Dùng lá sung trị tiểu đường là một trong những mẹo chữa bệnh được nhiều người truyền miệng nhau. Tuy nhiên, cách làm này mang đến hiệu quả ra sao đối với người bị tiểu đường, có nghiên cứu chứng minh hay không và mặt hạn chế là gì thì không phải ai cũng biết.
Bạn đang đọc: Lá sung trị tiểu đường được không? Tác dụng của lá sung với bệnh tiểu đường
Hiểu được điều đó, Kenshin.vn muốn chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích xoay quanh tác dụng trị tiểu đường của lá sung, để từ đó quyết định có nên áp dụng bài thuốc này hay không. Mời bạn hãy cùng theo dõi nhé!
1. Thực hư về tác dụng của lá sung trị tiểu đường
Cây sung (tên khoa học là Ficus racemosa) được coi là một loại cây dược liệu. Lá sung, quả sung, vỏ cây và cả nhựa sung đều chứa nhiều chất dinh dưỡng và các thành phần có lợi cho sức khỏe.
Theo tài liệu y học cổ truyền, lá sung là vị thuốc có tính mát và mang vị ngọt hơi chát nhẹ. Lá cây này công dụng bổ huyết, lưu thông khí huyết, giảm đau, lợi tiểu, sát khuẩn, tiêu viêm và tiêu đờm. Bên cạnh đó, lâu nay lá sung vẫn được dân gian sử dụng hiệu quả trong việc chữa bệnh sốt rét, tê thấp, lợi sữa cho phụ nữ sau sinh.
Lá sung trị tiểu đường vẫn chỉ là kinh nghiệm được đúc kết từ dân gian, chưa có đầy đủ các nghiên cứu khoa học để chứng minh. Tính đến nay, mới có một nghiên cứu nhỏ vào năm 1998 trên 8 người dùng chiết xuất lá sung. Kết quả cho thấy hầu hết họ đều có chỉ số đường huyết sau bữa ăn giảm đáng kể và liều dùng insulin cần thiết cũng ít đi.
Ngoài ra, khi lá sung được sử dụng đúng cách có thể mang đến nhiều giá trị khác đối với sức khỏe của người bệnh tiểu đường. Chẳng hạn như:
- Tăng lượng chất xơ giúp cải thiện tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và giảm lượng tinh bột, chất béo xấu nạp vào cơ thể
- Chứa hàm lượng kali dồi dào, góp phần kiểm soát huyết áp cao
- Nhờ khả năng giảm lượng chất béo xấu nạp vào và kiểm soát huyết áp mà lá sung hỗ trợ giảm đáng kể các nguy cơ liên quan đến bệnh tim mạch
Lá sung trị tiểu đường vẫn còn cần nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định tính hiệu quả. Tuy nhiên, đã có nghiên cứu tại Ấn Độ năm 2015 đánh giá về hiệu quả bảo vệ thần kinh của vỏ cây sung trước tác động của bệnh tiểu đường trên chuột. Kết quả cho thấy, vỏ cây sung bảo vệ thần kinh, giảm biến chứng thần kinh tiểu đường theo nhiều con đường bao gồm cải thiện các chỉ số đường huyết, HbA1c, chống viêm, chống oxy hóa. Dù vậy, tác dụng của vỏ sung với bệnh tiểu đường vẫn chưa có sự kiểm chứng trên người.
Tìm hiểu thêm: Lanolin là gì? Khám phá TOP 4 ứng dụng của Lanolin trong làm đẹp
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách massage cho bé cực hay
2. Có nên dùng lá sung trị tiểu đường?
Tóm lại, lá sung trị tiểu đường có thể hữu hiệu, nhưng cần phải kiểm chứng bằng khoa học. Hơn thế nữa, việc dùng lá sung trị tiểu đường là mẹo dân gian, chưa có đủ thông tin về cách dùng, liều lượng và quan trọng nhất là chưa hiểu rõ về độc tính của loại lá cây này với bệnh nhân tiểu đường. Vì vậy, không khuyến cáo người bệnh tiểu đường tự ý điều trị với lá sung mà tốt nhất nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả kiểm soát đường huyết, tránh biến chứng.
Nếu cần thiết, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc áp dụng 1 trong 7 bài thuốc dân gian trị tiểu đường khác đã được đăng tải trên cổng thông tin của Bộ Y tế như:
- Bí đao (bí xanh) 100g: Nấu chín sau đó loại bỏ phần thịt bí, chỉ lấy nước uống mỗi ngày
- Đậu đỏ 40g + đậu xanh 40g + ý dĩ 40g: Sử dụng làm nguyên liệu nấu cháo ăn mỗi ngày
- Bột hoài sơn 60g + ý dĩ 30g: Nấu cháo ăn 2 lần/ ngày
- Bột sắn dây 30g + gạo tẻ 60g: Nấu thành cháo ăn. Mỗi ngày ăn 2 lần
- Cần tây 100g: Giã nát rồi vắt lấy nước uống mỗi ngày
- Lá nha đam 20g: Sắc uống hoặc dùng để ăn sống. Chỉ nên sử dụng mỗi ngày 1 lần
- Cà rốt vừa đủ + gạo tẻ 60g: Nấu cháo để ăn 2 lần mỗi ngày
Như vậy, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của việc dùng lá sung trị tiểu đường. Hi vọng, qua đó có thể góp phần giúp bạn chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Trường hợp mắc bệnh tiểu đường, bạn nên tuân thủ theo các chỉ định và hướng dẫn điều trị của bác sĩ để có kết quả tốt nhất.