Kỹ thuật tiêm mông là gì? Quy trình và lưu ý khi tiêm

Kỹ thuật tiêm mông là gì? Quy trình và lưu ý khi tiêm

Kỹ thuật tiêm mông là gì? Quy trình và lưu ý khi tiêm

Có nhiều vị trí tiêm bắp trên cơ thể như đùi, hông, mông, bắp tay,… Trong đó, tiêm vào mông là một trong những phương pháp được bác sĩ sử dụng nhiều nhất để đưa thuốc vào bên trong cơ thể. Cùng Kenshin.vn tìm hiểu cụ thể hơn về kỹ thuật tiêm mông trong bài viết ngay sau đây nhé!

Bạn đang đọc: Kỹ thuật tiêm mông là gì? Quy trình và lưu ý khi tiêm

Tìm hiểu chung

Kỹ thuật tiêm mông là gì?

Kỹ thuật tiêm mông là phương pháp tiêm thuốc vào cơ bắp khá phổ biến. Thông thường, vị trí tiêm bắp mông là vào góc phần tư phía trên bên ngoài của mông. Thuốc sẽ dễ dàng hấp thụ vào các mạch máu xung quanh và đi vào cơ thể.

Một số loại thuốc cần được đưa vào cơ bắp ở mông để phát huy tác dụng. Tuy nhiên, nhân viên y tế cần thực hiện đúng kỹ thuật tiêm mông vì lượng mỡ dưới da mông khá nhiều, đôi khi mũi tiêm chỉ đến mô mỡ chứ chưa tới cơ. Thuốc được tiêm bắp mông sẽ hấp thu nhanh hơn, nhiều hơn so với khi tiêm dưới da do mô cơ có nguồn mạch máu nhiều hơn, chứa được khối lượng thuốc nhiều hơn mô dưới da.

Các vị trí tiêm mông

Cách xác định vị trí tiêm mông an toàn như sau:

Bụng mông

Vị trí bụng mông là vị trí được ưu tiên để tiêm vào mông vì có ít tĩnh mạch và dây thần kinh hơn so với vị trí lưng mông. Để xác định vị trí tiêm bắp ở bụng mông, hãy để lộ một bên mông và sử dụng một trong các phương pháp sau:

  • Phương pháp V. Người tiêm đặt bàn tay đối diện lên mông của người được tiêm. Nếu tiêm vào mông bên phải, hãy sử dụng tay trái và ngược lại. Ngón tay cái hướng về phía háng của người được tiêm, đồng thời chụm 4 ngón còn lại hướng về phía đầu của người bệnh. Tiếp theo, xòe ngón trỏ để tạo thành hình chữ V. Mũi tiêm sẽ đi vào phần đáy của chữ V nơi các ngón tay gặp nhau. Phương pháp V dễ thực hiện nhưng lại không phù hợp cho những bệnh nhân béo phì, có chỉ số BMI trên 30.
  • Phương pháp G. Hãy tưởng tượng từ các đầu xương chính của đùi và mông sẽ có các đường để tạo thành một hình tam giác. Mũi tiêm sẽ là trọng tâm của tam giác này (trọng tâm là giao điểm của 3 đường kẻ vuông góc từ ba đỉnh của tam giác đến cạnh đối diện). Phương pháp này có thể được sử dụng để xác định vị trí tiêm mông cho bất kỳ ai.

Kỹ thuật tiêm mông là gì? Quy trình và lưu ý khi tiêm

Lưng mông

Vị trí lưng mông thường ít sử dụng hơn vì gần với dây thần kinh tọa, các mạch máu lớn và xương. Để xác định vị trí lưng mông, hãy để lộ một bên mông và tưởng tượng một mỗi bên mông sẽ nằm trong hình vuông giới hạn bởi 4 đường: 1 đường bên trên nối hai mào chậu, đường bờ ngoài của mông, đường bờ trong là đường rãnh chia hai quả mông và đường dưới là đường đi qua nếp gấp mông dưới cùng. Bạn chia hình vuông này thành 4 phần. Mũi tiêm sẽ đi vào ô vuông phía trên bên ngoài, bên dưới xương.

Thận trọng

Những điều cần biết trước khi tiêm mông

Không tiêm mông cho đối tượng là trẻ em dưới 3 tuổi vì mông trẻ chưa có đủ cơ bắp.

Xác định vị trí tiêm một cách cẩn thận là rất quan trọng. Thuốc cần phải đi vào cơ bắp mông để được hấp thụ nhanh nhất, cũng như không làm tổn thương dây thần kinh hoặc mạch máu ở mông. Trong trường hợp phải tự tiêm ở nhà, bạn hãy hỏi kĩ bác sĩ để được hướng dẫn tìm nơi đặt kim như thế nào là đảm bảo chính xác và an toàn.

Bên cạnh đó, nếu bạn phải tiêm nhiều hơn một mũi vào mông, không nên tiêm vào cùng một chỗ. Bạn nên thay đổi vị trí trong mỗi lần tiêm để giúp ngừa sẹo và hạn chế những biến đổi trên da.

Các biến chứng và tác dụng phụ từ tiêm mông

Nếu bạn tiêm mông đúng vị trí thì phần lớn mũi tiêm đều hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, cũng như các phương pháp tiêm bắp khác, tiêm bắp mông vẫn có rủi ro gây nhiễm trùng, chảy máu, tê. Bên cạnh đó, hầu hết trường hợp tiêm mông sẽ bị đau nhức và khó chịu tạm thời.

Quy trình

Chuẩn bị gì trước khi tiêm mông?

Trước khi tiêm, bạn nên chuẩn bị các vật dụng sau đây:

  • Cồn
  • Miếng gạc vô trùng
  • Một kim và ống tiêm mới có kích thước phù hợp
  • Găng tay dùng một lần.

Quy trình tiêm

Tìm hiểu thêm: Hỏi đáp Bác sĩ: Bị ra máu sau khi đốt lộ tuyến cổ tử cung có nguy hiểm không?

Kỹ thuật tiêm mông là gì? Quy trình và lưu ý khi tiêm

>>>>>Xem thêm: Bạn đã biết cách điều trị chứng tự kỷ ở trẻ em?

Thực hiện cách tiêm mông như sau:

  • Kiểm tra thuốc trong ống tiêm
  • Rửa tay bằng xà phòng và lau khô, đeo găng tay nếu cần thiết
  • Dùng khăn lau tẩm cồn để lau sạch vùng mông định tiêm
  • Một tay cầm ống tiêm và kéo nắp ống tiêm ra bằng tay kia
  • Đặt ống tiêm giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ
  • Dùng tay còn lại ấn nhẹ và kéo vùng da mông sao cho hơi căng
  • Đâm kim nhanh, mạnh, thẳng vào cơ theo hướng từ trên xuống với một góc 90 độ
  • Đẩy pít-tông trong ống tiêm xuống để tiêm thuốc từ từ vào, không đẩy thuốc vào nhanh
  • Rút kim ra nhanh theo cùng một góc 90 độ 
  • Đặt miếng gạc vô trùng lên vùng mông đã tiêm
  • Đậy nắp kim tiêm lại và bỏ cả ống và kim tiêm đi (đựng trong hộp cứng hoặc chai nhựa có nắp vặn).

Điều gì xảy ra sau khi tiêm mông

Sau khi tiêm mông bị đau nhức là phản ứng bình thường của cơ thể và tình trạng này thường sẽ cải thiện theo thời gian. Mức độ đau nhức còn tùy thuộc vào cơ địa và khả năng chịu đau của người được tiêm. Sau khi tiêm mông, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn cách làm giảm đau sau khi tiêm mông an toàn, hiệu quả ngay tại nhà.

Ngoài ra, hãy gọi cho bác sĩ nếu sau tiêm bạn gặp phải những triệu chứng sau đây:

  • Sốt, hắt hơi hoặc ho
  • Xuất hiện khối sưng hoặc vết bầm tím ở mông mà không biến mất
  • Phát ban hoặc ngứa
  • Khó thở
  • Miệng, môi hoặc mặt sưng lên.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *