Đối với những người phải đối mặt với tình trạng da khô quanh năm, việc tìm kiếm các sản phẩm dưỡng ẩm đôi khi là chuyện “nói dễ hơn làm”. Đây chính là lúc mà lanolin – thành phần “cứu tinh” cho làn da bạn giúp làm dịu và ngăn ngừa khô da nứt nẻ mà bạn có thể tham khảo!
Bạn đang đọc: Lanolin là gì? Khám phá TOP 4 ứng dụng của Lanolin trong làm đẹp
Nội Dung
Lanolin là gì?
Dầu lanolin là loại dầu được tiết ra từ da cừu. Lanolin là một este dạng sáp chuỗi dài chứa cholesterol, nhưng có thành phần khác với bã nhờn của con người ở điểm là thành phần này không chứa các chất béo trung tính.
Tác dụng của nó là giúp điều hòa và bảo vệ lông cừu. Nhờ đặc tính này mà dầu lanolin ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các loại mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da và tóc. Dầu lanolin được tạo ra bằng cách đưa lông cừu qua máy ly tâm để tách dầu ra khỏi các chất hóa học và mảnh vụn khác.
Quy trình này được thực hiện sau khi cừu được xén lông nên việc chiết xuất lanolin sẽ không gây hại cho cừu. Một số sản phẩm “chủ lực” chứa chiết xuất dầu lanolin trong mỹ phẩm như: son dưỡng môi, kem dưỡng da, lotion,… được nhiều người yêu thích nhờ đặc tính dưỡng ẩm cho da.
Lợi ích đối với làn da
Được biết đến như chất làm mềm, dầu lanolin giúp làm dịu làn da khô và cải thiện tình trạng mất nước. Bằng cách hình thành 1 lớp dầu trên cùng của da để giữ nước trong da, petrolatum, lanolin, dầu khoáng và dimethicone là những chất làm mềm da phổ biến. Một nghiên cứu 2017 đã chỉ ra rằng lanolin có thể giúp làm giảm lượng mất nước qua da từ 20%-30%. Nói 1 cách khác, lanolin có khả năng dưỡng ẩm và làm mềm da cực kỳ cao, từ đó giúp cải thiện làn da khô ráp hoặc bong tróc da. Ngoài ra, lanolin còn được sử dụng để điều trị các tình trạng kích ứng da nhẹ (như phát ban tã, bỏng da do xạ trị)
4 ưng dụng dầu lanolin trong ngành làm đẹp
Lanolin đóng vai trò như chất làm mềm và giữ ẩm, có nghĩa là nó có khả năng làm chậm quá trình mất nước trên da. Ngoài ra, lanolin có thể tạo thành rào cản không gây bí tắc cho da, và điều này đồng nghĩa với việc sẽ không khiến cho làn da có cảm giác nặng hay bết dính khi thoa lên. Một số các ứng dụng của lanolin trong ngành làm đẹp có thể kể đến như:
1. Cải thiện nếp nhăn
Nhiều sản phẩm được quảng cáo có tác dụng “chống lão hóa” vì thành phần của chúng có chứa dầu lanolin hoặc rượu lanolin. Điều này có thể khiến người mua tin rằng dầu lanolin có khả năng chống lại nếp nhăn và vết chân chim. Tuy có rất ít bằng chứng khoa học cho thấy trường hợp này xảy ra, nhưng lanolin có thể giữ trọng lượng gấp đôi trọng lượng của nó trong nước. Nhờ vậy, giúp duy trì cho làn da thêm căng mọng và giảm sự xuất hiện của các đường nhăn, nếp nhăn.
2. Ngăn ngừa khô tóc
Với đặc tính như chất làm mềm và giữ ẩm, dầu lanolin được xem là một loại “vũ khí” mạnh mẽ giúp chống lại tình trạng tóc khô xơ khi được thoa lên vùng tóc ướt. Tuy nhiên nếu bạn thoa lên mái tóc đang khô thì sẽ không hiệu quả vì không có độ ẩm trên tóc để giữ ẩm tốt.
3. Chăm sóc làn da môi nứt nẻ, khô ráp
Tương tự như việc điều trị tình trạng da khô và tóc khô xơ, dầu lanolin cũng mang lại hiệu quả trong việc dưỡng ẩm cho môi. Một nghiên cứu 2016 cho thấy rằng lanolin giúp cải thiện môi khô ráp ở những người gặp tác dụng phụ của hóa trị. Thay vì các thành phần khác chỉ cung cấp độ ẩm cho lớp trên cùng của môi, lanolin có thể xuyên qua hàng rào bảo vệ môi để từ đó giúp cấp ẩm cho môi hiệu quả hơn.
Tìm hiểu thêm: Chảy máu cam thường xuyên: Dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm
Thành phần này vốn được xem khá lành tính khi có thể sử dụng cho cả trẻ sơ sinh bị nứt nẻ môi. Tuy nhiên trước tiên bạn nên kiểm tra với bác sĩ nhi khoa để đảm bảo an toàn cho trẻ sử dụng. Ngoài ra, thành phần này cũng có trong nhiều loại mặt nạ dưỡng môi qua đêm – mang lại cho bạn đôi môi căng mọng, ngậm nước trong khi ngủ.
4. Làm dịu vùng núm vú bị nứt nẻ
Thành phần này được khuyên dùng để phục hồi độ ẩm và làm dịu tình trạng núm vú bị nứt nẻ ở những bà mẹ đang cho con bú. Tuy nhiên bạn cần hết sức lưu ý và chỉ nên sử dụng dầu lanolin 100% nguyên chất và tinh chế. Tránh dùng dầu lanolin chưa qua tinh chế vì có thể gây ra phản ứng dị ứng khi trẻ vô tình nuốt phải.
Cách sử dụng lanolin trong chăm sóc da
Lanolin có thể được tìm thấy trong nhiều công thức và sản phẩm chăm sóc da khác nhau. Do đó, cách sử dụng lanolin tùy thuộc vào sản phẩm mà thành phần có trong đó. Bạn cần đọc kỹ chỉ dẫn của sản phẩm để biết cách sử dụng và nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào khác, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết. Bạn có thể thoa sản phẩm lên các vùng da bị ảnh hưởng theo chỉ dẫn trên nhãn hoặc theo lời khuyên từ bác sĩ. Tần suất thoa thành phần này cũng sẽ phụ thuộc vào sản phẩm và tình trạng da của bạn.
Để điều trị khô tay, bạn nên thoa lanolin mỗi khi rửa tay và có thể thoa suốt cả ngày. Bên cạnh đó, nếu bạn đang sử dụng lanolin để hỗ trợ điều trị hăm tã, hãy làm sạch vùng quấn tã trước khi sử dụng, sau đó để vùng da thật khô ráo trước khi thoa sản phẩm lên. Lưu ý, mẹ chỉ nên thoa mỏng, chờ khô sau đó mới mặc tã vào cho bé.
>>> Bạn có thể quan tâm: Essence là gì? Công dụng của Essence đối với làn da ít ai ngờ đến
Tác dụng phụ và biện pháp phòng ngừa
Dầu lanolin sẽ đem lại 1 số hiệu quả nhất định đối với những ai không dị ứng với thành phần này. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể gặp 1 số trường hợp không mong muốn như:
- Dị ứng dầu lanolin. Lanolin là nguyên nhân gây ra dị ứng len, vì vậy những người bị dị ứng với len nên tránh thành phần này. Với 1 số người, lanolin có thể được xem là “chất gây mẫn cảm” cho da, có nghĩa là nó có thể dẫn đến phản ứng dị ứng khi tiếp xúc với da. Dị ứng với lanolin là rất hiếm và một nghiên cứu cho thấy rằng chỉ 1,7% trong số gần 25.000 người có dấu hiệu dị ứng. Bạn có thể gặp 1 số biểu hiện nếu bị dị ứng với lanolin như: sưng mắt, môi, miệng và cổ họng, phát ban, khó thở…
- Ngộ độc dầu lanolin. Tình trạng này vẫn có nguy cơ xảy ra đối với 1 số người không may ăn phải chất này. Cụ thể những người đang dùng son dưỡng chứa lanolin nên đặc biệt cẩn trọng không nuốt quá nhiều sản phẩm. Các triệu chứng ngộ độc lanolin có thể bao gồm: tiêu chảy, phát ban, sưng và đỏ da, nôn mửa…
Lưu ý khi sử dụng lanolin đối với từng vấn đề về da
>>>>>Xem thêm: Tất tần tật thông tin cần biết về bệnh viêm gan do rượu
Đối với những người có làn da nhờn thì nên thoa lanolin với 1 lượng ít hơn để tránh việc tiết dầu quá nhiều, gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Bên cạnh đó, những ai sở hữu làn da nhạy cảm nên thử nghiệm các phản ứng dị ứng trên 1 vùng da nhỏ. Điều này giúp ngăn ngừa các phản ứng dị ứng lan rộng nếu bạn không may gặp phải. Tránh thoa lên các vùng nhạy cảm như mắt, bên trong khoang miệng/mũi và vùng âm đạo/bẹn trừ khi có sự chỉ định từ bác sĩ. Bạn nên kiểm tra thông tin trên nhãn để biết hướng dẫn về các vùng da cần tránh khi thoa sản phẩm (chẳng hạn như da bị tổn thương, vết thương hở, da bị kích ứng, trầy xước, hoặc vùng da mới cạo,…).
Mặc dù lanolin có kết cấu nhẹ và là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai sở hữu làn da khô nứt nẻ, nhưng thành phần này khá dễ gây dị ứng và không được khuyến khích sử dụng cho làn da mụn.
>>> Bạn có thể quan tâm: Titanium dioxide: Sự thật về thành phần chống nắng có an toàn khi dùng cho da?
Nếu tình trạng của bạn trở nên nghiêm trọng hoặc bạn nghĩ rằng mình có thể đang mắc phải 1 số vấn đề khác, thì hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế từ các chuyên gia.