Bạn đang đọc: Làm sao phát hiện con bị rối loạn tâm lý tuổi dậy thì?
Con yêu đang bước vào giai đoạn dậy thì nên có rất nhiều thay đổi về tâm sinh lý. Việc bạn thấu hiểu tâm lý tuổi dậy thì sẽ giúp con tránh được những rối loạn thường xảy ra ở độ tuổi này. Nhờ đó bạn sẽ trở thành bạn tốt của con, cùng con vượt qua giai đoạn khó khăn song cũng có nhiều thú vị.
Việc con cái bước vào giai đoạn dậy thì không bao giờ là khoảng thời gian dễ dàng đối với bố mẹ. Những áp lực và vấn đề mà con bạn phải đối mặt ở tuổi dậy thì có vẻ là quá sức với trẻ. Con có thể gặp những biến đổi hỗn loạn về mặt thể chất, cảm xúc, nội tiết tố thay đổi khiến trẻ có ham muốn tình dục, có những nhận thức mới về mặt xã hội và trí tuệ. Đối với nhiều thiếu niên, những áp lực này có thể dẫn đến hàng loạt rối loạn về sức khỏe tinh thần, một số còn có thể đe dọa tính mạng.
Nội Dung
Lời khuyên quan trọng cho bố mẹ có con ở tuổi dậy thì
Điều tốt nhất bố mẹ có thể làm cho trẻ đang ở giai đoạn “ẩm ương” chính là lắng nghe con một cách chân thành, cởi mở.
1. Hãy giao tiếp với con thường xuyên, cởi mở và chân thành
Bạn cần để con cảm thấy rằng trẻ luôn có thể trò chuyện với bố mẹ về bất cứ vấn đề gì. Hãy chia sẻ với con về những kinh nghiệm của bản thân cùng những lo lắng mà bạn đã trải qua ở tuổi dậy thì để con biết rằng mình không đơn độc và cũng không có gì phải lo lắng.
2. Tìm hiểu về hành vi rối loạn tinh thần ở trẻ tuổi dậy thì
Bạn nên trang bị cho mình thông tin về những rối loạn tâm lý tuổi dậy thì phổ biến nhất. Hãy nói chuyện với bác sĩ, các chuyên viên y tế, tâm lý hoặc giáo viên của con để có được những thông tin hữu ích. Sau đó, bạn trao đổi chi tiết với con, giải thích cặn kẽ những gì trẻ đang trải qua và động viên con.
3. Chú ý đến hành vi của con
Tuổi dậy thì là khoảng thời gian chuyển biến và thay đổi lớn ở trẻ vị thành niên. Tuy nhiên, nếu những thay đổi trong hành vi của trẻ có vẻ nghiêm trọng, mạnh mẽ và đột ngột thì đó có thể là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe tinh thần.
Những dấu hiệu ở con mà bạn cần cảnh giác
Trẻ thường ngủ quá nhiều hơn mức thông thường ở tuổi thiếu niên. Bạn cần chú ý quan sát vì điều này có thể cho biết con bị trầm cảm hoặc đang lạm dụng chất gây nghiện, khó ngủ, mất ngủ và những loại rối loạn giấc ngủ khác. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần lưu tâm nếu con bỏ hoặc mất đi những thú tiêu khiển ưa thích, thành tích học tập của trẻ bất ngờ tụt dốc. Bên cạnh đó, tình trạng sụt cân và chán ăn có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn ăn uống ở tuổi này. Nghiêm trọng hơn, khi bạn phát hiện tính cách của trẻ thay đổi, ví dụ như tức giận quá mức, đó có thể là do vấn đề tâm lý, trẻ bị dụ dỗ sử dụng chất gây nghiện hoặc những rối loạn về vấn đề tình dục.
Các vấn đề tâm lý tuổi dậy thì
Khi bước vào tuổi dậy thì, con bạn có thể gặp những thay đổi lớn về tâm sinh lí. Tuy nhiên, bạn cần lưu tâm đến các vấn đề được đề cập nếu thấy trẻ có bất kì dấu hiệu nào sau đây:
1. Trầm cảm
Trong khi tất cả chúng ta cho rằng đó chỉ là tình trạng buồn rầu thì trầm cảm lâm sàng là tình trạng nghiêm trọng và cần được chữa trị ngay lập tức. Bạn cần cẩn thận khi bé có các triệu chứng sau nhé!
- Thay đổi thói quen ngủ
- Bất ngờ khóc lóc hoặc ủ rũ quá mức
- Thói quen ăn uống dẫn đến giảm cân hoặc tăng cân thấy rõ
- Có biểu hiện tuyệt vọng và vô dụng
- Hoang tưởng và kín đáo quá mức
- Tự gây tổn thương cơ thể
- Tự cách ly quá mức
- Bỏ rơi bạn bè và các nhóm xã hội.
2. Chứng rối loạn ăn uống
Con bạn có thể bị ám ảnh về hình ảnh cơ thể dẫn đến sụt cân bất ngờ khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ví dụ như trẻ biếng ăn, tránh ăn uống và thay đổi thói quen ăn uống đột ngột hoặc một số trẻ khác lại ăn vô độ. Bạn cũng nên luu ý nếu con sụt cân nghiêm trọng trong khi thói quen ăn uống vẫn bình thường và nên đưa con đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
3. Lạm dụng thuốc và các chất gây nghiện
Ngoài việc bị áp lực, những vấn đề về sức khỏe tinh thần cũng khiến trẻ vị thành niên không chỉ thử hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng ma túy, chất kích thích như một “liều thuốc cho bản thân”.
Ngoài việc chú ý đến những dấu hiệu về hành vi và thể chất của con nếu con lạm dụng rượu bia và ma túy, bạn cũng nên:
- Cảnh giác với việc lạm dụng thuốc kê toa: theo chuyên gia, việc thanh thiếu niên lạm dụng thuốc kê toa chỉ đứng thứ 2 sau cần sa và rượu bia. Loại thuốc được sử dụng nhiều nhất là Vicodin và Xanax
- Các loại thuốc không kê toa cũng có thể bị trẻ tuổi dậy thì lạm dụng: các thanh thiếu niên cũng thường xuyên lạm dụng thuốc ho không kê toa và cả thuốc cảm.
Đối với những mối lo ngại về sức khỏe tinh thần của con, bạn nên bắt đầu giải quyết bằng cách trò chuyện chân thành, cởi mở để giúp trẻ biết chia sẻ, bồi dưỡng thói quen tốt, giúp tinh thần được khỏe mạnh.
Hãy trao đổi với bác sĩ về những điều bạn lo ngại. Vì rất nhiều vấn đề về tâm lí tuổi dậy thì biểu hiện qua sự thay đổi cơ thể như sụt cân đột ngột. Bác sĩ có thể yêu cầu giám định y khoa kết hợp với việc gặp chuyên gia tư vấn tâm lý để trẻ được chữa trị nếu cần thiết.
>>>>>Xem thêm: Cảnh báo 9 dấu hiệu ung thư gan giai đoạn đầu