Hai phương pháp điều trị sỏi bàng quang phổ biến là dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Ngoài ra, bên cạnh điều trị y tế, bệnh nhân cũng cần thay đổi lối sống, tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để giảm nguy cơ biến chứng và tái phát bệnh về sau.
Bạn đang đọc: Làm thế nào điều trị sỏi bàng quang hiệu quả?
Những ai từng bị sỏi bàng quang mới hiểu được những cơn đau quặn vùng bụng dưới cùng chứng tiểu rắt, tiểu ngắt quãng,… khó chịu đến nhường nào, đặc biệt khi sỏi có kích thước lớn sẽ ảnh hưởng xấu đến chức năng bàng quang khiến nước tiểu bị ứ đọng tại thận, niệu quản. Nếu không được phát hiện sớm và xử lý sỏi kịp thời, người bệnh có thể gặp các biến chứng như viêm bàng quang, viêm thận, suy thận, thậm chí là ung thư bàng quang.
Vậy đâu là phương pháp điều trị sỏi bàng quang hiệu quả? Những phương pháp này cụ thể là như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung
Điều trị sỏi bàng quang bằng thuốc
Bị sỏi bàng quang uống thuốc gì?
Dựa vào kích thước sỏi, độ tuổi, sức khỏe tổng thể và mức độ khó chịu mà triệu chứng gây ra, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân mắc sỏi bàng quang uống thuốc gì. Một số nhóm thuốc điều trị sỏi bàng quang bao gồm:
- Thuốc giảm đau, chống viêm giúp xoa dịu cơn đau quặn đường tiết niệu và những khó chịu do sỏi gây ra.
- Thuốc giãn cơ trơn tiết niệu để giãn rộng đường kính cổ bàng quang và niệu đạo giúp viên sỏi di chuyển dễ dàng hơn.
- Thuốc kiềm hóa nước tiểu giúp điều chỉnh pH nước tiểu, có thể hiệu quả trong việc làm tan sỏi axit uric.
- Thuốc giảm nồng độ các khoáng chất như thuốc giảm axit uric khi bị sỏi axit uric để tránh tích tụ khoáng chất và khiến viên sỏi to thêm.
- Thuốc lợi tiểu giúp tăng lưu lượng nước tiểu.
- Thuốc kháng sinh dự phòng viêm đường tiết niệu.
Trong trường hợp sỏi bàng quang có kích thước không đáng kể, bác sĩ có thể chỉ theo dõi và dặn người bệnh uống thật nhiều nước để cố gắng loại thải sỏi ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu. Nguyên nhân là do việc sử dụng thuốc chữa sỏi bàng quang lâu ngày có nguy cơ gặp phải một số tác dụng không mong muốn như kích ứng tiêu hóa, hoa mắt, chóng mặt,…
Các phương pháp can thiệp điều trị sỏi bàng quang
Tìm hiểu thêm: Vì sao vùng kín bị thâm đen ở tuổi dậy thì? Cách vệ sinh tránh thâm “cô bé”
>>>>>Xem thêm: 10 nguyên nhân gây men gan cao mà bạn không ngờ tới
Phương pháp can thiệp điều sỏi bàng quang được áp dụng khi bệnh nhân điều trị bằng thuốc không hiệu quả hoặc sỏi có kích thước lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây biến chứng. Hiện nay, có nhiều phương pháp can thiệp nhưng chủ yếu là tán sỏi hoặc phẫu thuật lấy sỏi. Bạn có thể tham khảo một số cách chữa sỏi bàng quang phổ biến dưới đây.
Tán sỏi
Bệnh nhân sẽ được gây tê trước khi các bác sĩ tiến hành nội soi niệu đạo (lỗ ở đầu dương vật, hoặc lỗ tiểu phía trên âm đạo). Bằng cách này, bác sĩ có thể nhìn thấy những viên sỏi thông qua máy quay gắn trên ống nội soi và phá vỡ chúng bằng cách sử dụng máy bắn tia laser hoặc sóng xung kích có tần số lớn. Sau khi sỏi bị tán thành những vụn nhỏ sẽ được loại bỏ theo đường tiểu hoặc hút ra ngoài.
Phương pháp tán sỏi này có nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Áp dụng kể cả khi sỏi kích thước lớn và rắn với điều kiện niệu đạo và cổ bàng quang không quá hẹp
- Không để lại sẹo
- Thời gian thực hiện ngắn, không cần nằm viện
- Vết thương hồi phục nhanh
Ngoài ra, các biến chứng của thủ thuật này là rất hiếm, nhưng đôi khi vẫn có thể gây nhiễm trùng. Bác sĩ sẽ cân nhắc cho bạn dùng thuốc kháng sinh trước khi làm thủ thuật để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Phẫu thuật điều trị sỏi bàng quang (mổ hở)
Nếu sỏi quá lớn, xuất hiện tình trạng nhiễm trùng đường tiểu, không thể áp dụng phương pháp tán sỏi, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện phẫu thuật để loại bỏ chúng. Bác sĩ sẽ rạch các đường ở bụng để lấy sỏi ra ngoài. Kỹ thuật này không chỉ giúp loại bỏ sỏi mà còn giải quyết được nguyên nhân gây ra sỏi như túi thừa bàng quang, hẹp niệu đạo, u xơ tuyến tiền liệt.
Mổ bàng quang lấy sỏi là phương pháp điều trị sỏi bàng quang kinh điển, được áp dụng nhiều và đạt mức độ an toàn cao. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhiều nhược điểm như vết mổ dài, mức độ xâm lấn mô và cơ xung quanh cao nên người bệnh phải chịu nhiều đau đớn sau mổ dẫn đến thời gian nằm viện kéo dài cũng như thời gian hồi phục tương đối lâu. Hơn nữa, nguy cơ nhiễm trùng từ vết mổ cao hơn phương pháp tán sỏi.
Cách chữa sỏi bàng quang nào là tốt nhất?
Để trả lời chính xác cách chữa sỏi bàng quang nào là tốt nhất thì người bệnh cần quan tâm tới các vấn đề như:
Phương pháp điều trị sỏi bàng quang nào cũng có những ưu điểm và nhược điểm, việc lựa chọn phương pháp điều trị cần cân nhắc nhiều yếu tố, ngoài yếu tố về mặt chuyên môn, người bệnh cần quan tâm tới yếu tố kinh tế của bản thân. Do đó, phương pháp tốt nhất là phương pháp được chỉ định phù hợp nhất đối với tình trạng của mỗi người bệnh.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về các phương pháp điều trị sỏi bàng quang. Ngoài ra, người bệnh cũng nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định lựa chọn phương pháp điều trị nào để sớm cải thiện các triệu chứng và hạn chế ảnh hưởng của bệnh đến chất lượng cuộc sống.