Hen suyễn và phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là hai bệnh lý hô hấp có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và cuộc sống của người mắc. Đôi khi, bạn khó phân biệt hen và COPD vì chúng thường biểu hiện bởi các triệu chứng tương đối giống nhau. Tuy nhiên, tiên lượng của hai bệnh này rất khác, vì vậy bạn cần hiểu rõ những điểm khác biệt để có hướng tiếp cận điều trị đúng đắn.
Bạn đang đọc: Làm sao để phân biệt hen suyễn và COPD?
Trước khi tìm hiểu những điểm giúp phân biệt hen và COPD, bạn cần biết 2 bệnh lý này là gì.
Hen suyễn là tình trạng đường dẫn khí trong phổi bị viêm và gây ảnh hưởng đến sự nhạy cảm của các đầu dây thần kinh, khiến chúng dễ bị kích thích bởi các yếu tố bên ngoài như khói, bụi và khí độc.
Trong khi đó, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hay còn gọi là COPD, là tình trạng đặc trưng bởi sự tắc nghẽn mạn tính của luồng khí trong phổi gây cản trở quá trình hô hấp bình thường và không thể hồi phục hoàn toàn.
Nội Dung
Những triệu chứng giống và khác nhau giữa hen suyễn và COPD
Bạn khó phân biệt hen và COPD vì chúng có thể có các triệu chứng giống nhau như:
- Ho
- Khó thở
- Tức ngực
- Suy giảm khả năng thực hiện các hoạt động gắng sức
- Thở khò khè (tiếng rít trong lồng ngực)
- Lo lắng kèm tăng nhịp tim
Tuy nhiên, bản chất của hen suyễn và COPD là khác nhau, vì vậy chúng vẫn có một số triệu chứng khác nhau:
- Khi bị hen suyễn, nhịp thở của bạn có thể trở lại bình thường giữa các cơn. Tuy nhiên, COPD khiến nhịp thở khó có thể trở lại bình thường.
- Các triệu chứng của COPD có xu hướng tiến triển nghiêm trọng. Điều này cũng có thể xảy ra nếu bạn bị hen, nhưng thường rất hiếm.
- COPD gây tiết chất nhầy và đờm nhiều hơn hen suyễn.
- Bệnh COPD thường đi kèm với tình trạng ho mãn tính kéo dài.
- Nền móng tay hoặc môi của các bệnh nhân bị COPD thường có màu xanh hoặc tím tái.
Phân biệt hen và COPD: Đối tượng mắc bệnh
Hen suyễn gặp ở hầu hết mọi lứa tuổi, nhưng thường khởi phát trước 20 tuổi. Những người hút thuốc lá, béo phì, có tiền sử gia đình bị hen hoặc dị ứng thường dễ mắc bệnh hơn người khác.
Ngược lại, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường gặp ở người lớn trên 40 tuổi, đặc biệt từ 50 – 74 tuổi. Những người đã hoặc đang hút thuốc, có tiền sử bị hen suyễn nặng hoặc tiền sử gia đình mắc COPD sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh này. Đặc biệt, những người tiếp xúc lâu với các chất kích ứng có trong không khí như chất thải công nghiệp và khói thuốc cũng có thể mắc COPD.
Phân biệt hen và COPD: Khác biệt trong điều trị
Điều trị hen suyễn
Mặc dù bệnh hen suyễn không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng việc điều trị đúng cách và đúng thời điểm có thể giúp kiểm soát bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Trước tiên, việc bạn cần làm là tìm ra những yếu tố khởi phát cơn hen và tránh xa chúng.
- Các thuốc tác dụng nhanh được dùng để làm giảm triệu chứng của bệnh. Các loại thuốc như corticosteroid dạng hít cần được sử dụng để kiểm soát sự tiến triển của bệnh, đồng thời giúp hạn chế sự xuất hiện của các cơn hen trầm trọng hoặc nguy cơ tử vong.
- Những bệnh nhân gặp triệu chứng dai dẳng phải dùng thuốc hàng ngày để kiểm soát tình trạng viêm tiềm ẩn cũng như ngăn ngừa các đợt hen cấp và triệu chứng của chúng.
Điều trị COPD
Tìm hiểu thêm: Hỏi đáp bác sĩ: Túi ối méo và bị ra máu có phải là dấu hiệu sắp sảy thai?
COPD là một bệnh tiến triển, nghĩa là tình trạng có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bạn cần điều trị bệnh càng sớm càng tốt để giúp kiểm soát và làm chậm tiến triển của bệnh. Một số phương pháp bạn có thể áp dụng như:
- Ngừng tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh như khói thuốc lá, thuốc lào, bụi, khí độc…
- Các thuốc giãn phế quản là lựa chọn hàng đầu trong điều trị COPD. Thuốc dạng hít hoặc khí dung thường được ưu tiên sử dụng vì chúng giúp đưa thuốc trực tiếp đến vị trí cần tác dụng, đồng thời hạn chế tối đa các tác dụng phụ. Để giúp việc điều trị đạt hiệu quả nhất, bạn hãy dùng thuốc đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ, đúng giờ và đúng liều lượng.
- Bạn cũng có thể sử dụng các phương pháp khác như phục hồi chức năng hô hấp, vệ sinh mũi họng thường xuyên, giữ ấm cổ ngực vào mùa lạnh và điều trị sớm các bệnh đồng mắc khác….
Tiên lượng sống cho người mắc bệnh COPD và hen suyễn
>>>>>Xem thêm: 8 cách hết nghẹt mũi khi ngủ ngay lập tức giúp bạn yên giấc ngủ ngon
Hầu hết bệnh nhân bị hen suyễn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình. Tiến triển của bệnh phụ thuộc chủ yếu vào việc bạn có xác định được tác nhân khởi phát cơn hen cũng như khả năng đáp ứng của bạn với các thuốc hen suyễn đang sử dụng.
Trong khi đó, tiên lượng sống của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường xấu hơn. Tình trạng của bệnh có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các giai đoạn cũng như sức khỏe người bệnh. Khi được chẩn đoán mắc COPD, bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình tốt hơn nếu bỏ thuốc lá hoặc ít tiếp xúc với khói thuốc. Đồng thời, việc điều trị sớm và sử dụng các loại thuốc phù hợp có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn.
Có thể thấy, dù biểu hiện của hen và COPD có đôi nét giống nhau nhưng cách điều trị và tiên lượng của hai bệnh lý này lại rất khác. Vì vậy, hiểu rõ và phân biệt được chúng có thể giúp bệnh nhân cũng như người nhà có cách tiếp cận điều trị đúng đắn và phù hợp.