Bạn đang trải qua một vài kỳ kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài và tình trạng này khiến lo lắng? Bạn băn khoăn không biết sự thất thường này do đâu và bạn cần phải làm gì? Hãy để Kenshin.vn đồng hành cùng bạn giải quyết những băn khoăn này trong bài viết dưới đây nha!
Bạn đang đọc: Kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài có sao không, có nguy hiểm không?
Chu kỳ kinh nguyệt là một trong những điểm chỉ quan trọng cho sức khỏe sinh dục và sinh sản của chị em phụ nữ. Việc theo dõi kinh nguyệt hằng tháng sẽ giúp bạn phát hiện kịp thời những kỳ kinh không diễn ra đúng quỹ đạo. Đó có thể là những ngày đèn đỏ kéo dài đầy mệt mỏi nhưng chỉ là những vết kinh nguyệt mờ nhạt. Đâu là nguyên do cho sự thất thường này của kỳ kinh nguyệt hằng tháng? Bạn cần phải làm gì để khắc phục tình trạng này!
Nội Dung
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài là gì?
Trước hết, để bạn có thể hiểu rõ về tình trạng kinh nguyệt kéo dài là gì thì bạn cần biết một chu kỳ kinh nguyệt như thế nào là bình thường.
Kinh nguyệt bình thường
Trên thực tế, mặc dù chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ được đánh giá dựa trên các tiêu chí như: Thời gian hành kinh từ 3 – 8 ngày, lượng máu kinh nguyệt khoảng 20 – 70ml, các triệu chứng đau bụng, tức ngực, đau lưng diễn ra bình thường và không có gì nguy hiểm.
Kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài
Kinh nguyệt kéo dài hay còn gọi là rong kinh là tình trạng kinh nguyệt kéo dài liên tục trên 7 ngà và có sự lặp đi lặp lại theo mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Lượng máu có thể ra ít, trung bình hoặc nhiều; nhưng nếu tình trạng này vẫn tiếp tục kéo dài lên đến 14 – 15 ngày thì khả năng cao được xem là rong huyết.
Điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, chủ yếu liên quan đến nồng độ hormone nội tiết tố ở phụ nữ. Bên cạnh đó, đây cũng là tín hiệu để chị em chú ý và lắng nghe cơ thể của mình nhiều hơn. Vì nếu ngó lơ có thể gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lý và khả năng sinh sản.
Kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài là do đâu?
Kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài có thể là biểu hiện của một số bệnh lý, sự thay đổi hormone trong cơ thể do lối sống sinh hoạt hằng ngày bị xáo trộn hoặc các vấn đề sức khỏe như:
1. Bệnh tuyến giáp
Tuyến giáp hoạt động quá mức trong bệnh cường giáp làm cho cơ thể sản sinh nhiều hormone tuyến giáp hơn và ảnh hưởng đến tim, huyết áp… và thậm chí là chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, khi bạn có những kỳ kinh nguyệt ra ít và kéo dài kèm theo mệt mỏi, lo lắng…thì nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán càng sớm càng tốt.
Bạn có thể quan tâm:
2. Tiền mãn kinh
Kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài và rải rác là dấu hiệu phổ biến ở tuổi tiền mãn kinh do sự mất cân bằng nội tiết đã bắt đầu diễn ra. Nếu bạn đã bước sang tuổi 45 và bắt đầu xuất hiện những kỳ kinh không diễn ra như trước hay mất kinh, đừng quá lo lắng nhưng luôn theo dõi để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường khác mà không phải do mãn kinh.
3. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
PCOS là hội chứng gây mất cân bằng hormon ở phụ nữ. Chính sự mất cân bằng hormone này đã khiến cho trứng không thể trưởng thành và rụng trứng. Từ đó, ở những phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang thì dấu hiệu nhận biết đầu tiên là kinh nguyệt không đều với những kỳ kinh quá dài hay quá ngắn, kinh nguyệt ra ít hay rất nhiều.
Ngoài ra, bạn có thể nhận ra PCOS với những triệu chứng kèm theo như:
- Nổi mụn
- Tăng cân, béo phì
- Nhiều lông trên mặt và cơ thể.
4. Tác dụng phụ từ các biện pháp tránh thai
Các phương pháp tránh thai chứa hormone như thuốc uống, miếng dán hay vòng tránh thai đều có thể khiến kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài hay thậm chí là mất kinh.
Các biện pháp tránh thai này dựa trên cơ sở ngăn không cho trứng rụng, điều này làm cho trứng không có cơ hội gặp được tinh trùng và thụ tinh. Khi trứng không được giải phóng thì các niêm mạc tử cung cũng sẽ không dày lên và bong tróc, dẫn đến mất kinh hay kinh nguyệt ra ít.
Bạn có thể quan tâm:
5. Mang thai
Máu báo thai rất dễ bị nhầm lẫn với một kỳ kinh nguyệt ít. Nếu bạn thấy kinh nguyệt ra ít như những đốm máu nhỏ trên quần lót nhưng không kéo dài, chỉ trong vòng 1-2 ngày và đặc biệt là xuất hiện sau khi bạn nhận ra mình bị trễ kinh.
Điều này rất có thể là trứng đã thụ tinh và bám vào niêm mạc tử cung gây bong tróc niêm mạc, dẫn đến xuất huyết nhẹ, khiến bạn lầm tưởng là một kỳ kinh nguyệt ra ít. Đây được xem là một trong những dấu hiệu mang thai sớm nhất nhưng lại rất dễ nhầm lẫn.
6. Các vấn đề sức khỏe khác
Các vấn đề sức khỏe khác có thể ảnh hưởng gián tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ có thể kể đến như: Stress, căng thẳng, lo âu, tăng hoặc giảm cân nặng đột ngột, tập thể dục cường độ cao… Tất cả những tình trạng này có thể làm thay đổi hormone nội tiết tố estrogen, nên sẽ kéo theo tình trạng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.
Làm gì khi thấy kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài?
- Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt: Bạn có thể sử dụng các phần mềm hay sổ tay theo dõi chu kỳ hàng tháng.
- Ghi nhận những kỳ kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài: lượng máu, thời gian và màu sắc của kỳ kinh nguyệt bất thường diễn ra thường xuyên sẽ là “manh mối” tốt nhất bạn có thể cung cấp thông tin tốt nhất cho các bác sĩ phụ khoa.
- Trả lời cho các câu hỏi trước khi đến gặp bác sĩ phụ khoa: Lần đầu tiên kinh nguyệt của bạn ra ít nhưng kéo dài là khi nào? Điều này có diễn ra thường xuyên không? Bạn có đang mang thai hay sử dụng biện pháp tránh thai nào không? Bạn có các triệu chứng nào khác nhưng chuột rút, đau bụng? Bạn đang dùng thuốc gì?
- Thăm khám phụ khoa để biết được điều gì chính xác đang xảy ra với cơ thể bạn.
Lưu ý
Hiếm khi, kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm. Nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến khó thụ thai hay vô sinh ở phụ nữ. Do đó, thói quen quan sát và theo dõi kỳ kinh nguyệt hằng tháng là rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ.
Tìm hiểu thêm: Các phương pháp điều trị co thắt tâm vị
>>>>>Xem thêm: Ra máu giữa kỳ kinh có phải là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm?
Câu hỏi thường gặp
Kinh nguyệt kéo dài cơ năng và thực thế là gì?
Kinh nguyệt kéo dài cơ năng (rong kinh cơ năng) là kết quả do quá trình điều hòa và cân bằng hormone nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ bị rối loạn. Bên cạnh đó, ở một độ tuổi khác nhau nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn nội tiết tố cũng sẽ ở mức độ khác nhau.
Kinh nguyệt kéo thực thể (rong kinh thực thể) là biểu hiện khi có những tổn thương, bệnh lý tại tử cung hoặc buồng trứng như: U xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, polyp nội mạc tử cung, tăng sinh niêm mạc tử cung, ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, hội chứng buồng trứng đa nang, ung thư nguyên bào nuôi…
Kết luận
Hy vọng những thông tin được cung cấp trong bài viết này, Kenshin.vn đã giúp chị em phụ nữ giải đáp được thắc mắc cũng như là hiểu rõ hơn về tình trạng kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài là gì.