Lạnh tay chân

Lạnh tay chân

Lạnh tay chân

Thông thường tay chân chúng ta có thể lạnh hơn khi ở môi trường lạnh, nhằm điều nhiệt cho cơn thể. Nhưng hiện tượng lạnh tay chân nhưng người ấm liệu có thể là biểu hiện của bệnh lý gì? Hãy cùng Kenshin.vn tìm hiểu ngay qua bài viết sau đây nhé!

Bạn đang đọc: Lạnh tay chân

Tìm hiểu chung

Lạnh tay chân là bệnh gì?

Dù không ở trong môi trường lạnh, chúng ta vẫn có khả năng bị lạnh tay chân. Thông thường, lạnh tay chân là một phần của phản ứng tự nhiên khi cơ thể điều chỉnh nhiệt độ để thích nghi với điều kiện và không có gì đáng ngại. Tuy nhiên, nếu bạn bị lạnh tay chân liên tục, đặc biệt là sắc da bị thay đổi, thì đó có thể là một dấu hiệu bệnh lạnh tay chân. Nếu tay bị lạnh thì có nghĩa là bạn có vấn đề về các dây thần kinh hoặc lưu thông máu hoặc tổn thương mô ở bàn tay và các ngón tay. Nếu bạn đang ở bên ngoài trong thời tiết lạnh khắc nghiệt và bị lạnh tay chân thì nên lưu ý những dấu hiệu bỏng lạnh.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lạnh tay chân là gì?

Lạnh tay chân

Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng phổ biến này, bao gồm:

  • Bỏng lạnh và tê cóng da. Bộ phận cơ thể bị tê buốt và có màu trắng, cứng hoặc sáp, chúng có thể có màu trắng-tím hoặc trắng-vàng. Phần da bị tê cóng có màu trắng nhưng không cứng và chỉ chiếm một phần rất nhỏ, phần bị bỏng lạnh thì sẽ không có cảm giác. Trong quá trình bị tê cứng, bạn có thể cảm thấy ngứa râm ran hoặc cảm thấy tê cứng như một khúc gỗ. Khi bộ phận bị tê buốt đã dịu đi, bạn có thể không thấy đau hoặc nhức. Tuy nhiên, khi bạn làm ấm nhanh bộ phận bị tê buốt đó trong nước ấm theo phương pháp khuyến cáo thì có thể sẽ thấy đau. Trong vài ngày tới, chỗ bị bỏng lạnh thường sẽ đau và sưng lên. Các vết phồng rộp có thể xuất hiện và các bộ phận bị ảnh hưởng nhiều sẽ chuyển sang màu đen;
  • Chấn thương do bị ngâm lạnh. Khu vực bị tổn thương do ngâm lâu trong nước lạnh ban đầu sẽ có màu đỏ và sau đó chuyển sang màu tím tái và sưng lên. Bạn có thể cảm thấy tê, ngứa ran hoặc đau đớn. Vài ngày sau đó, phần tổn thương sẽ đỏ lên, ngứa, sưng và có thể có mụn nước, da phân hủy hoặc thậm chí sẽ bị nhão nhoét, hóa lỏng;
  • Cước da. Cước da là các vết phát ban trên cẳng chân, bàn chân, ngón chân, bàn tay hoặc tai có màu đỏ hoặc màu xanh và có thể hình thành các vùng đóng vảy hoặc vón cục. Các bộ phận bị ảnh hưởng theo cách này hiếm khi có hiện tượng chảy máu, phồng rộp hoặc bị rách da. Cước da thường gây ngứa và rát.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Lạnh tay chân

Nguyên nhân nào gây ra bệnh lạnh tay chân?

Con người là loài động vật máu ấm nên khi tiếp xúc với khí lạnh, cơ thể sẽ cố gắng để giữ ấm. Nếu cơ thể bị hạ nhiệt, lưu thông máu ở tay, chân, tai, mũi sẽ giảm để các bộ phận còn lại của cơ thể có thể giữ ấm. Khi nhiệt độ ở dưới mức đóng băng, hiện tượng đóng băng có thể xuất hiện ở những bộ phận có máu lưu thông ít.

Các nguyên nhân gây ra bệnh lạnh tay chân bao gồm:

  • Chấn thương đông lạnh xảy ra do da bị lạnh. Lúc này, các dây thần kinh và mạch máu sẽ bị tổn thương sau khi tiếp xúc với điều kiện ẩm ướt, lạnh trong hoặc trên nhiệt độ đóng băng;
  • Cước da xảy ra do tiếp xúc với môi trường lạnh trong một thời gian dài mà không bị đóng băng hoặc do các điều kiện rất ẩm ướt khác;
  • Hiện tượng Raynaud là sự thu hẹp bất thường của các mạch máu. Chúng co lại khi các ngón tay hoặc ngón chân bị lạnh;
  • Cryoglobulins là các protein, thường được hòa tan trong máu, trở thành chất rắn trong điều kiện lạnh. Cryoglobulinemia là điều kiện liên quan đến cryoglobulins trong máu, theo đó, việc tiếp xúc với môi trường lạnh khiến da ở ngón tay hoặc ngón chân đổi sang màu xanh;
  • Trên da xuất hiện các vết sẩn đỏ sau khi bạn ở trong điều kiện quá lạnh, hiện tượng đó gọi là nổi mề đay lạnh.

Các nguyên nhân khác dẫn đến lạnh tay chân bao gồm:

  • Bệnh tiểu đường;
  • Bỏng lạnh;
  • Ban Lupus;
  • Xơ cứng bì.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh lạnh tay chân?

Người vô gia cư, làm việc ngoài trời, đam mê các môn thể thao mùa đông và leo núi là những những người có nguy cơ mắc phải bệnh lạnh tay chân cao nhất. Nhiều hoạt động mới lạ có thể khiến cho tê cóng chân tay bao gồm môn dù lượn ở trên cao và trượt tuyết bằng diều. Đồng thời, sử dụng rượu ở vùng khí hậu lạnh cũng là một tác nhân gây ra chứng bệnh này.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh lạnh tay chân?

Các yếu tố có nguy cơ khiến bạn bị lạnh tay chân là:

  • Sống trong điều kiện có gió lạnh;
  • Mặc quần áo bó sát;
  • Tay, chân ướt;
  • Hút thuốc (giảm lưu thông máu đến tay và bàn chân).

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh lạnh tay chân?

Bỏng lạnh có thể nhận biết bằng mắt mà không cần xét nghiệm. Không có phương pháp xét nghiệm cụ thể nào cho các tình trạng khác do lạnh gây ra, ngoại trừ xét nghiệm máu để kiểm tra chất cryoglobulins. Với trường hợp bị bỏng lạnh, bạn cần phải được kiểm tra để xem có thương tích hoặc tình trạng nào khác không.

Nếu có những tình trạng khác như hạ thân nhiệt (dưới nhiệt độ cơ thể bình thường) hoặc gãy xương thì bạn cần phải được kiểm tra để xem còn thương tích nào khác không.

Nếu bạn bị bỏng lạnh nghiêm trọng thì cần phải chụp xương. Quy trình này không gây đau và giúp các bác sĩ phát hiện được phần nào trên tay và chân vẫn còn lưu thông máu.

Các xét nghiệm khác để chẩn đoán bỏng lạnh bao gồm xét nghiệm máu, đặc biệt là xét nghiệm có hiện tượng đông máu hay không và chụp X-quang.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh lạnh tay chân?

Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc: Không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không?

Lạnh tay chân

Nếu khi bạn đi đến phòng cấp cứu và vẫn còn có bất kì khu vực nào bị bỏng lạnh hoặc tê cứng màu trắng thì bác sĩ sẽ bắt đầu làm ấm nhanh chóng ở trong nước có nhiệt độ hơi cao hơn nhiệt độ cơ thể. Các khu vực bị tê cứng được rã đông cho đến khi chúng chuyển sang màu hồng, lúc đó nghĩa là máu đã lưu thông trở lại.

Nếu các bộ phận được làm ấm đã hơi đỏ trở lại, bác sĩ sẽ cho phép bạn về nhà, đồng thời hướng dẫn làm thế nào để bảo vệ các khu vực bị thương. Nếu bạn chỉ bị phồng rộp ở đầu ngón tay và ngón chân kèm với một chút sưng và đau thì bác sĩ cũng sẽ cho phép bạn về nhà sau khi đã hướng dẫn về y tế. Nếu bạn có vết phồng rộp màu đen, không sưng hoặc máu không lưu thông ở khu vực được làm ấm thì bạn sẽ phải nhập viện.

Trong cả hai trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu dùng thuốc aspirin hoặc ibuprofen (Advil®), hai thuốc này có thể bảo vệ bạn khỏi các tổn thương do các chất được giải phóng từ những tế bào bị hỏng gây ra. Bạn cũng có thể được sử dụng các loại thuốc khác để giúp lưu thông máu và đảm bảo dinh dưỡng tốt hơn.

Nếu bạn phải nhập viện, các bộ phận bị thương sẽ được băng bó và nâng lên cao. Cứ hai lần một ngày, các y tá sẽ tháo băng cho bạn và ngâm bộ phận bị thương trong nước ấm để diệt khuẩn và các tế bào chết bám trên bề mặt của da. Nếu bạn bị bỏng lạnh nghiêm trọng thì cần phải loại bỏ các tế bào chết do thương tổn.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh lạnh tay chân?

Lạnh tay chân

>>>>>Xem thêm: Tăng sản nội mạc tử cung

Những biện pháp khắc phục có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc phải tình trạng bị lạnh tay chân, bao gồm:

  • Giữ chỗ ở sạch sẽ và khô ráo;
  • Chuyển lên khu vực cao ráo hơn;
  • Tránh bị tê cứng đóng băng;
  • Bảo vệ phần cơ thể từ các áp lực hoặc chà xát;
  • Không nên chạm vào bên cạnh hoặc phần cuối của bồn rửa hoặc bồn tắm.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *