không. Nếu có, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay.

Bạn có thể xem thêm

Những điều cần biết về rong kinh tuổi dậy thì

3. Tập thể dục quá sức

Tập thể dục quá sức có thể tác động tiêu cực đến chu kỳ kinh nguyệt của trẻ vị thành niên. Nếu trẻ thường xuyên tham gia vào các hoạt động thể thao, nhiều khả năng trẻ sẽ không có kinh trong nhiều tháng. Chu kỳ kinh sẽ thay đổi tùy thuộc vào cường độ tập và bài tập mà trẻ đang thực hiện.

Tập thể dục quá sức cũng có thể khiến cho khoảng thời gian hành kinh giảm xuống, tháng trước trẻ có thể có kinh 5 ngày nhưng những tháng này trẻ chỉ chảy máu nhẹ khoảng 2 – 3 ngày. Trong một số trường hợp, chu kỳ kinh nguyệt của trẻ có thể ngừng hoàn toàn. Đừng hoảng hốt, nếu trẻ giảm cường độ tập hoặc ngưng tập thì sẽ sớm cải thiện tình trạng tuổi dậy thì bị chậm kinh.

4. Căng thẳng – nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì

Trẻ có thể đang gặp phải căng thẳng về việc học ở trường hoặc bất kỳ vấn đề này khác. Quá căng thẳng về mọi thứ có thể khiến kinh nguyệt của trẻ không đều.

5. Rối loạn ăn uống

Nhiều cô bé tuổi teen trải qua các rối loạn ăn uống như biếng ăn, ăn ói… Nếu trẻ đang bị rối loạn ăn uống, có thể nó đã ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của trẻ gây kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì. Nếu bạn thấy trẻ đang có sự thay đổi về thói quen ăn uống, hãy cẩn thận vì điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng các chức năng cơ thể và gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Bạn có thể xem thêm

5 dấu hiệu kinh nguyệt bất thường ở tuổi dậy thì bạn cần biết

Khắc phục tình trạng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì

Tìm hiểu thêm: Bạn có biết cách chữa viêm gan B?

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì có sao không? Cách khắc phục là gì?

>>>>>Xem thêm: Tật không nhãn cầu và mắt nhỏ

Để khắc phục hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, trẻ nên làm một số điều sau đây:

  • Tham gia các hoạt động tập thể giúp trẻ thư giãn, tinh thần thoải mái. Rèn luyện thể chất sẽ giúp tăng cường lưu thông máu, nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng. Từ đó, giúp cân bằng nội tiết tố cho cơ thể.
  • Ngủ nghỉ điều độ: Làm việc lao lực, căng thẳng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chu kỳ kinh nguyệt. Các bậc cha mẹ nên khuyến khích trẻ tăng cường nghỉ ngơi, thư giãn bằng các hoạt động giải trí nhẹ nhàng. 
  • Tránh thức khuya gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, khiến kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì. Điều này sẽ tác động xấu tới chu kỳ trứng rụng trứng, làm cho cơ thể thiếu sức sống. Ở độ tuổi dậy thì, tốt nhất là các bạn gái nên ngủ đủ 7 tiếng mỗi ngày. Để đảm bảo trạng thái cân bằng tốt nhất cho cơ thể, ngủ sớm và ngủ sâu giấc là điều kiện cần thiết để đảm bảo chu kỳ kinh nguyệt diễn ra đều đặn.
  • Bổ sung vào bữa ăn của trẻ các loại thực phẩm giàu vitamin B như: cá, thịt bò, trứng, sữa, phô mai…. Đồng thời, cho trẻ ăn nhiều các loại rau và hoa quả, đặc biệt là các loại rau quả có màu đỏ đậm như: cà rốt, cà chua… Giảm thiểu các loại đồ ăn nhiều chất béo, đồ chiên rán, đồ nóng và các loại đồ uống có cồn hay chất kích thích.
  • Bổ sung sắt: Các bậc phụ huynh nên cho trẻ bổ sung viên thuốc sắt trước và sau thời kỳ kinh nguyệt để phòng bệnh đau bụng kinh, hoặc các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra với trẻ. Bên cạnh việc bổ sung sắt, bạn nên cho trẻ sử dụng theo dạng chế phẩm có chứa sắt, dầu mè đen, vitamin B12 và vitamin E kết hợp với axit folic để khắc phục vấn đề kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì.

Ngoài ra, trong một số trường hợp khác, hãy tìm đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời. Nếu hiện tượng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì kéo dài, gây ra những ảnh hưởng xấu tới cuộc sống và sức khỏe. Tốt nhất bạn nên tìm đến các bệnh viện đa khoa để được khám xét và thực hiện cách trị chậm kinh nguyệt. 

Bạn có thể xem thêm

Các giai đoạn dậy thì: Sự thay đổi cơ thể của bé khi đến tuổi dậy thì

Kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì: Khi nào nên đưa trẻ đi khám?

Là một người mẹ, việc bạn cảm thấy lo lắng khi con mình có những dấu hiệu bất thường về kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, thay vì lo lắng quá nhiều, bạn nên đưa trẻ đi khám để xem có vấn đề gì bất thường hay không:

  • Nếu trẻ không có kinh hơn 3 tháng, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ. Trong một số trường hợp tắc kinh nguyệt ở tuổi dậy thì, đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang mắc phải một căn bệnh nào đó liên quan đến cơ quan sinh sản.
  • Nếu trẻ vẫn có kinh trong thời gian 3 tháng, vậy bạn không cần phải quá lo lắng. Nhưng nếu chưa yên tâm, bạn có thể đến gặp bác sĩ để hỏi thêm.

Là cha mẹ, bạn nên có trách nhiệm giúp trẻ hiểu được những sự thay đổi của cơ thể mà trẻ phải trải qua. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý theo dõi chu kỳ kinh của trẻ khi trẻ có tình trạng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì để có thể kịp thời phát hiện ra những bất thường.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *