Trạng thái cáu gắt khi đói bụng là một chứng rối loạn tâm lý có thể khiến bạn dẫn đến những cách hành xử bất thường nếu không biết cách kiểm soát.
Bạn đang đọc: Làm sao để tránh cáu gắt khi đói bụng?
Bạn có bao giờ để ý rằng mỗi khi bụng bạn sôi lên vì đói thì bạn có xu hướng cáu gắt không? Đặc biệt bạn sẽ dễ nổi giận một cách vô cớ với những người xung quanh, ngay cả những người mà bạn vẫn luôn yêu thương không? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách giải quyết tình trạng này!
Nội Dung
Nguyên nhân của chứng cáu gắt khi đói
Theo các chuyên gia, những cơn giận dữ bất thường và vô lý như thế này chính là do chứng cáu gắt khi đói bụng. Đây là một trạng thái tâm lý có thật đã được các nhà khoa học kiểm chứng nguyên nhân từ các yếu tố sau:
1. Đường huyết giảm: Thạc sĩ Deena Adimoolam tại trường Y tế Icahn cho biết khi bạn đói bụng, lượng đường huyết sẽ giảm xuống. Đường huyết giảm sẽ dẫn đến việc nội tiết tố cortisol và adrenaline sẽ được giải phóng nhằm tăng lượng đường huyết về lại mức thông thường. Tuy nhiên, tác dụng phụ của việc giải phóng các nội tiết tố này chính là việc trở nên cáu gắt. Cũng chính vì lý do này mà bạn rất dễ bực bội cũng như khó chịu nếu như bạn bỏ bữa sáng.
Các nhà nghiên cứu đã khảo sát về vấn đề cáu gắt khi đói bụng ở các cặp đôi đã cưới ở Đại học Ohio. Kết quả cho thấy rằng lượng đường huyết ở trong cơ thể của một người càng thấp thì tỷ lệ người đó trở nên nóng nảy cũng như cáu gắt với bạn đời của mình càng tăng cao.
2. Ảnh hưởng của nội tiết tố: Thạc sĩ Adimoolam còn cho biết thêm có một loại nội tiết tố khác cũng đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn đến tâm trạng cáu gắt khi đói đó chính là Neuropeptide Y (NPY). Nội tiết tố này có chức năng mang lại cảm giác đói bụng để thông báo rằng cơ thể bạn đang cần thêm thức ăn để hoạt động. Vì thế mà nội tiết tố NPY cũng góp phần dẫn đến cáu gắt.
Sự cáu gắt vì đói bụng chính xác sẽ xảy ra lúc nào?
Thạc sĩ Adimoolam cho biết việc này phụ thuộc chủ yếu vào từng cá nhân. Tuy nhiên có một điểm chung ở tất cả mọi người chính là độ giận dữ, khó chịu của bạn có liên quan đến lượng đường huyết. Đường huyết càng thấp bạn sẽ càng cáu gắt. Đây là cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể để hối thúc bạn tìm kiếm thức ăn càng sớm càng tốt.
Thạc sĩ Adimoolam còn bật mí một vấn đề thường gặp khác khi bạn trở nên cáu gắt do đói bụng đó là bạn thường có xu hướng thèm ăn những món ăn vặt như bánh quy, bánh ngọt, chocolate hoặc kẹo. Tuy rằng những món ăn vặt này có hàm lượng đường rất cao và có thể dễ dàng tăng đường huyết trong cơ thể bạn lên mức bình thường một cách nhanh chóng, song đây vẫn chỉ là một biện pháp tạm thời và bạn chắc chắn sẽ trở nên cáu gắt lại rất nhanh.
Làm sao để ngăn chặn chứng cáu gắt khi đói?
Vậy nếu bạn đang trong khoảng thời gian bận rộn và không thể ăn một bữa ăn hoàn chỉnh ngay lập tức thì phải làm thế nào?
1. Ăn bữa sáng chất lượng: Việc lựa chọn một thực đơn cho bữa sáng một cách khoa học có thể giúp bạn khởi đầu một ngày mới với tâm trạng phấn khởi hơn hẳn. Bạn có thể cung cấp cho cơ thể bạn một bữa sáng giàu chất dinh dưỡng. Hãy kết hợp carb tốt, chất béo lành mạnh cũng như protein không mỡ có thể giúp bạn kéo dài trạng thái no đến tận bữa trưa. Sau đây là một số gợi ý cho một bữa sáng chất lượng:
2. Ăn vặt lành mạnh: Các chuyên gia và bác sĩ khuyên rằng để khắc phục tình trạng này, bạn nên chuẩn bị sẵn những món ăn vặt lành mạnh chẳng hạn như rau củ, trái cây hoặc sữa chua. Những món ăn nhẹ này có thể giúp kiềm chế cơn cáu gắt cho đến bữa ăn tiếp theo, từ đó bạn có thể làm việc hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Tuy nhiên, đây chỉ là cách giúp bạn cầm chân sự cáu gắt mỗi khi đói bụng. Để có thể loại bỏ hoàn toàn trạng thái tâm lý khó chịu, các bác sĩ khuyến khích bạn nên ăn đầy đủ 3 bữa mỗi ngày. Thói quen này sẽ giữ cho cơ thể được no lâu và ngăn chặn cơn đói cùng cảm giác bực dọc đi kèm.
3. Nghỉ ngơi khi bạn stress: Nếu cảm thấy quá căng thẳng, hãy tạm dừng những công việc bạn đang làm lại và bổ sung thức ăn cho cơ thể. Nếu bạn đang trong thời gian làm việc, bạn nên tránh làm những việc căng thẳng hoặc cần phải suy nghĩ nhiều cho đến khi bạn đã được ăn uống đầy đủ. Một khi cơ thể đã no thì đầu óc bạn sẽ thoải mái hơn rất nhiều.
Tìm hiểu thêm: Cường lách
>>>>>Xem thêm: Sữa lạc đà: Bổ dưỡng và tốt hơn sữa bò thông thường
4. Vận động cơ thể thường xuyên: Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ và mệt mỏi, có rất nhiều bài tập đơn giản bạn có thể làm để thổi bay cơn buồn ngủ, chẳng hạn như đi bộ. Bên cạnh đó, tập luyện một tí vào giờ ăn trưa cũng giúp bạn tỉnh táo hơn và còn xua tan mệt mỏi.
Kết quả của một nghiên cứu trên tạp chí Journal of Personality and Social Psychology đã cho thấy việc đi bộ nhanh trong vòng 10 phút có thể giúp cơ thể tỉnh táo trong vòng ít nhất 2 tiếng. Hãy ra ngoài và hít thở không khí tự nhiên, cơ thể bạn sẽ dồi dào năng lượng hơn hẳn đấy.
5. Thử nhai kẹo cao su: Một nghiên cứu vào năm 2016 đã cho thấy việc nhai kẹo cao su giúp bạn có thể dễ tập trung hơn. Bên cạnh đó, việc nhai kẹo cao su còn giúp tăng lưu lượng máu, từ đó giúp bạn tỉnh táo hơn.
Hãy luôn chuẩn bị sẵn kẹo cao su, các loại thức ăn vặt lành mạnh và một đôi giày thật thoải mái để đi dạo bộ, bạn hoàn toàn có thể xua tan cảm giác cáu gắt mỗi khi đói bụng!